Mỹ: Không đổi chế độ, Syria mãi không thấy hòa bình
Ngày 14/10, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi tổ chức khẩn cấp hội nghị hòa bình về Syria, song nhấn mạnh hòa bình sẽ không thể có được nếu thiếu một chính quyền chuyển tiếp nhằm thay thế Tổng thống Bashar al-Assad.
Không thể có hòa bình khi vẫn còn Assad
Phát biểu của Ngoại trưởng Kerry đưa ra sau cuộc gặp Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Lakhdar Brahimi tại tư dinh đại sứ Mỹ ở London (Anh).
Ông Kerry cho biết: “Chúng tôi tin rằng việc ấn định ngày triệu tập cuộc họp và hợp tác hướng tới một nước Syria mới là việc làm khẩn cấp. Chúng tôi cũng tin rằng Tổng thống Assad đã mất tính hợp pháp cần thiết để là một lực lượng gắn kết có thể đoàn kết người dân lại với nhau”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh: “Cần phải có một chính quyền chuyển tiếp tại Syria để cho phép (kiến tạo) hòa bình”.
Đây được coi là động thái trái ngược hoàn toàn với những gì diễn ra một tuần trước đó khi Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ khen ngợi chế độ của Tổng thống Assad trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại Indonesia.
Ông Kerry khẳng định: “Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của Nga và việc chấp hành phá hủy vũ khí hóa học của Syria.
Tôi nghĩ rằng ngày hôm qua là một ngày cực kỳ ý nghĩa kể từ khi nghị quyết được thông qua và một số vũ khí hóa học đang được phá hủy. Thẳng thắn mà nói hành động chấp hành tốt nghị quyết của chế độ tổng thống Assad rất đáng được ghi nhận. Đó là một khởi đầu tốt và chúng tôi hoan nghênh điều đó”.
Đêm đen nội chiến
Video đang HOT
Một vụ đánh bom xe ở thị trấn Darkush, tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria ngày 14/10 đã làm ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Con số thương vong dự đoán tiếp tục tăng cao.
Hiện trường một vụ nổ bom ở thị trấn Darkush
Các nhà hoạt động thuộc mạng lưới của Ủy ban chung cách mạng Syria cho biết vụ nổ xảy ra nằm trong vùng kiểm soát của phiến quân.
Một đoạn băng hình do Ủy ban đăng tải cho thấy tại hiện trường, ít nhất một ôtô bốc cháy và người dân đang chuyển thi thể nạn nhân trên những chiếc cáng tự tạo. Các tòa nhà xung quanh hiện trường vụ nổ bị hư hại nặng.
Chỉ trước đó 1 ngày, hai quả bom đặt trong xe ô tô đã phát nổ tại trung tâm Thủ đô Damascus, gần tòa nhà đài phát thanh và truyền hình.
Hãng thông tấn SANA dẫn nguồn tin cho hay lực lượng khủng bố đã tiến hành 2 vụ đánh bom xe liều chết gần quảng trường Ummayad. Một trong 2 xe có chứa khoảng 100 kg chất nổ.
Cùng ngày 14/10, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế thuộc Duma quốc gia Nga (tức Hạ viện) Aleksei Pushkov viết trên twitter cho hay: “Đằng sau mọi hành động của phe đối lập Syria đều có lợi ích và kế hoạch của những nước ủng hộ họ”.
Gia nhập OPCW
Ngày 14/10, Syria chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và sẽ tiến tới tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học tại nước này vào giữa năm sau.
Chính quyền Syria vẫn đang “phối hợp tích cực” với các thanh sát viên quốc tế để thúc đẩy tiến trình tiêu hủy vũ khí hóa học, cũng như để tránh trừng phạt quân sự từ phương Tây và hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến đẫm máu đã bước sang năm thứ 3 tại quốc gia Trung Đông này.
Syria từng là một trong 7 nước duy nhất không tham gia Công ước quốc tế cấm vũ khí hóa học buộc các nước phải tiêu hủy hoàn toàn kho vũ khí hóa học của mình.
Chính vì vậy, việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad tháng trước ký văn kiện gia nhập Tổ chức Cấm vũ khí hóa học là một bước đi quan trọng trong thỏa thuận Nga – Mỹ, nhằm tiêu hủy toàn bộ vũ khí hóa học và tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho quốc gia Trung Đông.
Theo Báo Đất Việt
Tranh chấp Trung-Nhật và ván bài của Mỹ
Ngày 3/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Nhật tham dự cuộc họp 2 2 Ủy ban Tham vấn An ninh Nhật-Mỹ, trong đó có bàn vấn đề tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Mỹ tiếp tục đẩy nhanh chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm giữ vững vị thế tại khu vực hết sức quan trọng này.
Điều mà Trung Quốc lo ngại đã trở thành hiện thực khi Nhật và Mỹ đã quyết định năm 2014 sẽ đặt thêm một trạm radar tối tân thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa tại Nhật, nhất trí triển khai các máy bay không người lái tầm xa nhằm giám sát chặt chẽ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thống nhất với Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera về việc Nhật sẽ đóng góp 3,1 tỷ USD cho quá trình bố trí lại các căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa, Guam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Biếm họa về mối quan hệ Mỹ-Nhật-Trung thời điểm hiện tại.
Hơn 40 năm qua, Nhật và Trung Quốc không tìm được giải pháp cho những hòn đảo đang tranh chấp. Mâu thuẫn ngày càng gia tăng, đã tiến sát ranh giới xung đột vũ trang khiến khu vực luôn căng thẳng. Trước nay, Mỹ vẫn tuyên bố không đứng về bên nào trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Hoa Đông, nhưng gần đây người ta nhận thấy dường như Mỹ đã thay đổi vị thế quan sát viên trung lập của mình.
Khái niệm "mối đe dọa Trung Quốc" ngày càng thường gặp hơn trong các phát biểu của các quan chức cao cấp Mỹ một cách đầy chủ ý. Washington cũng không che giấu quan điểm chủ động kiềm chế Trung Quốc thông qua việc củng cố quan hệ với các đồng minh cũ, đồng thời tích cực xây dựng thêm liên minh phục vụ cho chiến lược ngăn ngừa từ xa.
Từ thực tế có thể thấy Mỹ đang thực hiện chính sách chính trị của mình trong quan hệ với Trung Quốc thông qua đồng minh chủ chốt ở châu Á là Nhật Bản. Nếu như thời điểm năm 2010, Mỹ cố gắng làm dịu căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh thì sang năm 2012, Mỹ luôn lên tiếng chỉ trích quan điểm cứng rắn của Trung Quốc và ủng hộ Nhật.
Mỹ rõ ràng sắm vai "ngư ông đắc lợi" khi mâu thuẫn giữa Trung Quốc - Nhật Bản gia tăng. Để bảo đảm an ninh cho mình, Nhật Bản buộc phải tăng cường quốc phòng và tăng chi mua sắm vũ khí Mỹ. Còn Trung Quốc cũng bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang không có hồi kết.
Cả hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới đều phải tiêu hao dự trữ ngoại tệ và các nguồn lực rất lớn khác không phải vào kinh tế mà vào chạy đua quân bị vô cùng tốn kém. Khiến các đối thủ lao vào một cuộc đấu không có kẻ thắng, cả hai sẽ cùng suy kiệt dần để mình đứng ngoài thu lợi là một chiến lược cực kỳ thâm sâu.
Sứ mệnh chủ yếu của Mỹ trong tình huống này là thường xuyên thổi bùng ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa và nuôi khí thế tranh đấu của các bên. Người Mỹ đã thực hiện rất hiệu quả chiến lược này.
Những thành công sau hơn ba thập kỷ kinh tế liên tục tăng trưởng cao đã làm Trung Quốc tin rằng đã đến lúc từ bỏ chiến lược "thao quang dưỡng hối" của Đặng Tiểu Bình. Người Trung Quốc tự hào nói về "giấc mơ Trung Hoa" cùng với một niềm tin sắt đá rằng chỉ nay mai thôi quốc gia này sẽ vượt qua và soán ngôi siêu cường dẫn dắt thế giới của Mỹ.
Có vẻ giai đoạn "giấu mình chờ thời" đã chấm dứt và nay Trung Quốc đang hăm hở với sự trỗi dậy hòa bình. Điều mà Trung Quốc không ngờ rằng chính thái độ quá cứng rắn trong giải quyết tranh chấp trên biển Hoa Đông đã hâm nóng lại mối quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật vốn đã rơi vào lạnh nhạt suốt thời gian dài, đẩy Nhật sâu hơn vào vòng tay Mỹ.
Trong bối cảnh môi trường an ninh bị đe dọa, Nhật rất cần dựa vào đồng minh siêu cường, còn Mỹ đương nhiên sẽ không thể bỏ qua một tay chơi quan trọng như Nhật Bản trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc.
Điều Mỹ phải làm là không phạm sai lầm để mất con gà đang đẻ trứng vàng: Tiếp tục đặt Nhật dưới chiếc ô bảo hộ, đồng thời duy trì Trung Quốc với vai trò một thị trường tiêu thụ khổng lồ và công xưởng gia công hàng hóa cho Mỹ. Mặt khác, không được để nổ ra xung đột quân sự Trung - Nhật vì chiến tranh sẽ là thảm họa thế giới.
Theo Docbao
Ngoại trưởng Mỹ: 'Cánh cửa' ngoại giao với Iran đã hé mở Hôm 11/10, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, cánh cửa ngoại giao với Iran đã hé mở sau khi ông có cuộc gặp với bà Catherine Ashton, phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) tại London. Theo một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao, Kerry đã có cuộc gặp với bà Ashton tại London để thảo luận...