Mỹ không nợ Nhật lời xin lỗi vụ ném bom hạt nhân
Tổng thống Mỹ Barack Obama không tin Mỹ nợ Nhật Bản một lời xin lỗi về vụ ném bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima.
Đó là thông tin chính thức được phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, ngày 2/5, tại buổi họp báo.
Cụ thể, khi được hỏi về việc liệu ông Obama có nghĩ rằng Nhật Bản xứng đáng nhận được một lời xin lỗi về vụ ném bom năm 1945 hay không, ông Earnest nói rằng “Không, ông ấy không”.
Phát ngôn viên Nhà Trắng cũng cho biết, Tổng thống Obama chưa quyết định liệu ông có thăm chính thức Hiroshima trong thời gian ở Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tháng 5 hay không.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest
Trước đó, ngày 10/4, Ngoại trưởng John Kerry đã dự Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, và trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thành phố bị ném bom nguyên tử năm 1945.
Ngày 11/4, ông John Kerry cũng là quan chức Mỹ cấp bậc cao nhất cho đến nay đến thăm đài tưởng niệm hạt nhân, tạo ra thông điệp hòa bình và mở ra hy vọng thế giới phi hạt nhân hóa sau khi Mỹ sử dụng loại vũ khí hủy diệt này lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Ông Kerry cũng đến thăm Công viên Hòa bình của Thành phố Hiroshima và thăm bảo tàng thành phố cùng các ngoại trưởng của 7 nước Công nghiệp hàng đầu thế giới.
Tổng cộng có 140.000 người Nhật đã chết trong vụ ném bom hạt nhân tại Hiroshima, chỉ vài ngày trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.
“Đây là khoảnh khắc mà tôi hy vọng sẽ nhấn mạnh với thế giới về tầm quan trọng của hòa bình và tầm quan trọng của các đồng minh liên kết chặt chẽ với nhau để làm cho thế giới an toàn hơn, và cuối cùng chúng tôi mong thế giới có thể thoát khỏi nguy cơ từ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Video đang HOT
Và trong khi chúng tôi tưởng nhớ quá khứ và vinh danh những người đã thiệt mạng, chuyến đi này không phải để nói chuyện quá khứ”, ông Kerry nói.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) cùng Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida (trái) tại Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima ngày 11/4
Chưa từng có một tổng thống Mỹ đến khu vực tưởng niệm, phải mất 65 năm sau vụ tấn công một Đại sứ Mỹ mới đến tham dự lễ tưởng niệm hàng năm của thành phố.
Một quan chức Mỹ giấu tên đi cùng với ông Kerry cho biết, Ngoại trưởng Mỹ không xin lỗi người Nhật nhưng thể hiện nỗi buồn sâu sắc trước vong linh của các nạn nhân.
Trước đó, có các thông tin cho rằng kế hoạch tới thăm Công viên Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử năm 1945, và đây có thể là cơ hội để Ngoại trưởng Mỹ lần đầu tiên đưa ra lời xin lỗi.
Theo nhiều nguồn tin, cho đến nay vẫn chưa rõ là ông Barack Obama sẽ có thăm đài tưởng niệm ở Hiroshima vào tháng 7 khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 hay không.
Trong năm đầu tiên khi trở thành người đứng đầu Nhà Trắng ông Obama cho biết mình sẽ được “vinh danh” nếu đến thăm đài tưởng niệm.
Ngày 6/8/1945, máy bay ném bom của Mỹ đã thả một quả bom hạt nhân xuống Hiroshima, và ba ngày sau, một quả bom hạt nhân khác được thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Sơn Ca (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
10 điều ít biết về Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima
Cây trúc đào trở thành biểu tượng của thành phố Hiroshima sau sự kiện quân đội Mỹ ném nom nguyên tử xuống nơi đây.
Có 12 viên thuốc xyanua cực độc được để trong cabin buồng lái của chiếc Enola Gay làm nhiệm vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima
.
Chỉ 3 trong 12 thành viên phi hành đoàn chiếc Boeing B-29 mang tên Enola Gay biết rõ mục tiêu tấn công thực sự vào ngày 6/8/1945 định mệnh: Đó là ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.
Mất tới 3 tiếng trước khi mọi người nhận thông tin về việc thành phố Hiroshima bị tàn phá bởi quả bom nguyên tử Little Boy.
Cây trúc đào là cây biểu tượng của thành phố Hiroshima bởi vì nó là loại cây trổ hoa đầu tiên ở nơi này sau vụ nổ bom nguyên tử chết người hồi tháng 8/1945.
Có tới 6 cây gingko Biloba (hay còn gọi là cây bạch quả) sống sót sau sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Tất cả các cây này vẫn còn sống sót cho tới ngày nay.
Mỹ đã ném chừng 49 quả bom "bí ngô" làm bị thương 1.200 người dân và cướp đi sinh mạng của 400 người Nhật Bản trước khi thả hai quả bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima.
Chiến dịch ném bom cháy Meetinghouse của Mỹ xuống Tokyo mới là chiến dịch có tỉ lệ thương vong cao nhất trong Chiến tranh Thế giới 2, chứ không phải là vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
Đa số người chết ở cả hai thành phố Nagasaki và Hiroshima trong vụ Mỹ thả bom nguyên tử đều là dân thường, trong đó có tới 65% là trẻ em.
Một hầm ngầm của ngân hàng ở Hiroshima đã không bị phá hủy trong đợt Mỹ thả bom Little Boy xuống thành phố Nhật Bản này. Sau khi tái kiến thiết ngân hàng, người giám đốc phụ trách đơn vị này đã gửi thư cám ơn tới nhà xây dựng căn hầm kiên cố đó.
Một tầng hầm chỉ cách 170 m từ trung tâm vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima đã không bị hủy hoại trong thảm kịch này.
Theo_Kiến Thức
Chiến tranh Việt Nam: Mỹ bịa đặt "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" Mỹ đã dùng Sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 4/8/1964 để ném bom miền bắc Việt Nam, với cái cớ khu trục hạm USS Maddox bị tàu chiến Việt Nam tấn công. Cái gọi là " Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" bao gồm hai cuộc tấn công bằng ngư lôi chống lại hai tàu khu trục USS Maddox và USS Turner Joy của...