“Mỹ không muốn nước lớn chèn ép nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ”
Ông Rhodes cho rằng, các nước cần hợp tác với nhau để tránh tính toán sai lầm và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.
Mỹ không muốn các nước giải quyết tranh chấp bằng biện pháp cưỡng ép và sẽ nêu vấn đề này tại cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung sắp tới tại Bắc Kinh. Đây là tuyên bố của Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Ben Rhodes trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington DC sáng 2/7 (theo giờ Việt Nam) về chính sách đối ngoại của Mỹ.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Ben Rhodes
Phát biểu trước các phóng viên nước ngoài, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes khẳng định, các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và an ninh hàng hải trên Biển Đông và Hoa Đông đang trở thành một tâm điểm không chỉ trong đối thoại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc mà còn đối với cả toàn bộ khu vực.
Ông Rhodes nói: “Chúng tôi không muốn các nước giải quyết tranh chấp bằng hành động cưỡng ép. Hiện đã có các công cụ pháp lý quốc tế để giải quyết các tranh chấp này. Trung Quốc và ASEAN cũng đang đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử để tránh leo thang căng thẳng không cần thiết. Quan điểm của Mỹ chỉ đơn giản là không muốn thấy nước lớn &’bắt nạt’ nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ”.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhấn mạnh các bên liên quan cần hợp tác với nhau để tránh tính toán sai lầm, tránh đối đầu và tìm kiếm biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp, chẳng hạn như trọng tài quốc tế trong trường hợp của Philippines. Ông Ben Rhodes nêu rõ những vấn đề trên sẽ được bàn thảo tại cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung tại Bắc Kinh từ ngày 9 đến 10/7 tới. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cũng khẳng định, giải quyết tranh chấp lãnh thổ sẽ tiếp tục là chủ đề thảo luận giữa Mỹ và tất cả các nước tại châu Á-Thái Bình Dương.
Về việc Nhật Bản giải thích lại hiến pháp để thực hiện quyền phòng vệ tập thể, Phó Cố vấn Ben Rhodes cho biết Mỹ rất hoan nghênh các bước đi của Nhật Bản trong vấn đề này. Theo ông Rhodes, chính sách phòng vệ tập thể sẽ tạo cơ hội để Nhật Bản đóng góp nhiều hơn trong vai trò một đối tác an ninh của Mỹ cũng như một quốc gia gìn giữ trật tự quốc tế.
Ông Rhodes nói: “Tôi cho rằng chính sách phòng vệ tập thể sẽ tạo điều kiện tốt hơn để Nhật Bản đầu tư vào các hình thức hợp tác quốc tế có lợi cho ổn định. Đó là lý do vì sao tôi cho rằng đây là một bước tiến tích cực”.
Video đang HOT
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã hoan nghênh chính sách phòng vệ tập thể của Nhật Bản. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marie Harf cho biết Mỹ đã thảo luận sâu rộng với Nhật Bản về quyền phòng vệ tập thể của Tokyo theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và đánh giá cao nỗ lực của nước này trong việc tăng cường hợp tác an ninh song phương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng ra tuyên bố nhấn mạnh chính sách phòng vệ tập thể mới cho phép lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia nhiều chiến dịch hơn và góp phần nâng cao hiệu quả của quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật. Ông Hagel nêu rõ quyết định trên là một bước tiến quan trọng, giúp Nhật Bản đóng góp nhiều hơn vào hoà bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Chính sách phòng vệ tập thể cho phép Nhật Bản hỗ trợ một nước bạn bè trong trường hợp quốc gia đó bị tấn công, có nghĩa là lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể sử dụng quyền phòng vệ tập thể để tham chiến ở nước ngoài. Đây là điều bị nghiêm cấm theo cách giải thích từ trước đến nay đối với Điều 9 bản Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản./.
Theo VOV
Mỹ Trung, long tranh hổ đấu âm thầm
Trên Thái Bình dương, hai cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu đang cùng diễn ra với ý nghĩa hoàn toàn trái ngược. Một tượng trưng cho hy vọng Trung Quốc trỗi dậy hòa bình; và một là sự đề phòng, là kế hoạch B nếu mọi thứ đi sai hướng một cách khủng khiếp.
Binh sĩ Philippines di chuyển qua một phương tiện tấn công đổ bộ của quân đội Mỹ trong cuộc tập trận CARAT.
Andrew Browne, cây bút đứng chuyên mục Trung Quốc của tờ WSJ đánh giá về thực tế an ninh ở châu Á Thái bình dương, qua những hoạt động quân sự của Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh một thế lực mới đang nổi lên thách thức vị trí của thế lực cũ.
Về phía đông, ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Hawaii, các tàu Trung Quốc đang tham gia cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC do Mỹ tổ chức. RIMPAC 2014, kết thúc vào ngày 1/8, là cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới và đây là lần đầu tiên Trung Quốc góp mặt.
Đó là một dấu hiệu tích cực xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng xung quanh sự mạnh mẽ của Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Bằng việc điều 4 tàu, trong đó có tàu bệnh viện Peace Ark, Trung Quốc đang gửi đi tín hiệu về một hướng tiếp cận hợp tác hơn tới Mỹ và các quốc gia Thái Bình Dương láng giềng.
Về phía tây, cách nơi diễn ra RIMPAC hơn 8.000 km, cuộc tập trận Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT) ở ngoài khơi quốc đảo Philippines lại phát đi một thông điệp rất khác biệt.
Các binh sĩ Mỹ và Philippines đã tham gia các bài tập bắn đạn thật ở ngoài khơi vịnh Subic, nơi từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Những cảng nước sâu và sân bay nơi đây sẵn sàng hoạt động trở lại một lần nữa khi Philippines đang phải chống lại những hành động mà họ gọi là xâm lấn lãnh thổ của Trung Quốc.
Subic còn có vai trò quan trọng trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á của tổng thống Mỹ Obama nhằm trấn an các quốc gia đồng minh đang cảm thấy bị Bắc Kinh bắt nạt. Subic còn nằm gần bãi cạn Scarborough, một khu vực có nguồn thủy sản phong phú, từng bị Trung Quốc đoạt quyền quản lý từ tay Philippines vào năm 2012.
Các chỉ huy Mỹ và Philippines đều cho rằng CARAT, dự kiến kết thúc vào cuối tuần này, không có liên quan tới những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng ý nghĩa của cuộc tập trận đã rõ ràng. Nếu RIMPAC là tượng trưng cho hy vọng của Mỹ về một Trung Quốc trỗi dậy hòa bình thì CARAT chính là một sự phòng trừ, một kế hoạch B cho hành động quân sự nếu mọi thứ đi sai hướng.
Các thủy thủ thuộc hải quân Trung Quốc đứng chờ bên cạnh tàu bệnh viện Peace Ark, một trong 4 tàu của Trung Quốc tham gia RIMPAC.
Vòng xoáy đối đầu bất tận
Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đòi hỏi mạnh mẽ một giải pháp hòa bình.
Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự phương Tây đều đồng thuận rằng những biện pháp mà Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện để tăng cường khả năng phòng thủ bản thân trước sự đe dọa từ đối phương đang tạo ra mối đe dọa đối với hòa bình.
Mỗi biện pháp quân sự sẽ làm phát sinh một biện pháp quân sự để đối phó, cứ thế trong vòng xoáy bất tận. Các chuyên gia quan hệ quốc tế gọi đây là sự "bế tắc an ninh". Đó cũng chính là tình trạng Mỹ và Trung Quốc đang vướng phải.
Bắc Kinh xem việc Washington tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh châu Á, như Philippines, nằm trong kế hoạch kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn cản Trung Quốc khẳng định cái gọi là chủ quyền mà nước này tự cho là hợp pháp. Điều này thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi một cách quyết liệt sứ mệnh nhằm đẩy quân lực Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương.
Để đạt được điều này, Trung Quốc đang tích lũy nhiều vũ khí tinh vi, như tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao và có thể nhắm tới các căn cứ cùng tàu của Mỹ trong khu vực, tàu ngầm siêu êm, khả năng tác chiến qua mạng cũng như trong không gian.
Trong khi đó, Mỹ không thể chấp nhận được cảm giác bị đẩy ra khỏi cuộc chơi. Bởi uy thế của Mỹ, với vai trò là siêu cường, dựa vào khả năng điều quân và khí tài tới mọi ngóc ngách trên Trái Đất mà không bị cản trở. Nếu không đưa quyền lực tới Tây Thái Bình Dương, Mỹ rõ ràng không thể thực hiện tốt cam kết bảo vệ Philippines cũng như các đồng minh khác.
Do đó, Washington đang tăng cường các kế hoạch có thể được sử dụng để đối phó với nỗ lực của Trung Quốc. Một trong số này, được gọi là khái niệm Chiến tranh Hải - Không, cho phép tấn công tàn phá các mục tiêu ở ngay giai đoạn đầu chiến sự để loại bỏ hệ thống phóng tên lửa, trung tâm chỉ huy và kiểm soát. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho biết Chiến tranh Hải - Không không nhằm đến một quốc gia cụ thể nào cả.
Và mọi thứ sẽ tiếp diễn như vậy. Đối với các chiến lược gia quân sự hai bên, đó chỉ là những bước nhảy ngắn từ các kịch bản như trên tới một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự.
Cuộc tranh đua cực kỳ nguy hiểm này không bao giờ được chính thức nói ra. Mỹ cố hết sức để tránh mo tả Trung Quốc như một mối đe dọa về quân sự, mà muốn Trung Quốc đảm nhận vai trò lớn hơn và "có trách nhiệm' trong các vấn đề toàn cầu. Còn Trung Quốc, về mặt lý thuyết, vẫn hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Trong cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nước diễn ra năm ngoái ở Sunnylands, California, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh với Tổng thống Barack Obama rằng ông mong muốn "một kiểu quan hệ nước lớn mới" để tránh xảy ra chiến tranh tàn hại, hậu quả khi một cường quốc mới nổi thách thức một cường quốc hiện tại.
Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ Mark C. Montgomery phát biểu tuần trước trên hàng không mẫu hạm USS George Washington cho rằng mối quan hệ quân sự với Trung Quốc trong những năm qua được cải thiện một cách "khiêm tốn".
Sự lạc quan nhưng thận trọng này đã được ông Daniel Russel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương phản ảnh trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ vài ngày trước đó. Ông Russel bác bỏ quan điểm cho rằng Mỹ và Trung Quốc đang trong một cuộc Chiến tranh Lạnh và kết thúc trong xung đột. Các nhà lãnh đạo hai bên "có đầy đủ nhận thức về nguy cơ đối đầu chiến lược không mong muốn giữa một thế lực mới nổi và một thế lực sẵn có", ông nói. Có thể là như vậy. Cái nguy hiểm của sự tích tụ quyền lực là nó có vòng đời và logic riêng của nó. Hy vọng hòa bình có thể đang tăng ở Hawaii nhưng tiếng súng tập trận từ Vịnh Subic dội lại lại bày tỏ một thực tế đáng lo ngại.
Theo Vnexpress
Bloomberg: Trung Quốc tăng cường sức mạnh "cơ bắp", Mỹ quan ngại vấn đề nội bộ Bắc Kinh Trang Bloomberg của Mỹ ngày 29/06/2014 đăng tải bài viết có tiêu đề: "Trong khi Trung Quốc tập trung tăng cường sức mạnh cơ bắp thì Obama lại quan ngại về điểm yếu của đối phương" cho biết, trong khi Trung Quốc triển khai nhiều máy bay đọ sức với Nhật, hành xử vô nhân đạo với tàu của Việt Nam trên Biển...