Mỹ không giảm quân tại châu Á – Thái Bình Dương
Lầu Năm Góc nhất quyết không rút bớt quân tại Hàn Quốc nói riêng cũng như toàn khu vực nói chung dù ngân sách ngày càng eo hẹp.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thăm khu phi quân sự ngày 30.9 – Ảnh: AFP
Trong lúc đi thăm khu phi quân sự liên Triều ngày 30.9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh Lầu Năm Góc sẽ duy trì lực lượng gồm 28.500 quân nhân trên bán đảo Triều Tiên, bất chấp tình trạng cắt giảm ngân sách, theo Reuters. Dự kiến ông sẽ tham gia cuộc thảo luận tương lai của liên minh quân sự song phương vào ngày 2.10 tại Seoul.
Trọng tâm của cuộc thảo luận lần này là về thời gian Mỹ sẽ bàn giao quyền chỉ huy liên quân cho Hàn Quốc. AFP dẫn hiệp ước An ninh chung hiện tại cho hay Mỹ nắm quyền chỉ huy vào thời chiến. Điều này có nghĩa là một khi chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, ngoài 28.500 quân Mỹ, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc sẽ có quyền điều động khoảng 650.000 binh sĩ của nước chủ nhà. Lẽ ra Hàn Quốc đã được trao lại quyền chỉ huy lực lượng vào năm ngoái nhưng ngày bàn giao được dời lại đến tháng 12.2015 do căng thẳng dâng cao trên bán đảo Triều Tiên hồi đầu năm 2013. Đến tháng 7 vừa qua, Seoul kêu gọi tiếp tục dời lại thời điểm bàn giao.
Ngoài việc xác nhận chính quyền Washington không có ý định rút bớt quân khỏi Hàn Quốc, Bộ trưởng Hagel khẳng định thêm Lầu Năm Góc chưa bao giờ xem xét thay đổi sự hiện diện trong khu vực. Theo ông, Mỹ sẽ kiên định với chiến lược quay lại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh tình hình an ninh ở đây đang có nhiều chuyển biến đáng lo ngại.
Video đang HOT
Sau Hàn Quốc, ông Hagel sẽ đến Tokyo để cùng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham gia cuộc tham vấn “2 2″ với các đồng nhiệm Nhật Bản vào ngày 3.10. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc mở rộng vai trò của lực lượng phòng vệ nước này cũng như căng thẳng đang dâng cao với Trung Quốc do tranh chấp trên biển.
Xây thêm căn cứ trong khu vực Ngày 30.9, tạp chí Foreign Policy dẫn lời chuyên gia John Reed loan tin Mỹ sẽ xây dựng một căn cứ không quân mới trên đảo tại phía tây Thái Bình Dương nhằm chuẩn bị đối phó với bất kỳ cuộc tấn công bằng tên lửa nào từ Trung Quốc. Ông Reed trích một số tài liệu của Lầu Năm Góc nói căn cứ mới nhằm hỗ trợ căn cứ chính ở đảo Guam trong trường hợp xảy ra xung đột và Trung Quốc dùng tên lửa chống tàu DF-21D tấn công Guam. Ngoài ra, đây sẽ là một thành tố mới trong học thuyết Chiến tranh không-biển của Mỹ, được cho là nhằm đối phó học thuyết chống tiếp cận/phong tỏa của Trung Quốc. Theo Foreign Policy, để thực hiện kế hoạch, không quân Mỹ chuẩn bị thuê khoảng 14 ha đất ở Saipan trong vòng 50 năm.
Theo TNO
Nhân viên Lầu Năm Góc có thể nghỉ việc không lương
Bộ Quốc phòng Mỹ đang tính đến khả năng chính phủ phải tạm ngừng hoạt động và nhiều nhân viên của bộ sẽ không được trả lương, nếu Quốc hội Mỹ không giải quyết được bế tắc về ngân sách.
Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Theo AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã lên kế hoạch gửi một bản thông báo đến các nhân viên của bộ vào hôm qua, cho biết Văn phòng Quản lý và Ngân sách của chính phủ Mỹ đã yêu cầu Lầu Năm Góc "xem xét và bổ sung các kế hoạch nhằm chuẩn bị cho việc đóng cửa chính phủ một cách trật tự".
Phát ngôn viên Lầu Năm góc George Little cho hay, nếu các cơ quan chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa thì quân đội Mỹ trên khắp thế giới vẫn tiếp tục công việc, còn các nhân viên dân sự sẽ được cho nghỉ việc không lương. Tuy nhiên, tiền lương của các quân nhân cũng có thể bị thanh toán không đúng thời hạn.
Lầu Năm Góc không cho biết những nhân viên dân sự nào sẽ phải nghỉ việc nếu chính phủ bị ngưng trệ vào tuần tới. Tuy nhiên, hoạt động của quân đội Mỹ tại Afghanistan sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
Theo ông Little, chính quyền của Tổng thống Barack Obama tin rằng quốc hội sẽ tìm ra được một giải pháp chính trị để tránh những sai lầm về ngân sách.
"Việc đóng cửa sẽ gây khó khăn cho lực lượng lao động vốn đã rất căng thẳng và điều này hoàn toàn không cần thiết", ông Little nói.
Các dân biểu đảng Cộng hòa ở Hạ viện cuối tuần trước đã bỏ phiếu cho một kế hoạch chi tiêu, trong đó loại trừ hết các khoản ngân sách cho luật chăm sóc sức khỏe của ông Obama, tạo ra một cuộc đối đầu với Thượng viện vốn do đảng Dân chủ của tổng thống chiếm đa số.
Quốc hội bị chia rẽ sâu sắc của Mỹ có thời hạn đến ngày 1/10 tới, ngày bắt đầu năm tài khóa 2014, để đưa ra một thỏa thuận về ngân sách.
Kể từ ngày 19/5, mức trần nợ công của nước Mỹ được nâng lên 16,7 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nợ công của Mỹ được dự báo sẽ chạm tới mức này vào giữa tháng 10. Vì vậy, Tổng thống Obama kêu gọi Hạ viện nhanh chóng thông qua các kế hoạch chi tiêu mới cũng như tiếp tục nâng mức trần nợ công, để tránh nguy cơ vỡ nợ cho nước Mỹ.
Bộ Quốc phòng Mỹ từng chuẩn bị cho khả năng đóng cửa năm 2011, nhưng điều này đã không xảy ra nhờ một thỏa thuận vào phút chót. Khi đó, các quan chức Mỹ đã định ra những hoạt động bộ ngành cần phải được duy trì. Các hoạt động thiết yếu này bao gồm chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, hậu cần, huấn luyện, giáo dục, kế toán và pháp lý.
Anh Ngọc
Theo VNE
Ba đại gia đua nhau 've vãn' ASEAN Các nước Mỹ, Nhật, Trung gần đây liên tục bày tỏ sự quan tâm đến ASEAN. Điều này không phải là mới, nhưng cường độ ve vuốt chưa từng có khiến người ta đặt câu hỏi: Tại sao là ASEAN và tại sao là lúc này? Dưới đây là ý kiến của Dylan Loh, thạc sĩ về quan hệ quốc tế thuộc trường...