Mỹ không đưa Triều Tiên vào danh sách nước bảo trợ khủng bố
Mặc dù có nhiều ý kiến đề nghị liệt Triều Tiên vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố, nhưng danh sách mới được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố không có tên Triều Tiên.
Mỹ cho rằng Triều Tiên không bảo trợ cho hoạt động khủng bố nào kể từ năm 1987. REUTERS
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2.6 đã quyết định không đưa Triều Tiên vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố, bất chấp nhiều đề nghị của các nghị sĩ Mỹ, Yonhap ngày 3.6 đưa tin.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Triều Tiên không bảo trợ cho bất kỳ hoạt động khủng bố nào kể từ năm 1987. Triều Tiên từng bị liệt vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố của Mỹ từ năm 1988. Bình Nhưỡng khi đó bị cáo buộc đứng sau vụ đánh bom năm 1987 trên một chuyến bay của hãng hàng không Korean Airlines (Hàn Quốc) làm 115 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến năm 2008, chính quyền cựu Tổng thống George W. Brush đã quyết định đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách này để đổi lấy những tiến bộ trong cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Cách đây không lâu, các hạ nghị sĩ Mỹ đã trình một dự luật yêu cầu chính phủ xem xét việc đưa Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. Dự luật này nêu ra khoảng 20 vụ việc mà họ cho là dính líu tới Triều Tiên, trong đó có vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Picture Entertainment cuối năm 2014.
Theo Yonhap, danh sách các nước bảo trợ khủng bố mới nhất do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố gồm Iran, Syria và Sudan. Năm 2015, Mỹ đã chính thức đưa Cuba ra khỏi danh sách này trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ sau hơn 50 năm đối địch.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Mặc LHQ truy tố, Tổng thống Sudan vẫn đến Trung Quốc dự duyệt binh
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31.8 bày tỏ quan ngại về việc Tổng thống Sudan, ông Omar al-Bashir đến dự lễ duyệt binh ở Trung Quốc bất chấp việc đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy tố vì tội ác chiến tranh.
Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir - Ảnh: Reuters
Bộ Ngoại giao Sudan cho hay ông Bashir sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tham dự cuộc duyệt binh ngày 3.9 ở Trung Quốc nhân kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, theo AFP.
Phát biểu tại thủ đô Washington (Mỹ), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho hay Mỹ vẫn tin rằng ông Bashir không nên được chào đón nếu ông ta không hầu tòa.
"Như mọi người đã biết, ông Bashir bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố các tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và tội diệt chủng. Lệnh truy nã ông Bashir vẫn còn hiệu lực... Chúng tôi phản đối những lời mời hay việc ủng hộ đi lại đối với những cá nhân bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã", ông Toner nói.
Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố ông Bashir về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại vào năm 2009, và tội diệt chủng vào năm 2010 do liên quan đến cuộc xung đột ở vùng Darfur, Sudan.
Kể từ đó, ông Bashir chỉ thường xuyên đến thăm những nước láng giềng của Sudan và hiếm khi có những chuyến đi xa vì lo ngại bị bắt giữ, AFP cho hay.
Chuyến thăm Trung Quốc gần nhất của ông Bashir là vào năm 2011. Bắc Kinh quan tâm đến ngành dầu mỏ của Sudan và ủng hộ chính quyền ông Bashir.
Xung đột Darfur bùng nổ vào năm 2003, khi các lực lượng nổi dậy chống lại chính quyền Sudan. Cuộc xung đột khiến 300.000 người chết và khoảng 2,5 triệu người mất nhà cửa, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc. Quân đội của chính quyền Bashir bị cáo cuộc tàn sát dân thường.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Vì sao Obama phải bỏ tiền mua quà tặng từ chính phủ nước ngoài Nếu muốn giữ quà từ chính phủ nước ngoài, ông Obama phải bỏ tiền mua nó từ nhà nước theo giá thị trường. Tổng thống Obama (trái) nhận quà từ Vua Arab Saudi Abdullah năm 2009. Ảnh:Reuters Đối với người đàn ông quyền lực nhất thế giới, việc nhận quà không hề đơn giản, đặc biệt là những món quà xa xỉ, do...