Mỹ không loại trừ khả năng Ukraine phải nhượng lãnh thổ đổi lấy hòa bình với Nga
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Washington không loại trừ khả năng Ukraine phải đổi đất lấy hòa bình với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại một sự kiện ở Washington. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo đài RT, sau cuộc họp tại Nhà Trắng giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Kirby đã được hỏi ông có đồng ý với quan điểm cho rằng không có cách nào để chấm dứt cuộc xung đột hiện nay mà Ukraine không cần nhượng lãnh thổ cho Nga không.
Ông Kirby trả lời, đề cập đến nhà lãnh đạo Zelensky: “Điều đó tùy thuộc vào ông ấy”.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng cho biết chính quyền nước này chỉ tập trung vào việc đảm bảo Ukraine có những gì cần thiết để thành công trên chiến trường, thay vì tham gia vào “trò chơi” đưa ra các kịch bản thay thế và nói rằng: “Có lẽ chúng ta có thể thuyết phục ông Zelensky đổi cái này lấy cái nọ”.
“Nếu, khi nào và bằng cách nào cuộc chiến này kết thúc, thì những điều đó phải theo cách mà ông Zelensky và người dân Ukraine có thể chấp nhận. Ông Zelensky được quyết định các điều kiện và hoàn cảnh. Và nếu có không gian thương lượng, nhà lãnh đạo Ukraine sẽ được quyết định không gian thương lượng đó là gì”, ông Kirby nói.
Video đang HOT
Ông Kirby cũng xác nhận rằng Tổng thống Biden rất mong muốn cuộc chiến này kết thúc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, vị quan chức này nhấn mạnh Kiev không nhận được chỉ đạo từ Nhà Trắng về việc các cuộc đàm phán hòa bình sẽ diễn ra như thế nào.
Tổng thống Biden đã công bố thêm gói viện trợ quân sự trị giá 8 tỷ USD cho Ukraine trong cuộc gặp với ông Zelensky tại Phòng Bầu dục. Ông Biden cũng cảm ơn nhà lãnh đạo Ukraine đã trình bày với ông “kế hoạch chiến thắng” để giải quyết cuộc xung đột với Nga.
Chi tiết của kế hoạch này chưa được công khai, song ông Kirby hé lộ đề xuất bao gồm các sáng kiến, bước đi và mục tiêu mà ông Zelensky tin rằng có thể chấm dứt xung đột và ngăn chặn Moskva trong tương lai.
Hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẵn sàng chấm dứt giao tranh và bắt đầu đàm phán với Ukraine, nếu Kiev chính thức từ bỏ mong muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút khỏi Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk cùng các khu vực Kherson và Zaporozhye, những khu vực đã sáp nhập Nga sau cuộc trưng cầu dân ý vào mùa thu năm 2022.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky đã từ chối lời đề nghị này và coi đó là “tối hậu thư”.
Điện Kremlin cho biết những điều khoản này sẽ không được đưa ra thảo luận nữa, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga vào đầu tháng 8 vừa qua.
Một số nước ủng hộ Ukraine kêu gọi đàm phán với Nga
Trích dẫn nhiều nguồn tin, Bloomberg cho hay ít nhất một quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine kêu gọi tham gia đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các nhà lãnh đạo phương Tây và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 tại Washington. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin này, các cuộc đàm phán có thể diễn ra với Moskva trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo G20 tại Brazil vào giữa tháng 11 và sẽ do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, hoặc các bên khác tiến hành.
Tổng thống Ukraine đang ở Mỹ để tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. Tại đây, ông dự kiến sẽ trình bày "kế hoạch chiến thắng" để giải quyết xung đột với Nga. Nhà lãnh đạo Ukraine có kế hoạch tiết lộ nội dung của kế hoạch với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào cuối tuần này. Ông Zelensky tin rằng sự ủng hộ của Washington chính là "chìa khóa" cho thành công của Ukraine.
Tuy nhiên, Bloomberg cho hay một số quan chức phương Tây đang hoài nghi về "kế hoạch chiến thắng" của ông Zelensky nhằm chấm dứt xung đột.
Trích dẫn các nguồn tin, Bloomberg nhận định đề xuất này không bao gồm điều bất ngờ thực sự nào và sẽ không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong cuộc xung đột. Một quan chức mô tả kế hoạch này dường như giống với "danh sách mong muốn" hơn là một kế hoạch hành động.
Kiev đã loại trừ các cuộc đàm phán với Nga và bác bỏ mọi khả năng thỏa hiệp. Giới chức Ukraine tuyên bố bằng cách leo thang xung đột, họ có thể buộc Moskva phải chấp thuận giải pháp hòa bình theo các điều khoản của Kiev.
Hôm 23/9, ông Andrey Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, đã nhắc lại lời trấn an những nước ủng hộ phương Tây rằng đừng lo lắng về phản ứng dữ dội có thể xảy ra từ chiến lược này.
Ngoài ra, Chính phủ Ukraine muốn được phép sử dụng vũ khí do phương Tây tài trợ để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Ông Putin đã cảnh báo rằng Moskva sẽ coi động thái này là hành động chiến tranh trực tiếp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và sẽ đáp trả tương ứng.
Theo các báo cáo, Ukraine cũng muốn nhận được sự đảm bảo an ninh theo kiểu NATO và con đường ngắn hơn để gia nhập vào khối quân sự do Mỹ dẫn đầu, cùng đảm bảo hỗ trợ tài chính dài hạn mà các chính quyền tương lai của Washington không thể thu hồi.
Moskva coi cuộc xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm do Mỹ dẫn đầu chống lại Nga, mà phương Tây sẵn sàng tiến hành "cho đến người Ukraine cuối cùng". Giới chức Nga cho biết việc Ukraine gia nhập NATO sẽ gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với nước này và phải ngăn chặn bằng mọi biện pháp cần thiết.
Trong diễn biến liên quan, chiều tối 23/9, hãng Reuters dẫn phát biểu của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết nếu có thông tin chính thức về "kế hoạch chiến thắng" của Tổng thống Zelensky thì Điện Kremlin sẽ nghiên cứu.
"Chúng tôi tin rằng không thể tiến hành bất kỳ phân tích nào dựa trên các báo cáo của phương tiện truyền thông. Nếu một số thông tin xuất hiện từ các nguồn chính thức, tất nhiên, chúng tôi sẽ nghiên cứu thông tin đó", ông nói.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn Điện Kremlin, hiện nay có rất nhiều thông tin khác nhau, bao gồm thông tin trái ngược nhau, thông tin không đáng tin cậy về "kế hoạch chiến thắng"của Ukraine, cho nên, Điện Kremlin "rất thận trọng về vấn đề này".
Nhà Trắng khuyến cáo người dân Mỹ rời Liban Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Kirby, khẳng định không có bất kỳ thông báo nào của Israel gửi cho Mỹ trước cuộc không kích vào Beirut ngày 20/9, đồng thời khuyến cáo người dân Mỹ không nên đến Liban hoặc rời đi nếu đang ở quốc gia này. Khói bốc lên sau cuộc không kích của...