Mỹ khẳng định sức mạnh quân sự Nga ở Syria không giảm
Mỹ hôm qua cho biết sức mạnh chiến đấu của Nga ở Syria không giảm nhiều dù Tổng thống Vladimir Putin thông báo rút phần lớn lực lượng về nước.
Phi công Nga từ Syria trở về một căn cứ không quân ở vùng Krasnodar, Nga, ngày 16/3. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi không thấy sức mạnh chiến đấu của họ sụt giảm đáng kể. Sức mạnh trên bộ vẫn không đổi, sức mạnh trên không chỉ giảm một chút”,AFP dẫn lời Đại tá Steve Warren, người phát ngôn quân đội Mỹ, nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/3 thông báo Moscow sẽ rút “phần lớn” binh sĩ khỏi Syria. Tuy nhiên căn cứ không quân Hmeymim cùng căn cứ hải quân Tartus của Nga vẫn hoạt động bình thường và sẽ có vài nhóm binh sĩ Nga ở lại Syria.
Video đang HOT
Ông Warren xác nhận có một số đơn vị nhỏ đang thu xếp đồ đạc và khoảng từ 8 đến 10 phi cơ Nga đã rời Syria. Tuy nhiên, quân đội Mỹ hiện chưa xác định được ý định của Moscow.
“Có một danh sách dài các khả năng và thay vì để ý đến chúng, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS)”, ông nói.
Nhà Trắng ngày 15/3 cho biết Moscow đã hành động theo cam kết rút quân. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói ông sẽ đến Nga gặp Tổng thống Putin và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong tuần tới.
Moscow bắt đầu chiến dịch không kích tại Syria vào ngày 30/9 năm ngoái, theo yêu cầu chính thức từ Tổng thống Assad. Nga nhấn mạnh họ tấn công vào các nhóm “khủng bố” như Nhà nước Hồi giáo (IS) trong khi phương Tây cáo buộc Moscow chủ yếu nhằm vào phe nổi dậy mà họ coi là ôn hòa, đang chống lại ông Assad.
Như Tâm
Theo VNE
Thảm họa lớn, hy vọng nhỏ
Việc Nga triệt thoái phần lớn lực lượng khỏi Syria tạo thêm thuận lợi về chính trị và tâm lý cho cuộc hòa đàm giữa các bên chống đối nhau ở nước này.
Một chiếc Sukhoi Su-25 của Nga chuẩn bị cất cánh, rời căn cứ Hmeymim ở Syria về nước ngày 16.3 - Ảnh: Reuters
Cả hai sự kiện đều khuấy động hy vọng về giải pháp chính trị cho vấn đề Syria nhằm kết thúc chiến tranh, vãn hồi an ninh và ổn định, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, đẩy lùi khủng bố. Chỉ có điều, so với những gì đã xảy ra trong 5 năm qua thì hy vọng hiện thật nhỏ nhoi.
Từ 5 năm nay, Syria đắm chìm trong thảm họa lớn. Câu hỏi về nguyên nhân và thủ phạm có thể được trả lời rất khác nhau, nhưng chung quy vẫn là do con người.
Theo thống kê của LHQ, cuộc chiến ở Syria đã khiến hơn 300.000 người thiệt mạng, khoảng 1,9 triệu người bị thương, gần nửa triệu người đang đói khát vất vưởng trong khi nhiều triệu người khác trở thành tị nạn. Tỷ lệ thất nghiệp cao, gần một nửa trẻ em không được đến trường. Những tổn thất phi vật thể cũng rất ghê gớm.
Sau 5 năm, Syria bị xé lẻ thành những khu vực do chính phủ trị vì, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm đóng, phe nổi dậy quản lý và liên minh các lực lượng người Kurd kiểm soát. Nhiều nước bên ngoài thông qua đồng minh và đối tác đã gây dựng vai trò, ảnh hưởng chi phối diễn biến hiện tại lẫn tương lai của nước này, biến Syria trở thành quả bóng trong cuộc chơi quyền lực và chính trị thế giới.
Các phe phái bên trong Syria không còn đủ thế và lực để tự quyết định số phận của chính mình và tương lai cho đất nước. Trong thảm họa lớn vậy, dù sao thì có chút hy vọng vẫn hơn không.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Nước cờ chiến lược của Nga trên chiến trường Syria Bằng tuyên bố rút quân khỏi Syria, Nga chứng tỏ được rằng, không giống Mỹ, cách hành xử của họ tại khu vực chiến lược ở Trung Đông rất minh bạch. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) đón tiếp người đồng cấp Syria Bashar al-Assad tại Điện Kremlin hồi tháng 10 năm ngoái. Ảnh: Ria Novosti Khi Nga bắt đầu chiến dịch dội...