Mỹ không rút quân khỏi Syria tới khi đạt được mục tiêu
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho biết Washington sẽ không rút quân đội khỏi Syria cho tới khi các mục tiêu được hoàn thành.
Quân đội Mỹ
Mỹ hiện tại có hơn 2.000 binh sĩ ở Syria. Trong khi kế hoạch của Washington là rút quân về nước, bà Nikki Haley ngày 15.4 cho biết điều này chỉ diễn ra “khi các mục tiêu ở Syria được hoàn thành”.
Bà Haley nói rằng Mỹ muốn đảm bảo vũ khí hóa học không được sử dụng theo cách gây nguy hiểm tới các lợi ích của Washington, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bị đánh bại và các hoạt động của Iran được kiểm soát.
Khi được hỏi về các mối quan hệ Mỹ-Nga, bà Haley cho biết chúng “rất căng thẳng”, nhưng Washington vẫn hy vọng hàn gắn quan hệ với Moscow. Cùng thời điểm đó, phái đoàn Mỹ tại Liên Hợp Quốc đã từ chối bất cứ cuộc gặp song phương nào với chính phủ Syria.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ trước đó cho biết mục tiêu của họ tại Syria chỉ là đánh bại phiến quân IS. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nói rằng Washington sẽ “sớm” rút quân khỏi Syria, nhưng không đưa ra thời hạn cụ thể.
Thông báo mới nhất của bà Haley được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi liên quân Mỹ-Anh-Pháp tiến hành cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu ở Syria. Các tên lửa được phóng từ tàu chiến và chiến đấu cơ đã đánh trúng một trung tâm nghiên cứu khoa học ở ngoại ô thành phố Damascus. Đây là cơ sở mà liên quân cáo buộc tham gia vào hoạt động sản xuất vũ khí hóa học và sinh học.
Theo Danviet
Nga, Mỹ đối đầu nảy lửa về vấn đề Syria ở Liên Hợp Quốc
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 10/4 đã không thể thông qua nghị quyết về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria sau khi cả nghị quyết do Nga và Mỹ đề xuất đều bị phủ quyết.
Hội đồng Bảo an hoãn bỏ phiếu để chờ tham vấn sau khi không thể thông qua dự thảo nghị quyết về Syria. (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo New York Times, dự thảo nghị quyết do Mỹ ủng hộ nhằm thiết lập một cơ chế điều tra độc lập và phối hợp với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) để xác định thủ phạm gây ra các vụ tấn công hóa học tại Syria mà gần đây nhất là vụ tấn công ở thị trấn Douma khiến hàng chục người thiệt mạng. Dự thảo nghị quyết nhận được 12 phiếu thuận, 2 phiếu chống (Nga và Bolivia), và 1 phiếu trắng (Trung Quốc).
Nga phủ quyết dự thảo này với việc Đại sứ Nga Vassily Nebenzia nói rằng tại sao phải cần một cuộc điều tra khi đã xác định được thủ phạm sau các vụ tấn công hóa học ở Syria. Đây là lần thứ 12 Nga dùng quyền phủ quyết của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an để ngăn cản hành động chống lại Syria.
Trong khi đó, dự thảo nghị quyết của Nga cũng bị phủ quyết. Theo đó, dự thảo nghị quyết của Nga đề nghị cử các nhà điều tra thuộc Tổ chức cấm Vũ khí hóa học (OPCW) vào cuộc thu thập bằng chứng về vũ khí hóa học, nhưng không xác định người đứng sau vụ tấn công.
Tuy nhiên, dự thảo cũng bị phủ quyết vì chỉ nhận được 5 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 6 phiếu trắng. Dự thảo nghị quyết mà phía Nga đưa ra trước đó cũng chỉ nhận được 6 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 2 phiếu trắng.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói rằng, dự thảo nghị quyết của Nga vi phạm nguyên tắc công bằng và là công cụ để Nga lựa chọn nhà điều tra, tác động đến cuộc điều tra. Bà Haley cáo buộc Moscow đang tìm cách "bao che" cho Tổng thống Syria Bashar Assad.
Tranh cãi về dự thảo nghị quyết do Mỹ và Nga đề xuất buộc Hội đồng Bảo an phải hoãn bỏ phiếu để chờ tham vấn giữa các bên.
Cũng liên quan đến vấn đề Syria, trong phiên họp trước đó, đại sứ Nga và Mỹ cũng đó có những tranh luận gay gắt.
Đại sứ Nga Vassily Nebenzia cáo buộc vụ việc xảy ra tại Douma chỉ là "màn kịch". "Không có vụ tấn công bằng chất hóa học nào cả. Thông qua các kênh liên quan, chúng tôi đã báo với Mỹ rằng các lực lượng vũ trang đang lấy cớ lật đổ Syria, nơi quân đội Nga được triển khai theo yêu cầu của chính phủ hợp pháp của một quốc gia, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng", ông Nebenzia nói.
Về phần mình, Đại sứ Mỹ Haley nói: "Chúng ta đã ở thời điểm thế giới phải chứng kiến công lý được thực thi. Lịch sử sẽ ghi lại khoảnh khắc này khi Hội đồng Bảo an hoặc hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc chứng minh sự thất bại hoàn toàn trong việc bảo vệ người dân Syria. Dù thế nào, Mỹ cũng sẽ đáp trả".
Syria tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý sau vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma, Đông Ghouta khiến hàng chục người thiệt mạng. Mỹ và các nước phương Tây cáo buộc Nga và Syria phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này, đồng thời cảnh báo có thể đáp trả quân sự. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/4 tuyên bố sẽ quyết định đáp trả Syria trong vòng 24-48h tới.
Nga bác bỏ cáo buộc và cũng cảnh báo Washington hứng hậu quả nghiêm trọng nếu tấn công quân sự Syria.
Minh Phương
Theo Dantri
Nga cáo buộc Mỹ xuyên tạc lập trường của Moskva về vũ khí hóa học tại Syria Ngày 19/1, Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo nêu rõ tài liệu của Mỹ đánh giá lập trường của Nga về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria không phù hợp với thực tế, xuyên tạc hoàn toàn quan điểm của Nga và thực tế hồ sơ điều tra của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW). Trước đó,...