Mỹ không còn là điểm đến hấp dẫn đối với giới nhà giàu toàn cầu
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn nhập cư Henley & Partners có trụ sở tại London (Anh), số người có giá trị tài sản lớn sinh sống tại Mỹ đã giảm đáng kể vào năm ngoái.
Ngày càng có nhiều người Mỹ giàu có chuyển ra nước ngoài với lo ngại về thuế hoặc an ninh. Ảnh minh họa: Getty Images
Nước Mỹ đã không còn là nơi cư trú hấp dẫn đối với những người giàu có trên thế giới như khoảng thời gian trước đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo của công ty, số người có giá trị tài sản cao ở nước Mỹ đã giảm hơn 80% vào năm ngoái so với mức trước đại dịch. Con số này giảm từ 10.800 triệu phú trong khoảng thời gian 2013 – 2019 xuống chỉ còn 1.500 triệu phú vào năm 2022. Nghiên cứu chỉ ra Mỹ đang mất đi sự thu hút đối với các triệu phú di cư.
Theo các nhà phân tích, những người giàu có là nhân tố quyết định “ sức khỏe” của một nền kinh tế do khả năng di chuyển tự do trên toàn cầu của họ và điều này cũng cung cấp một tín hiệu cảnh báo sớm về xu hướng của các quốc gia trong tương lai.
Video đang HOT
Dữ liệu của công ty cho thấy vào năm 2014, Mỹ đứng đầu các nước về số người có tài sản từ 1 triệu USD trở lên. Tuy nhiên, vào năm 2022, Mỹ chỉ đứng vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng này, xếp sau Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Australia, Singapore, Canada và Thụy Sĩ.
Andrew Amoils, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại New World Wealth – đơn vị hỗ trợ hoàn thành báo cáo, cho biết: “Người mới vẫn đến nhưng số người rời đi đã tăng lên đáng kể”.
Nghiên cứu lưu ý ngày càng có nhiều người Mỹ giàu có chuyển ra nước ngoài với lo ngại về thuế hoặc an ninh. Công ty cũng ghi nhận một xu thế thay đổi trong nước, với các thành phố nhỏ trở nên phổ biến đối với tầng lớp giàu có, trong khi các siêu đô thị như Chicago và New York đang chứng kiến sự ra đi của các triệu phú.
Tuy nhiên, bất chấp xu hướng số triệu phú giảm mạnh, Mỹ vẫn là thị trường tài sản lớn nhất trị giá 65.000 tỷ USD, với 770 tỷ phú, 9.630 người có tài sản từ 100 triệu USD trở lên và 5,3 triệu cá nhân có thu nhập cao. Theo sau là Trung Quốc với 21.700 tỷ USD tài sản cá nhân.
LNG của UAE lần đầu đến Đức, Áo vẫn phụ thuộc khí đốt Nga
Ngày 15/2, Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) thông báo đã vận chuyển lô khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên đến Đức.
Lô LNG của UAE lần đầu đến Đức. Nhà ga Wilhelmshaven LNG mới khai trương, do Uniper SE vận hành, ở Wilhelmshaven, Đức. (Ảnh: Liesa Johannssen/Bloomberg)
ADNOC cho hay: "ADNOC và công ty năng lượng RWE Aktiengesellschaft (RWE) đã vận chuyển thành công chuyến hàng LNG đầu tiên từ Abu Dhabi đến cảng LNG nổi Elbehafen ở Brunsbuettel, Đức. Chuyến hàng chở tổng cộng 137.000 m LNG và là chuyến hàng LNG đầu tiên từ Trung Đông đến Đức".
Quyền Giám đốc điều hành của ADNOC Ahmed Alebri nhấn mạnh: "Việc vận chuyển thành công lô hàng LNG đầu tiên của Trung Đông tới Đức cho thấy, UAE đang tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác chiến lược trong việc cung cấp các nguồn năng lượng an toàn và bền vững với giá cả phải chăng một cách có trách nhiệm".
Tháng 9/2022, ADNOC cũng bắt đầu cung cấp amoniac có hàm lượng carbon thấp cho Đức.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, Berlin đã lên kế hoạch xây dựng 5 cơ sở chứa khí đốt ngoài khơi để chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Nga.
* Ngày 15/2, Bộ Năng lượng Áo công bố số liệu cho thấy, tỷ trọng khí đốt từ Nga trong nhập khẩu của Áo đã tăng từ 41% trong tháng 11/2022 lên 71% trong tháng 12 cùng năm.
Theo bộ này, tỷ trọng của các nguồn nhập khẩu khí đốt khác trong tháng 12/2022 chỉ chiếm 29%. Trước đó, hồi tháng 10/2022, khí đốt từ Nga chỉ chiếm 23% tổng lượng nhập khẩu của Áo.
Cuối năm 2022, Thủ tướng Áo Karl Nehammer và các bộ trưởng trong chính phủ của ông đã nhiều lần tuyên bố, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho nước này đã giảm xuống còn "khoảng 20%".
Số liệu được lấy từ các báo cáo của cơ quan quản lý quốc gia E-Control.
Tuy nhiên, Bộ Năng lượng Áo cho biết dữ liệu về nguồn cung cấp khí đốt của Nga nằm trong "phạm vi dao động" vì các bên tham gia thị trường khí đốt không bắt buộc phải thông báo cho E-Control về nguồn gốc chính xác của khí đốt nhập khẩu.
Tổng Giám đốc tập đoàn năng lượng Energie AG của Áo Werner Steinecker cho rằng, thông tin nước này giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga xuống còn 20% là không phù hợp với thực tế.
Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh ưu tiên cải cách hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại Ngày 13/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh cải cách hệ thống giải quyết tranh chấp là một ưu tiên của tổ chức này. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại Hội nghị hượng đỉnh Chính phủ Thế...