Mỹ không có kế hoạch triển khai bom hạt nhân tới điểm lưu trữ mới ở châu Âu
Các chuyên gia cảnh báo, nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân tới bất kỳ quốc gia nào có biên giới với Nga có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) gặp người đồng cấp Ba Lan Duda ở Warsaw. Ảnh: Ảnh AP
Đại sứ quán Mỹ tại Nga mới đây nói với tờ Izvestia (Nga) trong bối cảnh Warsaw kêu gọi đưa Ba Lan vào chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân của NATO rằng, Washington hiện không có kế hoạch triển khai bất kỳ vũ khí hạt nhân nào bên ngoài các địa điểm lưu trữ hiện có ở các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu.
Hiện tại, bom B61 của Mỹ đang được lưu trữ tại các địa điểm ở năm quốc gia là thành viên NATO: Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tờ Izvestia dẫn lời các chuyên gia cảnh báo, nếu Washington triển khai các thành phần trong kho vũ khí hạt nhân của mình ở bất kỳ quốc gia nào có biên giới với Nga, thì Moskva sẽ coi đó là một hành động kích động và một động thái như vậy có thể làm leo thang căng thẳng giữa Nga và Mỹ, thậm chí dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp.
Video đang HOT
Saeed Khan thuộc Đại học bang Wayne ở Detroit (Mỹ) cho biết cơ hội của Ba Lan được chấp nhận tham gia chương trình chia sẻ hạt nhân là khá mong manh. Mặc dù bom hạt nhân được lưu trữ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng yếu tố quan trọng ở đây là Thổ Nhĩ Kỳ không giáp biên giới với Nga, trong khi Ba Lan có chung đường biên giới với vùng Kaliningrad của Nga.
Theo ông Saeed Khan, việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan có thể bị Moskva coi là một hành động khiêu khích và sẽ làm leo thang căng thẳng giữa NATO và Nga. Do đó, ông Saeed Khan cho rằng việc Mỹ triển khai bom hạt nhân ở Ba Lan là điều khó xảy ra bởi nó sẽ làm thay đổi cơ bản cục diện địa chính trị.
Ông Khan nhấn mạnh rằng một động thái như vậy sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng đến mức nguy hiểm, thậm chí có khả năng dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO.
Về phần mình, Jeremy Kuzmarov, tổng biên tập tạp chí Covert Action, nhận định nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân của mình trên lãnh thổ Ba Lan, thì đây sẽ là một bước nữa làm trầm trọng thêm mối quan hệ Moskva – Washington vốn đã rất căng thẳng và có thể đóng vai trò là một “chất xúc tác” cho một cuộc chiến tranh thế giới tiềm năng.
Ông Kuzmarov nói với Izvestia rằng tình hình gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khi thế giới đang trên bờ vực chiến tranh hạt nhân. Khi đó, Mỹ đã triển khai tên lửa nhắm vào lực lượng của Liên Xô ở Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Moskva triển khai tên lửa tới Cuba để đáp trả. Chuyên gia này nói thêm rằng một tình huống tương tự có thể diễn ra, nhưng với sự khác biệt quan trọng hiện nay là Ba Lan gần biên giới Nga hơn nhiều so với Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Liên Xô vào những năm 1960.
Số người xin tị nạn vào EU tăng trở lại
Theo báo cáo chính thức của Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 28/6, số người xin tị nạn ở châu Âu đang tăng trở lại sau thời gian tạm lắng do đại dịch COVID-19.
Người dân Ukraine sơ tán tránh chiến sự tới cửa khẩu Medyka, giáp giới Ba Lan ngày 27/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự gia tăng này không tính tới 3,4 triệu người tị nạn từ Ukraine, vốn đã được nhiều nước cấp quy chế tị nạn trong làn sóng di cư lớn nhất châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Giám đốc điều hành Cơ quan tị nạn EU Nina Gregori cho biết nguyên nhân của làn sóng gia tăng người tị nạn vào EU là do lực lượng Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan, cuộc xung đột tại Ukraine...
Theo báo cáo thường niên của cơ quan này, Syria và Afghanistan là hai nước có số người xin tị nạn năm 2021 cao nhất với tổng số 648.000 người, gần bằng mức năm 2018. Phần lớn người Ukraine không được tính trong dữ liệu người xin tị nạn vì họ được cấp quy chế đặc biệt sau khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2 vừa qua. Sự bảo vệ tạm thời này cho phép họ có việc làm, tiếp cận dịch vụ giáo dục, nhà ở trong thời gian có thể gia hạn lên tới 1 năm.
Bà Gregori cho biết biện pháp khẩn cấp này là nhằm tránh cho hệ thống quản lý người tị nạn châu Âu trở nên quá tải.
Mặc dù vậy, số người Ukraine xin tị nạn trong tháng 3 ở mức cao nhất, hơn cả người Afghanistan và Syria trong khi người Nga xin tị nạn tăng gấp đôi so với tháng trước, lên 1.400 người.
Năm 2021, Đức đứng đầu trong danh sách các quốc gia nhận được nhiều đơn xin tị nạn nhất với 191.000 đơn, tiếp theo là Pháp với 121.000 đơn và Tây Ban Nha là 65.000 đơn.
Tỷ lệ được công nhận quy chế tị nạn hay bảo vệ tương tự là 34%, với người Eritrean xin tị nạn được chấp thuận cao nhất (81%).
Giá điện tại Thụy Điển cao kỷ lục khi đường ống Nord Stream ngừng hoạt động để bảo trì Giá điện trên khắp Thụy Điển đã tăng lên mức kỷ lục, đạt đỉnh ở khu vực phía nam của đất nước và vùng Greater Stockholm. Nhà máy nhiệt điện than Ratcliffe-on-Soar ở Nottingham, Anh. Ảnh minh họa: AP Theo đài Sputnik (Nga), giá điện tại nhiều khu vực của Thụy Điển đã vượt 56 cent/kWh, cao hơn hẳn mức giá thông thường...