Mỹ khoe máy bay không người lái “chim ưng” đối phó Triều Tiên
Trong một động thái nhằm cảnh báo Triều Tiên, quân đội Mỹ ngày 24/5 đã công bố với truyền thông máy bay do thám không người lái Global Hawk ( Chim ưng toàn cầu) được triển khai tới căn cư không quân My Yokota tai Nhât Bản.
Máy bay do thám không người lái Global Hawk tại căn cứ Yokota, Nhật Bản (Ảnh: Koyodo)
Máy bay do thám không người lái Global Hawk là máy bay cỡ lớn với chiều dài 15m và sải cánh dài 40m, có khả năng bay trong thời gian dài và ở độ cao lớn hơn máy bay thông thường.
Global Hawk đã được quân đội Mỹ bố trí tại căn cứ không quân Yokota, phía Tây Nhật Bản, nhằm thu thập các thông tin tình báo liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại vùng biển phía Tây Thái Bình Dương.
Đây là một trong 5 máy bay không người lái Global Hawk được điều từ căn cứ không quân Guam tới Yokota nhằm tránh những cơn bão mạnh thường đổ bộ vào các đảo trên Thái Bình Dương trong mùa hè. Theo kế hoạch, các máy bay không người lái này sẽ ở lại Yokota tới cuối tháng 10.
Trong năm 2014 và 2015, quân đội Mỹ cũng điều các máy bay Global Hawk tới căn cứ không quân Misawa ở Aomori vì các lý do tương tự.
Các máy bay không người lái có khả năng gửi trực tiếp hình ảnh, bao gồm cả những hình ảnh được chụp bởi thiết bị radar hồng ngoại từ độ cao trên 15.000m. Được điều khiển từ xa từ các căn cứ tại Mỹ, Global Hawk có thể bay liên tục 36 giờ nhưng không được thiết kế để sử dụng trong chiến đấu.
Sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 tại Nhật Bản, quân đội Mỹ cũng sử dụng Global Hawk để rà soát thiệt hại tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch giới thiệu máy bay do thám không người lái Global Hawk vào đầu năm tài khóa 2019 với việc triển khai 3 máy bay tới căn cứ không quân Misawa.
Video đang HOT
Nhật Minh
Theo Japan Times
U-2 hay UAV Mỹ bất ngờ do thám Nga?
Sau khi bất ngờ phát hiện máy bay lạ do thám bán đảo Kamchatka và Crimea, Nga cho rằng đây rất có thể là chiếc RQ4 Global Hawk và U2 của Mỹ.
Theo Interfax, ngày 29/3, một máy bay lạ đã bị phát hiện lảng vảng gần bán đảo Kamchatka, Viễn Đông Nga. Vụ việc xảy ra sáng 29/3, khi đó máy bay lạ này ở độ cao trên 10 km, không xa khu vực Petropavlovsk-Kamchatsky. Nguồn tin cho biết, rất có thể chiếc máy bay này đang thu thập thông tin tình báo tại khu vực này.
Cũng trong ngày 29/3, Nga còn phát hiện ra chiếc UAV RQ-4 Global Hawk xuất phát từ Bulgaria bay dọc theo Romania và Ukraine, cách bán đảo Crimea thuộc Nga chỉ 13 km.
Lập tức, tiêm kích Nga cất cánh và chụp ảnh UAV này có số hiệu ở đuôi là 3412, thuộc Không lực Mỹ. Đặc biệt, gần đây, UAV Global Hawk thường bay gần biên giới Nga ở Biển Đen.
Trong khi đó, theo nhận định của trang tin ProtectRussia, rất có thể đó là máy bay trinh sát U-2 của Mỹ. Lý do là mới đây chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu và NATO là tướng Philip Breedlove kêu gọi nên dùng U-2 để bay do thám Nga như thời Chiến tranh lạnh.
Dù là máy bay nào trong 2 loại máy bay trên thì chúng đều sở hữu những khả năng do thám cực mạnh mà không nhiều loại máy trên thế giới có thể làm được.
Máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk.
RQ-4 Global Hawk - không chỉ là máy bay do thám
Theo nguồn tin quân sự Mỹ, hiện nay Không quân Mỹ có 32 UAV Global Hawk hoạt động trên khắp thế giới. UAV do thám không người lái tầm xa RQ-4 Global Hawk được phát triển nhằm thay thế cho máy bay dó thám U-2 đã lỗi thời sau hàng chục năm phục vụ từ những năm 1990.
RQ-4 Global Hawk có kích cỡ khá lớn, dài tới 14,5m, cao 4,7m, sải cánh 39,9m, trọng lượng cất cánh 14,62 tấn. RQ-4 Global Hawk thiết kế với cánh đuôi hình chữ V, cánh chính nằm phía dưới bụng máy bay.
UAV RQ-4 Global Hawk trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Rolls-Royce F1370RR-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 575km/h, tầm bay 14.000km, trần bay 18.288m. RQ-4 Global Hawk được trang bị công nghệ tiên tiến, các bộ phận cơ học chủ yếu được điều khiển bằng máy tính.
Hệ thống tích hợp của RQ-4 Global Hawk bao gồm các thiết bị cảm biến, điện tử và kết nối dữ liệu đặt trên máy bay trong khi phần điều khiển đặt trên mặt đất có thiết bị phục vụ cất hạ cánh (LRE), trung tâm điều khiển máy bay (MCE) cùng với các thiết bị liên lạc, hỗ trợ và huấn luyện nhân sự vận hành bay.
RQ-4 Global Hawk còn có khả năng phủ sóng gây nhiễu toàn bộ khu vực tác chiến, tạo thuận lợi cho nhóm tác chiến bên dưới hoạt động hiệu quả hơn. RQ-4 có thể hoạt động như một máy bay AWACS mini.
Ngoài ra, để tăng khả năng sống sót, RQ-4 được trang bị một hệ thống bảo vệ mềm AN/ALR-89 gồm các thành phần: Cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-3; cảm biến cảnh báo radar AN/APR-49; hệ thống phóng mồi bẫy cùng hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.
Mỹ tái sử dụng U-2 Dragon Lady cho nhiệm vụ do thám Nga.
Lão tướng được trọng dụng
Dù Mỹ đã phát triển RQ-4 Global Hawk để thay thế cho U-2 nhưng đến nay, máy bay này vẫn chứng minh được khả năng ưu việt của mình. U-2 Dragon Lady ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước, là một thành tựu vượt bậc đáng kinh ngạc của công nghệ thời bấy giờ.
Được trang bị 1 động cơ, U-2 có thể bay ở độ cao 21 km, chính vì vậy mà loại máy bay thám thính này có thể dễ dàng trốn thoát được sự kiểm soát của các radar và tên lửa phòng không của đối phương.
U-2 được xem là loại máy bay do thám hiệu quả nhất của nước Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Nó được chế tạo nhằm mục đích duy nhất là do thám Liên Xô và khối XHCN kể từ năm 1960.
U-2 có sải cánh dài 31 m, tốc độ tối đa là 500 km/h và có thể hoạt động trên không liên tục trong vòng 12 giờ. U-2 có trọng lượng không tải là 6.478 kg và tổng trọng lượng tối đa lên tới 11.325 kg khi được trang bị các thiết bị giám sát.
Cho dù máy bay không người lái đang dần thay thế máy bay có người lái trong các sứ mệnh trinh sát, nhưng hiện tại Không quân Mỹ vẫn vận hành 31 chiếc U-2 và Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vận hành 2 chiếc.
Để tối ưu hóa hoạt động trên không, buồng lái của U-2 được thiết kế chỉ dành cho một phi công với không gian khá chật hẹp. Chuyến bay đầu tiên của U-2 là một trong chuyến bay có hành trình từ Tây Đức, qua Ba Lan, Bellorussia, và Liên Xô vào ngày 4/7/1956. U-2 cũng được điều tới Việt Nam trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Dù đã có nhiều đề xuất liên quan tới việc để U-2 nghỉ hưu, nhưng theo các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ thì Washington vẫn cần có sự hiện diện của U-2 để bảo đảm khả năng do thám đối với những quốc gia có sự "trỗi dậy" mạnh mẽ.
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Mắt thần U-2 NATO muốn do thám Nga từng bị bắn hạ Tướng Mỹ chỉ huy lực lượng NATO ở châu Âu tuyên bố cần cho máy bay do thám U2 của EU trở lại thực hiện hoạt động trinh sát Nga. Tờ Independent trích lời tướng Philip Breedlove tuyên bố, những chiếc máy bay này là phương tiện tình báo bổ sung cần thiết để đương đầu hiệu quả với "mối đe dọa ngày...