Mỹ khẳng định tàu sân bay trụ vững trước vũ khí siêu vượt âm của Nga
Hải quân Mỹ đang phát triển các biện pháp đối phó để ngăn chặn các loại vũ khí siêu vượt âm mới.
Tàu sân bay Mỹ tham gia cuộc tập trận chung trên Biển Nhật Bản ngày 12/11/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 7/3, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spenser tuyên bố các tàu sân bay của nước này vẫn tiếp tục phù hợp bất chấp tiến bộ mang tính cách mạng của Nga trong việc phát triển các vũ khí siêu vượt âm mới, đồng thời nhấn mạnh Hải quân Mỹ đang phát triển các biện pháp đối phó để ngăn chặn các loại vũ khí này.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách Hạ viện, ông Spenser khẳng định: “Chúng tôi tin tưởng rằng tàu sân bay sẽ phát huy các năng lực mang tính quyết định trong một số cuộc xung đột công nghệ cao.”
Video đang HOT
Theo ông, hiện đang diễn ra cuộc chạy đua công nghệ trong lĩnh vực siêu vượt âm, qua đó làm giảm thời gian phóng từ vài giờ xuống vài phút. Gần đây, Mỹ đã diễn ra cuộc chấn hưng trong lĩnh vực này và quân đội sẽ có năng lực phòng thủ và đáp trả.
Trong Thông điệp Liên bang đọc hôm 1/3 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ nước này đã thành công trong việc sản xuất vũ khí siêu vượt âm có thể nhanh chóng tiêu diệt các tàu sân bay hạt nhân và các cụm tàu chiến đấu của Mỹ, một động thái răn đe trực tiếp nhằm vào Washington.
Theo TTXVN
Nhật Bản có nữ chỉ huy hạm đội tàu chiến đầu tiên
Hải quân Nhật Bản ngày 6-3 chỉ định một nữ quân nhân làm chỉ huy hạm đội tàu chiến bao gồm tàu sân bay trực thăng Izumo.
Bà Ryoko Azuma (thứ hai từ trái qua). Ảnh: Reuters
Theo Reuters, nữ quân nhân kể trên là Ryoko Azuma. Bà sẽ dẫn đầu hạm đội 4 tàu chiến và 1.000 thành viên thuỷ thủ đoàn, trong đó chỉ có 30 người là nữ giới.
"Tôi không nghĩ về việc mình là phụ nữ. Tôi sẽ tập trung sức lực để hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị chỉ huy. Tôi muốn cống hiến và trở thành một người truyền cảm hứng cho người khác" - bà Azuma, 44 tuổi, phát biểu tại sự kiện có 400 thuỷ thủ tham dự trên tàu Izumo. Con tàu hiện neo đậu tại một xưởng đóng tàu ở TP Yokohama, gần thủ đô Tokyo, để sửa chữa.
Bà Azuma gia nhập hải quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (MSDF) hồi năm 1996. Lúc đó, phụ nữ bị cấm không được phục vụ trên các tàu chiến. Cách đây 10 năm, hải quân Nhật Bản đã bãi bỏ điều luật này. Tuy nhiên, vẫn chỉ có nam giới mới được phép làm việc trên tàu ngầm.
Ngoài bà Azuma, các nữ quân nhân cấp cao khác trong lực lượng MSDF bao gồm 4 đại uý và 1 chuẩn đô đốc phụ trách hậu cần.
Reuters cho biết quân đội Nhật Bản đang trưng dụng nữ giới để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nhân sự trong bối cảnh dân số trong độ tuổi lao động bị thu hẹp do tỷ lệ sinh sụt giảm. Số người trong độ tuổi từ 18-26 tuổi ở Nhật Bản được dự đoán là sẽ giảm tới 7 triệu người vào năm 2065 từ mức 11 triệu người hồi năm ngoái.
Tàu sân bay trực thăng Izumo. Ảnh: Kyodo News
Cho đến năm 2030, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) có kế hoạch tăng tổng số nữ quân nhân phục vụ trên biển, không và đất liền lên 9% từ 6% (khoảng 14.000 người) hiện tại.
Không giống như các công ty thương mại, quân đội Nhật Bản không thể tái phân bổ các đơn vị hoạt động ở nước ngoài hoặc thuê công dân nước ngoài để bổ sung cho lực lượng trong nước của mình.
Theo Phạm Nghĩa
Người Lao Động
Mở tiệc chiêu đãi trên tàu sân bay USS Carl Vinson tối nay Tối nay (6-3), Tư lệnh Hạm đội 7, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi trên tàu sân bay USS Carl Vinson đang neo đậu tại cửa ngõ vịnh Đà Nẵng. Có khoảng 500 khách mời là các quan chức của TP Đà Nẵng, các đối tác, doanh nghiệp và lãnh đạo các sở, ban ngành của TP Đà Nẵng...