Mỹ khởi động quá trình đánh giá có thể dẫn đến lệnh cấm nhựa PVC
Hợp chất vinyl chloride được sử dụng trong sản xuất nhựa PVC đã chính thức được phân loại là chất gây ung thư ở người vào năm 1974 và bị cấm trong sản xuất keo xịt tóc, mỹ phẩm dược phẩm.
Hiện trường vụ tàu hỏa trật bánh tại East Palestine, Ohio, Mỹ, ngày 14/2/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 14/12, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cho biết đã bắt đầu tiến hành đánh giá chính thức những nguy cơ mà hợp chất vinyl chloride gây ra, điều có thể dẫn đến việc chấm dứt hoạt động sản xuất nhựa PVC (polyvinyl chloride).
Hợp chất vinyl chloride được sử dụng trong sản xuất nhựa PVC đã chính thức được phân loại là chất gây ung thư ở người vào năm 1974 và bị cấm trong sản xuất keo xịt tóc, chất làm lạnh, mỹ phẩm và dược phẩm.
Đây cũng chính là chất hóa học độc hại mà nhà chức trách Mỹ đã buộc phải tiêu hủy nhằm tránh nguy cơ nổ không kiểm soát trong vụ tàu chở hóa chất bị trật khỏi đường ray ở Ohio hồi đầu năm nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hợp chất vinyl chloride vẫn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất ống nhựa PVC, vật liệu xây dựng và bao bì sản phẩm, cũng như đĩa than nhạc và đồ chơi trong bồn tắm cho trẻ em như vịt cao su.
Theo EPA, cơ quan này sẽ xem xét những nguy cơ mà hợp chất vinyl chloride gây ra cho sức khỏe con người và môi trường, một quá trình có thể kéo dài ít nhất 3 năm.
Vinyl chloride là một trong 5 loại hóa chất mà EPA đánh giá, trong đó bốn loại được sử dụng trong sản xuất nhựa.
Các chất hóa học khác được đánh giá lần này theo Đạo luật Kiểm soát Chất độc hại gồm acetaldehyde, acrylonitrile, benzenamine và một hợp chất được gọi là MBOCA.
EPA cho rằng động thái này phù hợp với cam kết của chính quyền Tổng thống Joe Biden về việc làm rõ và giải quyết tình trạng phơi nhiễm môi trường và phơi nhiễm chất độc hại.
Các nhà hoạt động môi trường và y tế công cộng đã hoan nghênh thông báo của EPA.
Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Beyond Plastics, bà Judith Enck cho biết đây là bước đi đầu tiên vốn được chờ đợi trong nhiều thập kỷ.
Nhà phân tích cấp cao tại tổ chức Moms Clean Air Force (tập trung vào bảo vệ trẻ em khỏi ô nhiễm không khí) Cynthia Palmer cảnh báo vinyl chloride có thể gây ra hàng loạt tác động đến sức khỏe con người như ung thư gan, não và phổi, ung thư hạch bạch huyết và bệnh bạch cầu, thậm chí hóa chất độc hại này còn có thể thẩm thấu qua nhau thai khi mang thai.
Trong khi đó, chuyên gia Liz Hitchcock thuộc tổ chức Tương lai không có chất độc hại (Toxic-Free Future) cho rằng vinyl chloride đe dọa sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất đến quá trình loại bỏ, khiến người lao động trong ngành này hay những người sinh sống gần các cơ sở hóa chất đối mặt với mức độ phơi nhiễm và nguy cơ cao nhất.
Hiện nhiều nước trên thế giới cũng đang thắt chặt các hạn chế đối với việc sử dụng và loại bỏ nhựa PVC./.
WHO kêu gọi siết chặt quản lý thuốc lá điện tử
Ngày 14/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi chính phủ các nước áp dụng chính sách quản lý thuốc lá điện tử (vape) tương tự như với thuốc lá thông thường và cấm tất cả thuốc lá điện tử có hương liệu.
Thuốc lá điện tử. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhiều ý kiến coi vape như một sản phẩm thay thế thuốc lá điếu thông thường, giúp giảm số ca tử vong và mắc bệnh do hút thuốc. Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh rằng cần thực hiện "các biện pháp cấp thiết" nhằm kiểm soát vape.
Viện dẫn các nghiên cứu, WHO nêu rõ không có đủ bằng chứng cho thấy vape giúp cai thuốc lá. Trong khi đó, vape tạo ra các chất, một số trong đó được xác định là chất gây ung thư hoặc gây hại tim, phổi. Các chất này cũng có thể hủy hoại sự phát triển trí não ở những người trẻ tuổi. Vape còn có thể gây nghiện nicotine đối với những người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hiện nay, số trẻ từ 13 - 15 tuổi sử dụng vape đang nhiều hơn so với số người trưởng thành tại tất cả các quốc gia thành viên của WHO.
Tổ chức này kêu gọi thực hiện các thay đổi, trong đó có việc cấm tất cả các hương liệu như tinh dầu bạc hà, cũng như áp dụng các biện pháp kiểm soát thuốc lá điện tử tương tự như các biện pháp thực hiện đối với thuốc lá thông thường, gồm đánh thuế cao và cấm sử dụng tại nơi công cộng.
Tổng giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus nhận định trẻ em đang bị lôi kéo sử dụng thuốc lá điện tử, thậm chí có thể nghiện nicotine. Chính vì vậy, ông kêu gọi các quốc gia thực thi các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát sản phẩm này.
WHO và một số tổ chức khác đang nỗ lực thúc đẩy các quốc gia ban hành những quy định chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm mới có chứa nicotine. Các sản phẩm này đang được một số công ty thuốc lá lớn như Philip Morris International nhắm đến như một lựa chọn thay thế thuốc lá thông thường, nhằm cứu vãn mảng kinh doanh thuốc lá truyền thống đang gặp khó khăn do các quy định cấm thuốc lá ngày càng chặt chẽ và tỷ lệ người hút thuốc giảm.
Tàu hỏa trật bánh ở Pakistan khiến hơn 60 người thương vong Ít nhất 15 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương sau khi một đoàn tàu chở khách trật bánh ở khu vực Sindh của Pakistan hôm 6/8. Hiện trường vụ tai nạn. Nguồn: One India Mint đưa tin, chuyến tàu chở khách của hãng Hazara Express đang trên đường đến thành phố Rawalpindi từ Karachi thì bất ngờ xảy ra tai...