Mỹ khiến Iran buộc phải xích lại gần Nga
Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran sau khi Washington tuyên bố sắp trừng phạt Tehran có thể đẩy Iran tiếp tục xích lại gần Nga
Ngày 30/12, Bộ Tài chính Mỹ thông báo nước này đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công ty và cá nhân ở Iran, Hong Kong (Trung Quốc) và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị cáo buộc dính líu tới chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.
Động thái này được đưa ra sau khi Iran thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Emad hồi tháng 10 vừa qua. Đây sẽ là các biện pháp trừng phạt đầu tiên của Mỹ đối với Iran kể từ khi Tehran ký thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) hồi tháng 7 vừa qua.
Tàu sân bay USS Harry S Truman của Mỹ.
Phản ứng trước thông báo trên của Bộ Tài chính Mỹ, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran dẫn lời ông Ansari khẳng định: “Đây là hành động bất hợp pháp, đơn phương và không khôn khéo”.
Ông cho biết phía Iran đã thể hiện quan điểm này với Mỹ, nhấn mạnh “không gì có thể ngăn cản các quyền hợp pháp và chính đáng của Iran củng cố các nền tảng phòng thủ và an ninh quốc gia của mình”.
Ông Ansari cũng nêu rõ chương trình tên lửa của Iran không liên quan tới thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được với các cường quốc.
Ngườ phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cảnh báo Tehran sẽ đáp trả bất cứ động thái trừng phạt mới nào cũng như biện pháp gây cản trở nào của Mỹ đối với chương trình tên lửa phòng thủ của Iran.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan đã khẳng định tên lửa Emad “hoàn toàn là loại thông thường”.
Ông Dehqan bác bỏ một báo cáo của chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng việc Iran thử loại tên lửa có tầm bắn “không dưới 1000km và trọng tải ít nhất 1.000 kg” này là vi phạm nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó cấm nước này phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Jaber Ansari ngày 31/12 cảnh báo Iran sẽ đáp trả bất cứ động thái trừng phạt mới nào cũng như biện pháp gây cản trở nào của Mỹ đối với chương trình tên lửa phòng thủ của Iran.
Việc Hải quân Iran hồi tuần trước bắn thứ nghiệm nhiều quả rocket gần ba tàu chiến của phương Tây, trong đó có tàu sân bay USS Harry S Truman của Mỹ cũng khiến cho quan hệ hai nước trở nên căng thẳng hơn.
Điều này cũng sẽ đẩy Iran xích lại gần Nga hơn. Trước đây, Nga và Iran có mối quan hệ khá phức tạp. Liên Xô là một trong những nước đầu tiên công nhận Iran là nước Cộng hòa Hồi giáo sau cuộc cách mạng năm 1979. Tuy nhiên, Nga lại là nước ủng hộ Tổng thống Iraq Saddam Hussein trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq trong những năm 1980. Gần 1 thập kỉ trước, Nga đã ủng hộ các lệnh cấm vận vũ khí và tên lửa của Liên Hợp Quốc áp đặt cho Iran. Hiện nay, Nga lại là quốc gia đi đầu trong các nỗ lực kêu gọi Liên Hợp Quốc dỡ bỏ lệnh cấm vận này.
Với mối quan hệ phức tạp như vậy, những động thái gần đây đã cho thấy một bước chuyển lớn trong quan hệ giữa Nga và Iran. Cho đến thời điểm hiện tại, theo tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, quan hệ giữa Nga và Iran không đơn thuần là quan hệ đối tác bình thường mà là quan hệ hợp tác rất thân thiện và chặt chẽ. Tháng 11/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm Iran sau 8 năm. Hiện hai nước đang có chung tiếng nói về vấn đề Syria và số phận Tổng thống Syria Assad.
Cả Iran và Nga đều đang can thiệp quân sự vào Syria nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad đối phó với các lực lượng chống chính phủ trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm, đã cướp đi sinh mạng của 250.000 người tại quốc gia Trung Đông này. Hai quốc gia đều có lợi ích trong việc củng cố mối quan hệ mới dựa trên sự không tin tưởng phương Tây và mong muốn cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở Trung Đông.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thổ học tiêu chuẩn kép của Mỹ đại náo Trung Đông?
Các chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang học tiêu chuẩn kép của Mỹ khi tiến hành gia tăng các căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Hy Lạp đuổi 8 máy bay Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 30/12, báo Hy Lạp Ekathimerini cho biết 8 chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó 2 chiếc có trang bị vũ khí đã bị máy bay Hy Lạp đuổi đi hôm 29/12.
Nguồn tin này cho hay cuộc rượt đuổi diễn ra sau khi 6 máy bay của Ankara được hộ tống bởi 2 chiến đấu cơ vi phạm không phận Hy Lạp 9 lần.
Sự việc trên diễn ra chưa đầy 1 tháng sau khi một chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị chiến đấu cơ Hy Lạp xua đuổi do vi phạm không phận. Chính quyền Ankara sau đó lên tiếng khẳng định chiếc F-16 của nước này đang thực hiện một chuyến bay diễn tập trên vùng biển quốc tế.
Chiến đấu cơ Hy Lạp. (Ảnh: Getty)
Thực tế thì từ lâu Thổ Nhĩ Kỳ đã không chấp nhận vùng không phận 10 dặm (hơn 16 km) xung quanh các đảo của Hy Lạp trên vùng biển Aegean.
Giới truyền thông Hy Lạp nhận định Thổ Nhĩ Kỳ đang tận dụng tình trạng kinh tế khó khăn của Hy Lạp để tăng cường xâm phạm không phận. Theo hãng tin Sputnik, trong năm nay các máy bay Ankara đã có 1.233 lần tiến vào vùng giới hạn 10 dặm này, với 31 lần bay vào không phận chính thức của Hy Lạp.
Học tiêu chuẩn kép của Mỹ đại náo Trung Đông?
Với những động thái gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ, các chuyên gia cho rằng Ankara dường như đang học tiêu chuẩn kép của Mỹ để đạo náo và gây ra các căng thẳng tại Trung Đông..
Thực tế thì hành động và các tuyên bố, giải thích của chính quyền Tổng thống Erdogan từ trước đến nay luôn trái ngược nhau.
Còn nhớ, Thổ Nhĩ Kỳ luôn tỏ thái độ gay gắt và cứng rắn tố cáo máy bay của Nga xâm phạm không phận nước này.
Hôm 5/10 vừa qua, giới chức Ankara ra thông báo một máy bay phản lực của Nga đã vi phạm không phận gần biên giới với Syria, khiến hai chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ phải hộ tống máy bay này ra khỏi khu vực.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau đó đã ra lời cảnh Nga sẽ phải "chịu trách nhiệm về bất kỳ sự cố không mong muốn nào" nếu tái diễn xâm phạm không phận.
Không lâu sau đó, sự việc được đẩy lên cao khi F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương bắn hạ Su-24 của Nga trên không phận Syria.
Các chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang học tiêu chuẩn kép của Mỹ đến tiến hành gia tăng các căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Ankara tố cáo chiến đấu cơ của Moskva đã vi phạm không phận lãnh thổ nước này 17 giây bất chấp nhiều cảnh báo được phát đi trước đó. Và quyết định của chính quyền Tổng thống Erdogan tuân thủ đúng luật giao chiến quốc tế và chỉ nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuy nhiên ngay sau đó, Moskva và nhiều nước khác đã đưa ra những bằng chứng chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ sai lầm và yêu cầu nước này phải đưa ra lời xin lỗi chính thức.
Các chuyên gia đánh giá rằng, Ankara đã quá nóng vội và hoàn toàn có thể xử lý một cách bình tĩnh trong trường hợp này. Bởi theo các quy ước giao chiến phổ biến trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lựa chọn khác mà vẫn bảo vệ được chủ quyền vùng trời của mình.
"Nếu hôm nay vẫn có những vụ vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ vẫn đáp trả như lần trước [ám chỉ vụ máy bay Su-24 của Nga", Tổng thống Erdogan tuyên bố hôm 27/11.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang và ngày càng có dấu hiện đi xuống, điện Kremlin đã tung ra các biện pháp cấm vận kinh tế, ngoại giao, quân sự, du lịch để trừng phạt trực tiếp nước này.
Dù tuyên bố cứng rắn, gay gắt thậm chí sẵn sàng bắn hạ máy bay nước khác khi có dấu hiệu vi phạm không phận, nhưng trước những cáo buộc của các nước, Thổ Nhĩ Kỳ luôn ra sức phủ nhận và biện minh cho hành động của mình.
"F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không xâm phạm không phận Hy Lạp. Chúng tôi đang thực hiện một chuyến bay diễn tập trên vùng biển quốc tế", Tổng thống Erdogan đáp trả những cáo buộc của Hy Lạp trước đó.
Thiên Hà (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Chiến dịch quân sự của Mỹ ở Afghanistan (Phần 1) Cách đây một năm, vào ngày 28 tháng 12 năm 2014, liên minh NATO do Mỹ lãnh đạo đã chính thức chấm dứt chiến dịch quân sự kéo dài 13 năm ở Afghanistan. Chiến dịch quân sự của Mỹ và các đồng minh tại Afghanistan bắt đầu vào ngày 7-10-2001. Đây là một phần trong chiến dịch duy trì hòa bình sau cuộc...