Mỹ khó có cớ gây chiến khi Triều Tiên n.ổ bo.m nhiệt hạch ở Thái Bình Dương

Theo dõi VGT trên

Vụ thử hạt nhân trên Thái Bình Dương của Triều Tiên không thể bị coi là hành động tuyên chiến vì vấn đề chính sách và pháp lý.

Mỹ khó có cớ gây chiến khi Triều Tiên n.ổ bo.m nhiệt hạch ở Thái Bình Dương - Hình 1

Một vụ thử hạt nhân trên Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: USAF.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ngày 23/9 tuyên bố Bình Nhưỡng có thể cho nổ bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương để đáp trả các tuyên bố cứng rắn từ Washington. Giới chuyên gia nhận định ngay cả khi Triều Tiên tiến hành vụ n.ổ bo.m nhiệt hạch này, nó cũng không bị coi là hành động tuyên chiến nhằm vào Mỹ và đồng minh, theo National Interest.

Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình chống phổ biến vũ khí tại Đông Á (EANP), cho rằng một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên ở Thái Bình Dương khó bị xếp vào nhóm hành động chiến tranh. “Thái Bình Dương là vùng biển rất rộng, khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân ở đây, nhiều tàu thuyền sẽ thấy vụ nổ nhưng ít có khả năng bị ảnh hưởng”, ông Lewis nói. Điều đó khiến Mỹ và đồng minh ít có lý do để tấ.n côn.g trả đũa nhằm vào Triều Tiên sau vụ thử.

Dưới quan điểm pháp lý, Mỹ đã từ chối tham gia Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton. Năm 2003, Bình Nhưỡng cũng đã rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ngày 7/7/2017, Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân được Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua, nhưng không quốc gia nào trong 9 nước sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên và Israel, tham gia đàm phán hay bỏ phiếu.

Bởi vậy, từ góc độ chính trị và pháp lý, khó có thể coi vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trên Thái Bình Dương là sự vi phạm luật pháp quốc tế và đòi hỏi biện pháp trừng phạt quân sự, giáo sư James R. Holmes tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho hay.

Mỹ khó có cớ gây chiến khi Triều Tiên n.ổ bo.m nhiệt hạch ở Thái Bình Dương - Hình 2

Nguy cơ lớn nhất là tên lửa Triều Tiên gây hư hại, phá hủy tàu bè và máy bay. Ảnh: Reuters.

Chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho rằng Mỹ có thể thuyết phục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) thảo luận về giải pháp quân sự sau vụ nổ, nhưng còn tùy vào mức độ thiệt hại từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trên Thái Bình Dương. “Mỹ có thể vận động chính trị để HĐBA thông qua một nghị quyết dựa trên Chương 7 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhưng còn tùy vào thiệt hại do vụ thử hạt nhân gây ra và đối tượng bị ảnh hưởng”, ông Holmes cho biết.

Video đang HOT

Chương 7 trong Hiến chương LHQ cho phép HĐBA xác định thực trạng các mối đ.e dọ.a hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược, đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định biện pháp nào nên áp dụng để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.

Giới chuyên gia cho rằng rất khó để một quốc gia cấm một vùng biển quốc tế, nhằm phục vụ hoạt động bắ.n đạn thật hoặc thử tên lửa. Việc bắ.n trúng tàu bè nước ngoài sẽ dẫn đến những tác động xấu về chính trị và nhân đạo. Khó khăn càng gia tăng gấp bội khi bên thử nghiệm không thể thông báo đầy đủ cho tàu bè và máy bay tránh xa khu vực bắ.n thử. Hiệu ứng từ một vụ nổ hạt nhân trên không và mặt biển là rất lớn, kéo theo thiệt hại trên diện rộng và ảnh hưởng lâu dài.

Nếu kịch bản này xảy ra, có khả năng HĐBA sẽ cho phép các nước sử dụng vũ lực để đáp trả Triều Tiên, hoặc Mỹ đơn phương phát động chiến tranh để tự vệ trong trường hợp chủ quyền lãnh thổ bị đ.e dọ.a. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nêu vấn đề này trước LHQ và ông sẽ phải giữ lời.

Mỹ khó có cớ gây chiến khi Triều Tiên n.ổ bo.m nhiệt hạch ở Thái Bình Dương - Hình 3

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra ICBM Hwasong-14. Ảnh: KCNA.

Tuy nhiên, Mỹ hiểu rất rõ rằng một cuộc chiến giữa hai nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc nên khó có thể gây chiến với Triều Tiên. Nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ cần thêm thời gian trước khi phóng ICBM mang đầu đạn hạt nhân, cũng như phải đưa ra thông báo trước khi thử nghiệm.

“Việc Triều Tiên cảnh báo trước khi thử hạt nhân trên Thái Bình Dương khiến tên lửa của họ có nguy cơ bị Mỹ đán.h chặn. Tuy nhiên, họ có thể chỉ cần báo trước một ngày và phóng đạn về phía nam Thái Bình Dương. Việc thử thành công ICBM mang đầu đạn hạt nhân sẽ xóa tan mọi nghi ngờ về năng lực của nước này”, ông Joshua H. Pollack, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu phi hạt nhân James Martin nêu quan điểm.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân trên Thái Bình Dương có thể được coi là hành động tuyên chiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 25/9 chỉ khẳng định đó là việc làm vô trách nhiệm mà không trả lời trực tiếp câu hỏi. Hàng loạt khó khăn về chính sách và yếu tố pháp lý là nguyên nhân dẫn tới phản ứng này, chuyên gia Dave Majumdar nhận định.

Duy Sơn

Theo VNE

Triều Tiên có thể làm gì tiếp theo sau vụ thử bom nhiệt hạch?

Một cuộc thử nghiệm tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân có thể là mục tiêu mà Triều Tiên đang hướng tới.

Triều Tiên có thể làm gì tiếp theo sau vụ thử bom nhiệt hạch? - Hình 1

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra một thiết bị trong chương trình hạt nhân. Ảnh: KCNA.

14h17 ngày 6/5/1962, một tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân lao khỏi mặt nước trên Thái Bình Dương rồi nhanh chóng biến mất trên bầu trời. Khoảng 12 phút sau, cách đó hơn 1.600 km về phía tây nam, tên lửa nổ tung, phát ra ánh sáng chói mắt. Một đám mây hình nấm lớn xuất hiện, theo NPR.

Cuộc thử nghiệm, với mã tên "Chim cốc biển", do Mỹ tiến hành, sử dụng mẫu tên lửa Polaris A-2 phóng từ tàu ngầm. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất Mỹ thử nghiệm tên lửa hạt nhân.

Đến nay, Triều Tiên mới chỉ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo riêng rẽ. Nhưng với vụ thử bom nhiệt hạch mới nhất hôm 3/9 và những lời đồn đại về một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) chuẩn bị diễn ra, giới chuyên gia đang lo ngại về kịch bản Bình Nhưỡng sẽ thực hiện một vụ thử nghiệm kiểu "Chim cốc biển".

"Đây rõ ràng là cách tối ưu để Triều Tiên chứng minh năng lực", James Acton, nhà vật lý kiêm đồng chủ nhiệm Chương trình Chính sách Hạt nhân tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nhận định. "Tôi hy vọng chúng ta không phải chứng kiến cảnh đó".

Tên lửa hạt nhân

Vũ khí hạt nhân là thiết bị có sức phá hủy mạnh nhất từng được con người phát triển. Tên lửa là một chiếc ống khổng lồ chứa nhiên liệu nổ. Kết hợp hai thứ lại với nhau, rủi ro sẽ vô cùng lớn. Việc phóng một thiết bị như thế còn làm gia tăng nguy cơ lên gấp bội phần, cây bút Geoff Brumfiel từ NPR đán.h giá.

"Ngay cả thử nghiệm tên lửa thất bại. Một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hỏng cũng là điều đáng sợ", ông Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến Vũ khí hạt nhân Đông Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, Mỹ, nhận xét.

Từ trước tới nay, rất ít cuộc thử nghiệm kiểu "Chim cốc biển" được thực hiện. Liên Xô hồi năm 1956 từng thử một tên lửa đạn đạo nhưng với đầu đạn có sức nổ cực nhỏ, ông Pavel Podvig, giám đốc Dự án Lực lượng Hạt nhân Nga ở Geneva, cho biết. Loạt cuộc thử nghiệm thứ hai diễn ra hồi đầu những năm 1960 tại bãi thử thuộc khu vực hẻo lánh phía bắc vùng Novaya Zemlya.

Năm 1966, Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-2 từ một bãi phóng ở phía bắc tới bãi thử ở vùng sa mạc phía tây nước này. Câu chuyện đằng sau vụ thử nghiệm của Trung Quốc có không ít điểm tương đồng với cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay, theo ông Lewis.

Sau khi Trung Quốc thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên vào năm 1964, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson khi ấy tỏ ra chủ quan trước năng lực của Bắc Kinh.

"Cần nhiều năm và nỗ lực rất lớn để đi từ bước thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên tới bước sở hữu kho vũ khí đáng tin cậy cũng như hệ thống phóng hiệu quả", ông Johnson lúc bấy giờ quả quyết.

"Mỹ nói 'đấy không phải vũ khí hạt nhân thực sự bởi bạn không thể gắn nó lên tên lửa", Lewis cho hay. "Và Trung Quốc thì tỏ ra như kiểu 'Ồ, được thôi. Sẽ ra sao nếu chúng tôi điều chỉnh lại lịch trình thử nghiệm, mang vũ khí của chúng tôi xuống thử dưới lòng đất, gắn nó lên tên lửa rồi phóng?'. Và họ thành công".

Hiện tại, nguy cơ trên bán đảo Triều Tiên thậm chí còn lớn hơn. Một cuộc thử nghiệm tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng có khả năng phát tán lượng lớn bụi phóng xạ vào khí quyển.

Ngoài ra, để vươn tới những khu vực xa xôi thuộc Thái Bình Dương, tên lửa hạt nhân Triều Tiên sẽ phải bay qua Nhật Bản và điều này "chắc chắn sẽ khiến người Nhật giận dữ", ông Lewis bình luận.

Vì mức độ rủi ro quá lớn, giới chuyên gia giờ đây vẫn bất đồng ý kiến về việc liệu Triều Tiên có dám mạo hiểm tiến hành một cuộc thử nghiệm khiêu khích như vậy hay không.

"Tôi cá họ sẽ không làm thế", ông Alex Wellerstein, nhà sử học hạt nhân tại Viện Công nghệ Stevens, suy đoán. "Có những cách khác để thể hiện khả năng mà không tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy".

Song Lewis không chắc chắn về nhận định trên. "Nếu chúng ta cứ tiếp tục bảo rằng 'tên lửa hạt nhân của họ không hoạt động", tôi nghĩ họ có thể làm gì đó để chứng minh", ông nói.

Vũ Hoàng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'
13:28:42 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Mỹ và Đức rút nhân viên ngoại giao ở Liban về nước
10:06:15 30/09/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024
Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
06:59:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

06:02:47 01/10/2024
Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

06:00:47 01/10/2024
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

05:49:32 01/10/2024
Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD

05:43:30 01/10/2024
Mặc dù nguồn gốc chính xác của vòng cổ không được ghi lại, nhưng nhà đấu giá tin rằng món đồ cổ này chỉ có thể được làm cho Hoàng gia hoặc một quý tộc cao cấp.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

21:18:18 30/09/2024
Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

20:05:53 30/09/2024
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

Có thể bạn quan tâm

Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy

Netizen

12:26:36 01/10/2024
Sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1 (TP.HCM) đã thông tin tới báo chí các nội dung lãnh đạo quận thống nhất chỉ đạo đối với trường hợp xảy ra ở Trường tiểu học Chương Dương

Thu nhẹ nhàng với phong cách Monochrome

Thời trang

12:21:09 01/10/2024
Đặc biệt trong mùa thu, khi sắc trời dịu nhẹ và không khí trở nên trong lành, phong cách Monochrome càng trở nên lý tưởng để thể hiện sự nhẹ nhàng và thanh thoát.

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

Góc tâm tình

12:19:07 01/10/2024
Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

Sáng tạo

11:49:31 01/10/2024
Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

Sao thể thao

11:47:45 01/10/2024
Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).

Game hay nhất năm 2024 phát sinh biến cố, người chơi mâu thuẫn cực nặng với NPH chỉ vì một lý do

Mọt game

11:47:21 01/10/2024
Helldivers 2 cho tới nay vẫn đang là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý nhất của làng game thế giới trong năm 2024. Xuất phát sau Palworld, thế nhưng Helldivers 2 lại đang duy trì được sự phát triển rất bền vững

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

Tin nổi bật

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?

Sức khỏe

10:23:45 01/10/2024
Về câu hỏi của bạn, uống hoa tam thất thường xuyên có giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định điều đó