Mỹ khoe tàu tàng hình ‘con ma’
Công ty Hàng hải Juliet tuyên bố họ đã chế tạo thành công tàu tàng hình có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của hải quân Mỹ trong tác chiến.
Gregory Sancoff, Giám đốc điều hành của công ty Hàng hải Juliet, khẳng định siêu tàu tàng hình biệt danh Ghost (con ma) có thể bảo vệ hoàn hảo cho chiến hạm và tàu sân bay Mỹ khỏi mối đe dọa từ các loại tàu nhỏ siêu tốc mang vũ khí của kẻ thù. Khả năng tàng hình ưu việt giúp nó gần như biến mất trên radar, CNN đưa tin.
Một năm sau khi xuất hiện, “con ma” vẫn chưa thu hút sự quan tâm của hải quân Mỹ. Tuy nhiên, Công ty Hàng hải Juliet vẫn hoàn thiện con tàu. Trong lần thử nghiệm mới nhất, “con ma” thể hiện khả năng di chuyển cực nhanh với vận tốc 50 hải lý, tương đương 95 km/h. Hệ thống ván trượt giúp nó dễ dàng lướt đi trên mặt nước.
Theo nhà sản xuất, Ghost có chiều dài 18 m với thủy thủ đoàn gồm 3 người. Tuy nhiên, thiết bị này có khả năng di chuyển nhờ điều khiển từ xa. Khoang tàu đủ chỗ chứa 18 đặc nhiệm hải quân. Nó dễ dàng xâm nhập sâu trong vùng biển của đối phương nhờ khả năng tàng hình ưu việt. Sancoff cho biết Lầu Năm Góc chưa để tâm tới “con ma” chỉ vì công ty của họ quá nhỏ.
Video đang HOT
Juliet là một trong những công ty hiếm hoi tự bỏ tiền đầu tư nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm phục vụ cho hải quân Mỹ khi Lầu Năm Góc chưa cam kết mua hàng. Tuy nhiên, sản phẩm này ra đời dựa vào những nhu cầu thực sự của hải quân, đặc biệt là sau vụ tấn công tàu khu trục USS Cole ở Yemen năm 2000 làm 17 thủy thủ thiệt mạng.
Hải quân Mỹ thường không sử dụng nhiều tàu nhỏ vì phần lớn các hoạt động quân sự diễn ra ở những vùng biển sóng to gió lớn.
“Anh em nhà Wright mất rất nhiều công sức để thuyết phục mọi người về khả năng của máy bay. Các cuộc đàm phán ban đầu của họ đều không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta biết rõ những gì diễn ra sau đó”, Sancoff tự tin nói.
Theo Zing
Pháp mời Việt Nam đóng tàu chiến khinh hạm tàng hình?
Hãng đóng tàu nổi tiếng DCNS của Pháp được cho là đang tìm kiếm hợp đồng đóng tàu chiến cho Việt Nam.
Theo tiết lộ của Giám đốc điều hành Thales - hãng xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Pháp nói rằng, Thales cùng với các nhà sản xuất vũ khí khác của Pháp đang tìm cách tăng doanh số bán hàng ở nước ngoài để duy trì dây chuyền sản xuất.
Phát biểu với tờ Tin tức Quốc phòng Mỹ, CEO của Thales cho biết, Indonesia sẽ là thị trường chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, đánh dấu sự trở lại của Thales trong những năm tới. Ngoài ra, Việt Nam cũng được xem là một thị trường hợp tác kỹ thuật quân sự đầy tiềm năng và triển vọng của Pháp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một thiết kế khinh hạm lớp Gowind của Hải quân Pháp.
Quan chức cấp cao của Thales cũng tiết lộ thêm rằng, hãng trực thăng Airbus Helicopter và nhà sản xuất tên lửa MBDA của châu Âu (chi nhánh ở Pháp) cũng đang tìm kiếm hợp đồng để giành được chiến thắng từ Hà Nội.
Trong khi đó, công ty đóng tàu hải quân DCNS cũng cho biết sẽ tham gia đấu thầu để tìm kiếm được một hợp đồng đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài ra, Italia cũng được cho là đang tham gia cạnh tranh trong một số hợp đồng không rõ của Việt Nam.
Trước đây, thời báo Kinh doanh Pháp La Tribune cũng từng cho biết thông tin rằng, Hải quân Việt Nam đang muốn mua hệ thống tên lửa hải - đối - không VL Mica và tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block III từ nhà sản xuất MBDA để trang bị cho 2 tàu hộ tống lớp SIGMA 9814 do hãng Damen của Hà Lan chế tạo.
Trả lời phỏng vấn Tin tức Quốc phòng, Giám đốc điều hành MBDA đã từ chối bình luận về thông tin Việt Nam muốn mua 2 loại tên lửa của công ty này. Tuy nhiên, ông này nói rằng, Việt Nam đang tìm cách vay tiền với tỉ lệ thấp, ngoài ra không tiết lộ gì thêm.
Việc Việt Nam mua vũ khí từ châu Âu đã không còn quá mới lạ, bởi gần đây, Hà Nội đã đặt mua nhận bàn giao đủ 3 chiếc máy bay tuần thám biển CASA C-212-400 từ Tập đoàn Airbus Defence and Space của châu Âu. Các máy bay tuần thám biển này hiện đang phục vụ trong Lữ đoàn Không quân 918 của Việt Nam và hoạt động rất hiệu quả.
Tuy nhiên, đây cũng là lần đầu tiên có thông tin về việc hãng đóng tàu danh tiếng nhất của Pháp - DCNS đang tìm cách giành được hợp đồng đóng tàu từ Việt Nam. Và mặc dù không có thông tin chi tiết, nhưng có thể dự đoán DCNS sẽ mời chào Việt Nam đặt mua loại khinh hạm tàng hình tối tân thuộc lớp GOWIND.
Dự đoán trên được đưa ra trên cơ sở, trong khuôn khổ kỷ niệm năm 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp, tháng 5/2013, Paris đã cử khinh hạm L'Adroit (thuộc lớp GOWIND) sang thăm cảng Hải Phòng của Việt Nam
Trong thời gian chuyến thăm Việt Nam, Pháp cũng đã mời các phái đoàn của Bộ quốc phòng và Cảnh sát biển lên thăm tàu, đồng thời tổ chức một buổi họp báo trên tàu nhằm mục đích giới thiệu với Hải quân nhân dân Việt Nam về mẫu tàu mới cùng nhiệm vụ của nó.
GOWIND là lớp tàu tuần tra hiện đại nhất của Hải quân Pháp hiện nay, tàu có khả năng hoạt động tác chiến rất đa dạng nhờ trang bị các hệ thống vũ khí và trang bị hiện đại như: xuồng cao tốc, máy bay trực thăng, thiết giám sát không người lái, hệ thống tác chiến điện tử,... và hệ thống hạ thủy xuồng cao tốc siêu nhanh.
Theo Đất Việt
Tàu ngầm tàng hình Nga hoàn thành thử nghiệm trên biển Tầu ngầm hạt nhân tàng hình lớp Borey, Vladimir Monomakh, đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm trên biển và dự kiến gia nhập Hải quân Nga vào cuối năm nay. Tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư Vladimir Monomakh được khởi đóng vào năm 2006, là tàu ngầm lớp Borey (Project 955) thứ 3 được đóng tại nhà máy Sevmash ở...