Mỹ không coi trọng đề xuất tổng thống Syria từ chức
Theo Tân Hoa xã, ngày 21/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã không coi trọng đề xuất mới nhất của Syria thảo luận về việc Tổng thống Bashar al-Assad từ chức thông qua đối thoại, cho rằng họ không thấy có điều gì “thực sự mới mẻ.”
Tổng thống Bashar al-Assad. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ám chỉ các bình luận của Phó Thủ tướng Syria Qadri Jamil về số phận của ông Assad, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nêu rõ: “Thẳng thắn mà nói, chúng tôi không thấy có bất cứ điều gì thực sự mới mẻ ở đây.”
Trước đó, Phó Thủ tướng Syria Qadri Jamil ngày 21/8 đã đề cập tới khả năng Tổng thống Bashar al-Assad từ chức như một phần của giải pháp thông qua đàm phán cho cuộc xung đột đẫm máu kéo dài 17 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này.
Trong những bình luận được dịch sang tiếng Nga, ông Jamil nói: “Việc coi sự từ chức của Tổng thống Assad là một điều kiện để tiến hành đối thoại đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ có thể đi đến đối thoại. Tuy nhiên, mọi khúc mắc đều có thể được bàn bạc trong quá trình đàm phán và chúng tôi thậm chí sẵn sàng thảo luận về vấn đề này.”
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Chính phủ Syria đã sẵn sàng tiến hành một cuộc đối thoại chính trị khẩn cấp với phe đối lập nước này.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho hay trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Lavrov tại Mátxcơva, ông Jamil nhấn mạnh Damascus sẵn sàng “lập tức triển khai nỗ lực chung nhằm thỏa mãn tất cả người dân Syria. Ông lưu ý rằng từ lâu Syria đã cử Bộ trưởng Hòa giải Dân tộc Ali Haidar làm đại diện để đàm phán với phe đối lập.”
Trước đó, ông Jamil khẳng định với các phóng viên rằng việc ông Assad từ chức chỉ có thể được thảo luận trong cuộc đối thoại dân tộc, và nỗ lực của phương Tây nhằm kích động người dân Syria lật đổ Tổng thống Assad sẽ tạo ra một “tiền lệ hết sức nguy hiểm”./.
Theo TTXVN
Toàn cảnh xung đột đẫm máu ở Syria
Cuộc đấu giữa phe nổi dậy và chính quyền Assad vẫn chưa có hồi kết. Quốc gia này lại vừa xảy ra vụ thảm sát hơn 200 người ở Tremseh, Hama.
Video đang HOT
Xung đột kéo dài 16 tháng qua khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Thủ đô Damascus của Syria bị tàn phá nặng nề. Homs, nơi được coi là thành trì của phe nổi dậy hoang tàn sau nhiều cuộc giao tranh giữa phe trung thành với Tổng thống Assad và phe đối lập.
Những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc dường như bị vô hiệu hóa. Kế hoạch hòa bình của đặc phái viên Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Arab thất bại hoàn toàn. Xung đột vẫn tiếp tục leo thang ở quốc gia Tây Á này. Thời gian vừa rồi, chính phủ của ông Assad bị đặt trong tình trạng nguy hơn khi Syria bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ khiến chính quyền của Tổng thống Assad vừa phải đối mặt với những biến động trong nước, vừa phải đối phó với nước láng giềng.
Đây là hình ảnh đám tang một người ở Homs, Syria hôm 14/7. Hôm 15/7 vừa rồi, chính quyền của Tổng thống Assad bác bỏ cáo buộc của Liên Hiệp Quốc rằng quân đội chính phủ đã sử dụng vũ khí hạng nặng để tấn công Homs, gây ra cái chết của người dân này.
Người dân làng Al-Tremseh, gần Hama tránh bom đạn hôm 13/7.
Bên trong ngôi nhà ở Homs, thành trì của phe nổi dậy ở Syria. Bức ảnh chụp hôm 14/7.
Các cửa hàng ở Homs bị tàn phá nặng nề. Bức ảnh chụp hôm 14/7.
Biểu tình phản đối Tổng thống Assad hôm 13/7 tại Sermada, gần Idlib.
Homs tan hoang sau những cuộc giao tranh ác liệt giữa phe nổi dậy và quân chính phủ.
Người dân biểu tình phản đối Tổng thống Assad hôm 13/7 ở Houla, gần Homs.
Chiếc xe tăng vùi trong lá cây ở Qasser, gần Homs hôm 12/7.
Dòng người kéo ra đường biểu tình chống lại Tổng thống Assad ở Sermada, gần Idlib hôm 13/7.
Khói ngút trời ở Juret al-Shayah, Homs ngày 11/7 vừa rồi.
Thành viên của lực lượng nổi dậy tập luyện tại Sarmada, gần Idlib hôm 9/7.
Người dân đi qua vùng bị tàn phá ở Bab-Todmor, Homs ngày 12/7.
Người dân chôn xác những người chết ở Douma, gần Damascus hôm 30/6.Theo phe nổi dậy, lực lượng trung thành với Tổng thống Syria đã ném bom xuống khu vực này và khiến nhiều người thiệt mạng.
Thành viên của quân nổi dậy ở Sarmada, phía Bắc Idlib hôm 4/7.
Theo Infonet
Lại xung đột đẫm máu tại Libya Giao tranh tại miền nam Libya từ hơn một tuần qua cho thấy Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) vẫn chưa kiểm soát được tình hình thời hậu Gaddafi. Máu tiếp tục đổ tại Libya trong thời hậu Gaddafi - Ảnh: AFP Tính đến ngày 2.4, các số liệu chính thức ghi nhận giao tranh giữa các bộ tộc ở thành phố...