Mỹ không còn độc quyền trong công nghệ “phòng thủ khói”
Việc Nga thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ ngụy trang bằng hỗn hợp khói khiến hệ thống phòng thủ tương tự trên chiến hạm Mỹ không còn độc quyền.
Trong bài phỏng vấn cho trang web RG, người đứng đầu dịch vụ báo chí của Quân đội Trung ương Nga tiết lộ: Quân đoàn sử dụng hỗn hợp phun từ khí gas hydro, lắp đặt trên các xe tải quân sự GAZ-66, sau đó phun chất này quanh khu vực rộng hơn 2,5km, làm cho nơi này biến mất khỏi tầm mắt cũng như các hệ thống quét nhiệt và quang phổ trong 5 tiếng.
Trong các cuộc thử nghiệm về hóa sinh tại khu vực Samara, quân đội Nga đã “hô biến” khu vực cơ sở vật chất quan trọng vốn lộ thiên thành vô hình trong thời gian dài. Nơi này đã trở nên vô hình trên mọi nghĩa kể cả với mắt thường hay công nghệ dò tên lửa.
Nga thử nghiệm với TDA-2K.
Việc Nga sử dụng cụm từ ‘”cơ sở vật chất quan trọng” để chỉ những sân bay quân sự lớn, doanh trại quân đội, trụ sở kiểm soát, những nơi có tầm quan trọng chiến lược, trạm điện và các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng khác. Đây là những mục tiêu hàng đầu của tên lửa cũng như các đợt tấn công bằng bom.
Theo tiết lộ của Quân đội Nga, hợp chất khí này có một số thành phần đặc biệt. Khi đã bão hòa với không khí, chất này khiến cho những ai nhìn vào đó từ một khoảng cách nhất định sẽ chỉ thấy một không gian hoàn toàn trống.
Khí hydro này được gọi là TDA-2K và có thể che phủ khu vực tới 10 tiếng. Đáng chú ý nhất là nó có thể hỗ trợ cả những vật và người di động. Một khi được phát tán, không có radar nào có thể phát hiện được xe tăng, xe trang bị vũ khí, pháo hoặc tên lửa phóng tự hành với tốc độ 40km/h.
Việc Nga thử nghiệm thành công với hệ thống phòng thủ đặc biệt này khiến hệ thống phòng thủ dạng khói Mỹ đang thử nghiệm trên chiến hạm Aegis không còn độc quyền.
Video đang HOT
Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ dạng sương mù.
Hồi tháng 7/2015, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm hệ thống bảo vệ chủ động mới dưới dạng sương mù đặc biệt dành cho lực lượng tàu chiến của nước này có thể vô hiệu hóa các loại tên lửa đối hạm, tờ Defense-update cho biết.
Các thiết bị phòng thủ mới được lắp đặt trên tàu sẽ tạo ra các đám mây chứa sợi hạt carbon siêu nhỏ lơ lửng trên không, các hạt này sẽ hấp thụ và khuếch tán sóng radar phát ra từ các tên lửa chống hạm làm mất khả năng dò tìm và tấn công chính xác mục tiêu.
Với việc thử nghiệm các hệ thống phòng thủ mới trong điều kiện tự nhiên trên biển, cũng như việc triển khai lực lượng tàu nổi cùng lực lượng không quân sẽ giúp Quân đội Mỹ đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất khả năng của hệ thống phòng thủ mới.
Các thử nghiệm trên biển đã chứng minh được khả năng phòng vệ của màn sương tạo từ hạt carbon trước các cuộc tấn công giả định bằng tên lửa vào các tàu chiến được lắp đặt hệ thống trên.
Đại úy David Adams – trưởng bộ phận ý tưởng công nghệ thuộc Hạm đội 7 cho biết, các hệ thống phòng thủ dạng màn sương vẫn được phát triển và hoàn thiện. Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, nếu được đưa vào sử dụng hệ thống phòng thủ trên sẽ mở ra một trang mới cho lực lượng Hải quân Mỹ.
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ mới này sẽ được trang bị trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke đầu tiên, Đại úy David Adams cho biết.
Theo Hòa Sơn
Đất Việt
Cựu Đại sứ Mỹ: NATO không bao giờ xâm lược Nga
Ông Michael McFaul, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga ngày 28/9 nói rằng Mátxcơva nên bớt căng thẳng về vấn đề vũ khí phòng thủ của NATO ở gần biên giới Nga bởi liên minh quân sự này sẽ không bao giờ xâm lược Nga, Sputnik đưa tin.
Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul. (Ảnh:RT)
"Nga không cần thiết phải triển khai hệ thống phòng không tối tân S-400 tại biên giới với phương Tây, bởi NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga", ông McFaul viết trên Twitter của mình.
"Nga cũng nên bớt căng thẳng về vấn đề vũ khí phòng thủ của NATO ở gần biên giới Nga, hiện giờ Mátxcơva nói với chúng tôi rằng họ không có kế hoạch tấn công vào các quốc gia của Liên minh", ông viết thêm.
Trả lời những bình luận của một người sử dụng mạng xã hội, ông McFaul viết: "Chỉ có kẻ ngu ngốc mới nghĩ đến chuyện tấn công Nga. May mắn là ban lãnh đạo của NATO không có những người như vậy".
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf. (Ảnh:Sputnik)
Bình luận của ông Mc Faul được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo sẽ triển khai hệ thống tên lửa không đối không S-400 Triumf và Pantsir-S tại quân khu tây bắc gần biên giới với các nước châu Âu.
Phát ngôn viên Quân khu này, Đại tá Oleg Kochetkov, ngày 25/6 vừa qua cho biết họ sẽ tiếp nhận các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf và Pantsir-S vào cuối năm 2015, nhưng không thông báo số lượng cụ thể.
Theo Sputnik, S-400 Triumf (SA-21 Growler) là một hệ thống vũ khí phòng không thế hệ tiếp theo của Nga, được thiết kế để có thể sử dụng được 3 loại tên lửa khác nhau, có thể tiêu diệt được các mục tiêu trên không từ phạm vi ngắn cho đến rất xa.
Cũng theo báo trên, Pantsir-S1 (SA-22 Greyhound) là hệ thống pháo và tên lửa phòng không tầm ngắn đến tầm trung. Hệ thống này lần đầu tiên được biên chế vào năm 2012 và sẽ dần dần thay thế cho loại vũ khí phòng không tự hành Tunguska, hiện đang được sử dụng trong lực lượng phòng không Nga.
Mátxcơva đang thực hiện một chương trình tái trang bị vũ khí trị giá 325 tỷ USD nhằm tăng cường tỷ lệ vũ khí hiện đại của các lực lượng vũ trang lên 70% vào năm 2020.
Tuyên bố của ông Kochetkov được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 23/6 thông báo kế hoạch triển khai khoảng 250 chiếc xe tăng, xe bọc thép và thiết bị quân sự tại 6 nước Đông Âu gần biên giới Nga, trong đó có Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, và Romania.
Trong một diễn biến có liên quan, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua (28/6) tuyên bố ủng hộ việc khôi phục các mối quan hệ thân thiện giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga, đồng thời lên tiếng phản đối việc cô lập Mátxcơva trên trường quốc tế.
Ông Steinmeier nói: "Chúng ta không nên phá hủy tất cả, những gì đã được xây dựng một cách khó khăn trong nhiều thập kỷ hòa bình ở châu Âu... Nga vẫn là một người hàng xóm lớn của EU và láng giềng chính của chúng tôi, là một chủ thể cùng quyết định tương lai của châu Âu."
Ngoại trưởng Đức cũng nhấn mạnh Nga có vai trò lớn Nga trên trường quốc tế, khẳng định rằng nhiều vấn đề toàn cầu không thể được giải quyết nếu không có Mátxcơva.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Sputnik
Ngắm hệ thống phòng thủ tên lửa Antey-2500 siêu khủng của Nga Hệ thống phòng thủ tên lửa Antey 2500 được phát triển trên cơ sở tổ hợp S-300 dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo và cả máy bay. Tại diễn đàn quân sự Army 2015, một trong những hệ thống vũ khí thu hút nhiều sự chú ý nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa Antey 2500. Nhiệm vụ...