Mỹ không muốn chia sẻ thông tin tình báo về IS với Nga
Lầu Năm Góc hôm qua thông báo sẽ không chia sẻ thông tin tình báo về các vị trí của Nhà nước Hồi giáo tại Syria với Nga và không nhận lời đề nghị hợp tác chống khủng bố trừ khi Moscow thay đổi lập trường về tương lai tổng thống Syria.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo diễu hành ở Tel Abyad, Syria. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi sẽ không hợp tác với Nga về vấn đề Syria trừ khi họ thay đổi chiến lược ủng hộ Assad, thay vào đó tập trung vào IS”, Sputnik dẫn lời Michelle Baldanza, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, nói, nhắc đến Tổng thống Syria Bashar al-Assad và nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo.
Trung tướng Sergei Rudskoy, đứng đầu bộ phận Tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, hôm qua một lần nữa khẳng định Moscow sẵn sàng chia sẻ thông tin với liên minh do Washington dẫn đầu về vị trí các cơ sở của IS ở Syria và hy vọng “Mỹ có động thái tương tự”.
Theo ông Rudskoy, liên minh quốc tế nên xem xét thông tin Nga cung cấp để “có biện pháp phá hủy các cơ sở của IS”.
Video đang HOT
Moscow nhiều lần khẳng định chỉ có người dân Syria mới có quyền quyết định ai sẽ lãnh đạo họ, phản đối sự can thiệp từ nước ngoài vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Điện Kremlin còn khẳng định quân đội chính phủ Syria là lực lượng trên bộ chính chống IS. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích ngày 30/9, không quân Nga đã giúp quân đội Syria giành lại nhiều phần lãnh thổ bị IS và các nhóm phiến quân, khủng bố khác chiếm.
Nga đôi khi cũng không kích hỗ trợ phe đối lập ôn hòa, như Quân đội Syria Tự do (FSA), chống IS nếu nhận được lời đề nghị từ họ.
Mỹ cùng các đồng minh Trung Đông không coi Assad là tổng thống hợp pháp của Syria, muốn ông từ chức và chỉ hành động này mới giúp bắt đầu một tiến trình chính trị ở Syria. Tuy nhiên, Washington gần đây đã có lập trường mềm hơn, nói Assad có thể đóng vai trò nào đó trong “quá trình chuyển tiếp” và “cách thức cùng thời điểm ông từ chức” đang được quyết định.
Như Tâm
Theo VNE
Nga dọa đáp trả lệnh trừng phạt mới của Mỹ
Điện Kremlin thông báo Nga có thể đưa ra các biện pháp đáp trả sau khi Mỹ hôm qua áp đặt lệnh trừng phạt đối với 34 cá nhân và tổ chức nhằm gia tăng áp lực lên Moscow.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Mỹ trừng phạt thêm 34 cá nhân và tổ chức ủng hộ phe ly khai ở Ukraine, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một thông báo. Theo đó, Washington sẽ đóng băng tài sản của những tổ chức có tên trong danh sách, cấm họ kinh doanh với các công ty và cá nhân Mỹ.
"Chúng tôi một lần nữa thể hiện quyết tâm trong việc thúc đẩy Nga tôn trọng an ninh và chủ quyền Ukraine", AFP dẫn lời John Smith, quyền giám đốc Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài, nói.
Trong danh sách trừng phạt có 6 người Ukraine thuộc phe ly khai, vốn có tên trong danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), hai cựu quan chức dưới thời cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và 12 công ty hoạt động ở bán đảo Crimea.
Điện Kremlin thông báo sẽ phân tích quyết định từ Washington và có thể đưa ra biện pháp đáp trả.
"Họ đang theo đuổi một chính sách mâu thuẫn và chọn lập trường thù địch với Nga, mang theo những hậu quả nghiêm trọng đến quan hệ song phương", Dmitry Peskov, người phát ngôn điện Kremlin phát biểu trước báo giới. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nỗ lực của Washington nhằm thao túng Moscow bằng lệnh trừng phạt là vô tác dụng.
EU ngày 21/12 cũng thông báo kéo dài lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Lệnh trừng phạt nhằm vào các ngân hàng, lĩnh vực dầu mỏ và quốc phòng Nga. Moscow mô tả các lệnh trừng phạt là "bất hợp lý" và "vô tác dụng". Bộ Ngoại giao Nga cho rằng thay vì áp đặt hạn chế, EU nên gia nhập cùng Nga trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Như Tâm
Theo VNE
65.000 jihad ở Syria sẵn sàng thế chỗ nếu IS bị đánh bại Một báo cáo của trung tâm chiến lược Anh cho rằng phương Tây đang phạm sai lầm khi tập trung chống Nhà nước Hồi giáo (IS) mà bỏ qua những nhóm khủng bố khác. Những chiến binh của Al-Nusra Front. Ảnh: Reuters Theo RT, Trung tâm Tôn giáo và Địa chính trị (CRG) - thuộc quỹ từ thiện của cựu thủ tướng Anh...