Mỹ: Khóc hoài không dứt, bé 2 tháng tuổi bị mẹ đấm nứt sọ
Một phụ nữ 22 tuổi ở vùng đông bắc nước Mỹ đã phải hầu tòa vì đấm nứt sọ đứa con trai 2 tháng tuổi (ảnh). Nguyên nhân là do cậu bé khóc liên tục khiến cô không ngủ được và nổi cáu, theo The Mirror.
Ảnh chụp màn hình Mirror
Cô Peek Gaddis, 22 tuổi, ở thị trấn Colerain Township, bang Ohio (Mỹ) đã bị buộc tội vì hành vi bạo hành trẻ em.
Gaddis đã đấm nhiều lần vào đầu đứa con trai 2 tháng tuổi khi nó quấy khóc. Sự việc xảy ra hôm 10.6, cảnh sát cho biết.
Trong một tuyên bố công bố trước tòa, các nhà chức trách cho biết Gaddis đã thừa nhận hành vi bạo lực. Cô bực mình khi cậu con trai cứ khóc liên tục khiến cô không thể ngủ. Gaddis đã dùng tay đấm nhiều lần vào đầu đứa con nhỏ.
Cậu bé bị tổn hại thể chất nghiêm trọng và xuất hiện một số vết nứt trên sọ, trong đó có vết nứt khiến xuất huyết não, cảnh sát cho biết. Xuất huyết nghiêm trọng có thể khiến đứa trẻ chậm phát triển và gặp khó khăn khi vận động, thậm chí dẫn đến tử vong, theo Mirror.
Video đang HOT
Gaddis là một trợ lý y tá. Cô bị tòa truy tố với tội danh được xếp ở mức nghiêm trọng cấp độ 2 và hiện đang bị giam ở nhà tù hạt Hamilton, tiểu bang Florida, đông nam nước Mỹ.
Vì hành vi bạo lực trẻ em, Gaddis bị tòa án cấm không được tiếp xúc với con mình. Cơ quan phụ trách vấn đề gia đình và việc làm hạt Hamilton đã tước quyền chăm sóc cậu bé 2 tháng tuổi và một đứa con 1 tuổi khác của Gaddis. Họ sẽ tạm thời chịu trách nhiệm chăm sóc 2 đứa trẻ.
Theo kế hoạch, bồi thẩm đoàn sẽ tuyên án Gaddis vào ngày 22.6.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Kiêng chất béo có thể nguy hiểm tới tính mạng
Người ăn nhiều cá hay gà vịt rất ít khi bị tai biến mạch máu não, trong khi người ăn thiếu mỡ bị xuất huyết não nhiều hơn như chúng ta đã biết.
Mới đây, trên mục Sức khỏe của nhật báo Mỹ The New York Times, đã đăng bài "Lời kêu gọi cho ẩm thực ít chất đường thêm chất béo (A Call for a Low-Carb Diet That Embraces Fat) của ký giả Anahad OConnor. Bài báo đã gây xôn xao dư luận và truyền thông Mỹ về dinh dưỡng từ kỵ chất béo chuyển sang thêm chất béo trong khẩu phần ăn.
Kiêng mỡ, đúng hay sai?
OConnor muốn thông tin cho độc giả về các bằng chứng khoa học vững chắc cho thấy, khi con người ăn bớt đường bột và ăn thêm chất béo (ngoại trừ transfat, tức acid béo chuyển hóa dùng nhiều trong thực phẩm công nghiệp), nguy cơ của bệnh tim mạch được giảm thiểu.
Không những thế, nó còn giảm lượng mỡ trong cơ thể và giảm béo. Còn theo kết quả khảo cứu mới nhất từ Đại học Tulane, tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NIH- National Institute of Health), đăng trên Nguyệt san Y học Annals of Internal Medicine trước đó cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng, như đã nói ở trên, giữa nhóm tiêu thụ bớt đường thêm chất béo và nhóm ăn thực phẩm có lượng chất béo thấp như Chính phủ Mỹ và Hội Chuyên gia Bệnh Tim Hoa Kỳ vẫn khuyến khích bấy lâu nay.
Điểm đáng chú ý là, cả hai nhóm đều không phải giới hạn lượng calorie tiêu thụ mỗi ngày như các chương trình dinh dưỡng khác. Kết quả của cuộc thí nghiệm này chứng tỏ việc bài trừ chất béo trong thực phẩm trên 30 năm qua ở Hoa Kỳ là sai lầm. Trong thập niên 1970, GS. Ancel Keys, Đại học Minnesota, đưa ra kết quả của một cuộc nghiên cứu trên 7 quốc gia Âu - Mỹ, cho thấy, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa từ mỡ động vật là nguyên do của cholesterol cao và bệnh tim mạch.
Nhiều nhà khoa học khác đã nhanh chóng ủng hộ GS.Keys và các hội chuyên khoa về tim cùng Chính phủ Hoa Kỳ nhanh chóng khuyến cáo người Mỹ nên ăn ít chất béo, nhất là mỡ động vật, và các công ty sản xuất thực phẩm nên giảm thiểu chất béo trước khi bày bán trên thị trường.
Tuy nhiên, nhờ cuộc khảo cứu của Đại học Tulane và bài báo cảnh tỉnh của ký giả OConnor mà nhiều người biết rằng, y học và Chính phủ Hoa Kỳ đã sai lầm khi cổ vũ và áp dụng cách dinh dưỡng thiếu chất béo. Cuộc khảo cứu ở 7 quốc gia của GS. Keys đã bị các khoa học gia đương thời duyệt lại và cho thấy, ông đã phạm nhiều sơ suất dẫn đến kết quả không đúng với sự thật.
Ăn ít chất béo còn có hại cho sức khỏe tổng quát vì cơ thể sẽ bị thiếu các sinh tố quan trọng hòa tan trong chất béo như sinh tố A, sinh tố D và sinh tố K. Ăn thiếu chất béo, nhất là chất béo động vật, gây ra chứng xuất huyết não sau 45 tuổi với số ca tử vong cao như đã tường trình từ các nghiên cứu trên nữ điều dưỡng Mỹ (2001), người Nhật (2003) và người Ấn Độ (2012).
Hãy trở lại chế độ ăn như vốn có
Hãy nên ăn uống thoải mái, thêm thịt gia súc, gia cầm, trứng, tôm, cua... với nhiều chất đạm và chất béo, không phải kiêng khem gì ngoài việc ăn bớt đường, chất bột (gạo và lúa mì) và ăn thêm rau quả. Vào siêu thị, không mua thực phẩm Low Fat và No Fat và nhất quyết không tiêu thụ thực phẩm có chứa trans fat. Trans fat thực vật là chất béo xấu duy nhất cho con người hiện nay.
Chất béo tốt là mono-unsaturated fat (chất béo hữu cơ) và omega-3-fatty acid có tác dụng chống viêm và ngừa bệnh tim mạch. Thực phẩm với chất béo tốt gồm có dầu olive, dầu cải, dầu gan cá, trái bơ (avocado), mỡ vịt, dầu dừa, dầu đậu phộng, lòng đỏ trứng, và còn nhiều nữa.
Chất béo bão hòa từ mỡ bò, heo, hay chất béo poly-unsaturated từ dầu đậu nành, dầu bắp,... cũng không độc hại gì nếu ăn vừa phải. Người ăn nhiều cá hay gà vịt rất ít khi bị tai biến mạch máu não, trong khi người ăn thiếu mỡ bị xuất huyết não nhiều hơn như chúng ta đã biết.
Theo_PLO
Sai lầm 'chết người' phổ biến trong ăn uống gây bệnh Có nhiều thói quen phổ biến trong ăn uống của mọi người đang âm thầm gây hại cho sức khỏe vô cùng mà bạn đôi khi không ngờ tới. Việc ăn nhiều chất béo động vật là nguy cơ lớn nhất dẫn đến béo phì. Ăn quá ít rau quả Ăn nhiều thịt, trứng, ít rau quả và hải sản là những sai...