Mỹ: Khởi kiện Amazon vi phạm luật chống độc quyền
Ủy bản Thương mại Liên bang Mỹ ngày 26/9 đã khởi kiện Amazon với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, cáo buộc nhà bán lẻ trực tuyến này gây tổn hại cho người tiêu dùng, khi khiến họ phải mua hàng với giá cao.
Một trung tâm phân phối của Amazon tại Bắc Las Vegas, Nevada, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là nỗ lực pháp lý mới nhất của chính phủ Mỹ nhằm vào các ông lớn công nghệ đang chiếm vị thế chủ đạo trên mạng Internet.
Cụ thể, đơn kiện do 17 tổng chưởng lý bang đứng đơn, tiếp nối cuộc điều tra kéo dài 4 năm về hoạt động kinh doanh của Amazon, cũng như sau các vụ kiện tương tự nhằm vào Meta và Google. Theo đơn, Amazon bị cáo buộc đã sử dụng các điều khoản hợp đồng để ngăn người bán hàng bên thứ 3 và người bán chào giá sản phẩm thấp hơn giá đăng trên Amazon.
Ngoài ra, đơn kiện cũng cho rằng Amazon đã thay thế các kết quả tìm kiếm có liên quan bằng quảng cáo được trả phí, hướng đến các thương hiệu của riêng nhà bán lẻ này thay vì những lựa chọn có giá thành và chất lượng cạnh tranh hơn.
Hoạt động này cho thấy Amazon và nhiều đại gia công nghệ có xu hướng đã lạm dụng sự thống trị trong lĩnh vực tìm kiếm, truyền thông xã hội và bán lẻ trực tuyến để kiếm lời trên mạng Internet.
Mỹ, Nga, Trung Quốc âm thầm 'chạy đua' nâng cấp địa điểm thử nghiệm hạt nhân?
Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đã xây dựng các cơ sở mới và đào đường hầm mới tại các địa điểm thử nghiệm hạt nhân trong những năm gần đây, theo hình ảnh vệ tinh mà Đài CNN thu thập được.
Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy Mỹ, Nga hay Trung Quốc sắp sửa tiến hành thử nghiệm hạt nhân, nhưng những hình ảnh cho thấy nỗ lực nâng cấp của ba quốc gia tại các địa điểm thử nghiệm hạt nhân chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, theo tường thuật của CNN ngày 23.9.
Ba địa điểm này bao gồm một địa điểm của Trung Quốc ở khu tự trị Tân Cương phía tây bắc nước này, một địa điểm của Nga trên một quần đảo ở Bắc Băng Dương và một địa điểm của Mỹ ở vùng hoang mạc bang Nevada.
Hình ảnh vệ tinh mà CNN thu được cho thấy nhiều hoạt động xây dựng đã diễn ra tại địa điểm thử nghiệm Novaya Zemlya nằm trên quần đảo cùng tên của Nga từ năm 2021 đến năm 2023. Các tàu và container vận chuyển mới cập cảng, các con đường được giữ thông thoáng vào mùa đông và các đường hầm được đào sâu vào vùng núi Bắc cực. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm cơ sở này hồi giữa tháng 8.
Moscow không lập tức đưa ra bình luận.
Ảnh vệ tinh chụp điểm thử nghiệm hạt nhân Novaya Zemlya của Nga vào tháng 6. Ảnh CNN
Hoạt động gia tăng cũng được phát hiện tại địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Trung Quốc ở Lop Nur, một hồ muối khô cạn nằm giữa hai sa mạc ở Tân Cương. Hình ảnh vệ tinh cho thấy đường hầm thứ năm mới đã được mở trong những năm gần đây và những con đường mới đã được xây dựng. Ngoài ra, một khu lưu trữ mới được xây dựng vào năm 2021 và 2022, có thể dùng để lưu trữ chất nổ.
Phản hồi CNN, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tường thuật của họ "cường điệu hóa 'mối đe dọa hạt nhân từ Trung Quốc'" và "cực kỳ vô trách nhiệm".
Trong khi đó, hình ảnh vệ tinh chụp địa điểm thử nghiệm hạt nhân ở Nevada (tên chính thức là Địa điểm An ninh Quốc gia Nevada) cho thấy một cơ sở dưới lòng đất - khu phức hợp U1a - đã được mở rộng đáng kể từ năm 2018 đến năm 2023.
Đáp lại yêu cầu bình luận của CNN, người phát ngôn của Cơ quan An ninh Quốc gia (NNSA) trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận họ đã "tái cấp vốn cho cơ sở hạ tầng và năng lực khoa học" tại địa điểm thử nghiệm Nevada, bao gồm mua sắm máy dò tiên tiến mới, phát triển công nghệ đo phản ứng và tiếp tục hoạt động đào hầm.
Jeffrey Lewis, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury (Mỹ), đã cung cấp số hình ảnh vệ tinh nói trên cho CNN. Ông cho biết những bức ảnh được chụp từ 3 đến 5 năm qua hé lộ những đường hầm mới trong lòng núi, những con đường và cơ sở lưu trữ mới, cũng như sự gia tăng lưu lượng phương tiện ra vào các địa điểm này.
"Thực sự có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Nga, Trung Quốc và Mỹ có thể tiếp tục thử nghiệm hạt nhân", ông nói. Cả ba quốc gia đều chưa từng tiến hành việc này kể từ khi hoạt động thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất bị cấm theo Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996. Trung Quốc và Mỹ đã ký hiệp ước nhưng chưa phê chuẩn.
Kho vũ khí hạt nhân thế giới mở rộng, Trung Quốc tăng đáng kể
Moscow đã phê chuẩn hiệp ước, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 2 cho biết ông sẽ ra lệnh thử nghiệm nếu Mỹ hành động trước, đồng thời tuyên bố "không ai nên có ảo tưởng nguy hiểm rằng cân bằng chiến lược toàn cầu có thể bị phá vỡ".
Theo các nhà phân tích, việc nâng cấp các địa điểm như vậy có nguy cơ dẫn đến cuộc chạy đua nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào thời điểm có sự ngờ vực sâu sắc giữa Washington với Moscow và Bắc Kinh, mặc dù khả năng xung đột vũ trang thực sự xảy ra trong tương lai gần là điều không thể.
Số trẻ em thiệt mạng do bạo lực súng đạn tại Mỹ tăng cao trong năm 2021 Theo nghiên cứu do Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) vừa công bố, số trẻ em tử vong do súng đạn ở Mỹ đã lên mức cao nhất từ trước đến nay vào năm 2021. Súng trường được bày bán tại một cửa hàng ở Las Vegas, Nevada, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, sử dụng số liệu về tỷ...