Mỹ không đủ tiền thay thế phi đội F-22 Raptor
Máy bay tiêm kích F-22 Raptor là một chiến cụ đắt đỏ hàng đầu thế giới nhưng duy trì và thay thế nó là cả một bài toán hóc búa với quân đội Mỹ.
Nhiều người đánh giá mặc dù có những tính năng tuyệt vời, nhưng bởi giá thành và chi phí bảo dưỡng quá đắt, F-22 là một dự án kém hiệu quả. Chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế vào lực lượng không quân Hoa Kỳ dù kế hoạch ban đầu là 750 chiếc. F-22 bị cắt giảm số lượng đặt hàng vì gặp phải nhiều vấn đề và giá quá cao. Năm 2011, dây chuyền sản xuất F-22 đã đóng cửa. Thay vì mua F-22, Mỹ đầu tư chế tạo chiếcLockheed Martin F-35 Lightning II với dự tính chi phí của F-35 sẽ rẻ hơn.
Theo các tính toán, hiện Không quân Mỹ mỗi năm tiêu tốn 12 tỷ USD, tính theo thời giá hiện tại, mua sắm máy bay mới trong giai đoạn 1980-2018.
Nhưng thay thế tới hơn 180 tiêm kích F-22 vào thời điểm năm 2030 trong khi đó lại mua vào các tiêm kích F-35, máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu có thể tiêu tốn tới 23 tỷ USD/năm, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) kết luận trong một báo cáo công bố cuối năm 2018, theo tạp chí National Interest.
Khoản chi tiêu hằng năm mua mới máy bay có thể còn tăng nhiều hơn nữa nếu Không quân Mỹ tuân thủ kế hoạch vạch ra năm 2018 với mục tiêu tăng số phi đội từ 312 lên 386. “Không quân còn quá nhỏ so với yêu cầu mà đất nước đề ra với chúng tôi”, đại diện Không quân Mỹ Heather Wilson nói hồi tháng 9/2018.
Nhưng ngay trong báo cáo của CBO đã mở ra một hướng cho Không quân Mỹ. Lực lượng này có thể thay thế các máy bay F-22 bằng các tiêm kích F-35, ít tốn kém hơn nếu phải thay thế với một loại máy bay hoàn toàn mới.
Vấn đề ngân sách của Không quân Mỹ đã xuất hiện từ lâu. Năm 1986, chi phi cho máy bay mới đạt mức đỉnh 29 tỷ USD, trong lúc quân đội Mỹ vẫn phải chuẩn bị cho một cuộc chiến với Liên Xô ở châu Âu.
Năm 1991, Liên Xô tan rã và Chiến tranh lạnh kết thúc. Ngân sách quốc phòng Mỹ giảm nhanh chóng. Cho đến năm 1995, Không quân Mỹ chỉ chi 5 tỷ USD mua máy bay mới. Cho dù sau đó ngân sách có tăng lên nhưng chỉ ở mức khiêm tốn. Theo CBO, số tiền hằng năm mà Không quân Mỹ chi mua máy bay mới trong giai đoạn 2010-2017 đạt trung bình 9 tỷ USD.
Và tính đến năm 2018, 1.500 máy bay trong tổng số 5.500 chiếc của Không quân Mỹ, trong đó bao gồm hầu hết số F-15 và F-16, đã 26-35 năm tuổi.
Video đang HOT
Những chiếc máy bay của thập kỷ 80 thế kỷ trước này cần được thay thế. Nhưng không nói F-22 Raptor (150 triệu USD/chiếc, chưa bao gồm chi phí nghiên cứu), chỉ mỗi chiếc F-35 cũng có giá xấp xỉ 100 triệu USD. Không quân Mỹ chỉ đủ tiền mua khoảng 60 chiếc F-35 mỗi năm, nên buộc lòng họ phải dàn trải kế hoạch thay thế 1.800 máy bay thế hệ cũ bằng F-35 cho tới những năm 2040.
Giá quá đắt nên chỉ có hơn 180 chiếc được đưa vào biên chế Không quân Mỹ
Nếu Không quân Mỹ bắt đầu thay thế những chiếc F-22 với một loại máy bay mới hoàn toàn vào những năm 2030, khi những chiếc tiêm kích Raptor đã bước sang tuổi 40, Không quân Mỹ ở vào thế cùng lúc phải mua hai loại máy bay tàng hình với chi phí ước tính 14 tỷ USD/năm. Cộng thêm chi phí mua máy bay vận tải, tiếp dầu và ném bom, con số chi phí mua máy bay hằng năm sẽ là 23 tỷ USD.
Mặc dù F-22 rơi vào tình cảnh “bỏ thì tiếc, thay mới thì quá tốn kém”, nhưng ngay cả tiêm kích F-35 cũng bị chê là đắt đỏ. Quyền bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan trong một cuộc họp mới đây cũng đã phải văng tục vì bực tức về chương trình tiêm kích F-35.
Theo DNVN
Mỹ có thể mua phiên bản mới của chiến đấu cơ F-15 huyền thoại
Tiêm kích F-15X tuy không có khả năng tàng hình nhưng là chiến đấu cơ mang nhiều tên lửa nhất thế giới. Đây là lựa chọn hợp lý nếu ngân sách Không quân Mỹ cho phép.
Không quân Mỹ có thể mua phiên bản mới của tiêm kích huyền thoại F-15, được gọi là F-15X, miễn là có đủ tiền trong ngân sách quốc phòng tương lai, tướng David Goldfein, tham mưu trưởng Không quân Mỹ, nói trong một cuộc trao đổi với Defence News.
Tướng Goldfein cho biết thêm kế hoạch mua sắm phiên bản mới của tiêm kích huyền thoại F-15 vẫn chưa được xác định, nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến ngân sách dành cho việc mua tiêm kích tàng hình F-35.
"Tôi không ủng hộ việc rút bớt tiền từ chương trình mua sắm F-35. Việc mua sắm vẫn tiếp tục đi đúng hướng và tôi không quan tâm đến việc rút tiền ra khỏi chương trình để mua bất kỳ thứ gì khác trong danh mục máy bay chiến đấu", tướng Goldfein nói.
Phụ thuộc vào ngân sách
Ngân sách quốc phòng năm 2020 trở thành tâm điểm cho những cuộc tranh luận và đầu cơ giữa các quan chức, chuyên gia trong nhiều tháng qua. Lầu Năm Góc vẫn chưa công bố con số cuối cùng. Kế hoạch ban đầu đề xuất khoản ngân sách trị giá 733 tỷ USD, sau đó giảm xuống còn 700 tỷ USD khi Tổng thống Donald Trump kêu gọi cắt giảm chi tiêu liên bang.
Báo cáo mới của Phòng Kiểm tra và Đánh giá vũ khí mới tiếp tục hạ thấp chỉ số tin cậy của F-35. Ảnh: USAF.
Ngân sách đề xuất sau đó lại tăng lên 750 tỷ USD với sự can thiệp của cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Tháng 12/2018, Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson nói rằng tất cả các phương án đều đang bỏ ngỏ.
Tướng Goldfein cho biết thêm Không quân Mỹ đã xây dựng nhiều kế hoạch dựa theo ngân sách. Vị tướng 4 sao không trực tiếp xác nhận họ có tiền trong ngân sách để mua F-15X hay không. Song ông bóng gió rằng Không quân Mỹ sẽ triển khai việc mua sắm máy bay mới.
Việc Không quân Mỹ đề xuất mua phiên bản mới của F-15 đã gây bất ngờ cho giới phân tích vào cuối năm ngoái. Trước đó, Bộ trưởng Wilson nói rằng cần ưu tiên mua máy bay chiến đấu thế hệ 5.
"Chúng tôi hiện có 80% máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 20% thế hệ 5. Trong các cuộc chiến tiềm năng mà chúng tôi được yêu cầu lên kế hoạch, nhiều máy bay chiến đấu thế hệ 5 hơn sẽ giúp tạo ra sự khác biệt. Chúng tôi nghĩ đến con số 50/50, có nghĩa là sẽ không mua thêm máy bay thế hệ 4 mới", Bộ trưởng Wilson nói.
F-15X có gì mới?
F-15X là mẫu cải tiến của tập đoàn Boeing với khung máy bay mới, radar cải tiến, buồng lái số, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và khả năng mang nhiều vũ khí hơn. Đây là phiên bản phát triển thêm từ F-15QA Strike Eagle được chế tạo và xuất khẩu cho Qatar.
F-15X được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-82 (V1) với bộ vi xử lý tốt hơn, giảm thời gian bảo trì xuống 20 lần so với trước. Nâng cấp thu hút sự chú ý nhất là giá treo tên lửa tăng gấp 4 lần, được gọi là AMBERs.
F-15X có thể mang theo tới 24 tên lửa không đối không các loại, một con số mà không tiêm kích nào trên thế giới làm được. Đồ họa: Boeing.
Phiên bản F-15C/D chỉ có thể mang theo 8 tên lửa không đối không. F-15X với 4 AMBERs dưới cánh có thể mang theo tới 20 tên lửa không đối không tầm xa AIM-120D và 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X ở đầu mút cánh.
Ngoài ra, giá treo đa năng AMBERs có thể giúp F-15X mang theo tới 28 quả bom hàng không đường kính nhỏ dẫn đường bằng GPS. F-15X cũng có thể mang theo tên lửa chống bức xạ, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm và tên lửa chống hạm Harpoon.
Giới phân tích quân sự đánh giá F-15X là cỗ máy chiến đấu trên không đáng sợ. Khả năng mang vũ khí của nó vượt trội so với các máy bay chiến đấu hiện có và chỉ kém máy bay ném bom.
Tháng 12/2018, Bloomberg đưa tin Không quân Mỹ đã yêu cầu khoản ngân sách 1,2 tỷ USD cho 12 máy bay chiến đấu thế hệ 4 mới trong năm tài khóa 2020. Nếu được phê duyệt, đây sẽ là hợp đồng mua máy bay chiến đấu thế hệ 4 mới kể từ năm 2001.
Không quân Mỹ đang vận hành 230 chiếc F-15C/D. Tướng Goldfein thừa nhận những máy bay này không thể duy trì thời gian hoạt động đến năm 2030. Việc làm mới phi đội F-15 xuất phát từ nhu cầu Không quân Mỹ cần nhiều máy bay chiến đấu hơn, bất kể thế hệ.
"Chúng bổ sung cho nhau để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ", tướng Goldfein nói về sự kết hợp giữa máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5. Không quân Mỹ cần mua 72 máy bay chiến đấu mỗi năm để giảm tuổi thọ trung bình của máy bay trong biên chế từ 28 xuống còn 15 năm.
"Nếu chúng tôi có đủ tiền, đó sẽ là 72 chiếc F-35, nhưng chúng tôi phải xem xét nhiều yếu tố, một chiếc F-15 không bao giờ là F-35, nhưng chúng tôi cần đảm bảo năng lực và khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ", tướng Goldfein nói.
Chương trình F-35 tiếp tục vấp phải những chỉ trích về hiệu quả, chi phí và tiến độ. Báo cáo mới nhất do Bloomberg công bố, dựa trên tài liệu của giám đốc Phòng Kiểm tra và Đánh giá vũ khí mới của Lầu Năm Góc, cho thấy những con số đáng thất vọng.
Theo Zing.vn
Mỹ sắp triển khai thêm gần 4.000 quân tại biên giới với Mexico Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 3-2 thông báo rằng Lầu Năm Góc sẽ gửi thêm 3.750 quân Mỹ bổ sung đến khu vực biên giới với Mexico trong vòng 3 tháng để hỗ trợ cho lực lượng biên phòng tại đây. Lính Mỹ lập hàng rào thép gai ở biên giới Mexico. Ảnh Reuters. Việc triển khai quân mới này sẽ nâng con...