Mỹ khẳng định sẵn sàng đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine
Ngày 12/3, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẵn sàng đàm phán ngoại giao với Nga nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Ukraine nếu như Kiev xem điều này là hữu ích.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 4/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Washington ủng hộ rộng rãi giải pháp ngoại giao nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn giữa Ukraine và Nga, đồng thời đang nỗ lực để đưa Ukraine vào vị thế đàm phán mạnh mẽ nhất có thể bằng cách tăng cường sức ép trừng phạt đối với Moskva và cung cấp vũ khí cho Kiev”.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington luôn tuyên bố nhất quán rằng sẽ không gây sức ép đối với Ukraine hay bất cứ quốc gia nào về việc đồng ý gia nhập hay không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phụ trách cung cấp khoản viện trợ quốc phòng trị giá 200 triệu USD cho Ukraine, bao gồm cả hoạt động đào tạo và huấn luyện quân sự.
Ông Biden đã ký lệnh ủy quyền cho Ngoại trưởng Blinken chỉ đạo công tác giải ngân tổng số tiền trị giá 200 triệu USD cho mục đích quốc phòng và các hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, cũng như công tác huấn luyện và đào tạo quân sự, theo Đạo luật Hỗ trợ nước ngoài năm 1961. Lệnh ủy quyền này do Tổng thống ban hành để hỗ trợ các quốc gia trong trường hợp khẩn cấp mà không cần sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ và phân bổ ngân sách từ trước.
Mỹ đã viện trợ 1 tỷ USD cho Ukraine trong năm 2021. Cuối tháng 2 vừa qua, Nhà Trắng đã phê duyệt gói viện trợ trị giá 350 triệu USD cho Ukraine, phần lớn trong số đó đã được chuyển đến quốc gia Đông Âu này, bao gồm cả hàng trăm tên lửa phòng không Stinger. Trong gói chi tiêu 1.500 tỉ USD cho năm tài khóa hiện hành được Thượng viện Mỹ thông qua hôm 10/3 có điều khoản cung cấp 13,6 tỉ USD viện trợ cho Ukraine, trong đó khoảng 6,5 tỷ USD sẽ được chuyển cho Bộ Quốc phòng Mỹ để cơ quan này có thể triển khai quân đội tới khu vực và gửi thiết bị quốc phòng tới Ukraine.
G7 ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine
Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 19/2 đã ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine, trong đó khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời khẳng định vẫn dành mối quan tâm lớn tới diễn biến tại khu vực này.
Lực lượng vũ trang Nga và Belarus tham gia cuộc tập trận chung "Zapad-2021" tại tỉnh Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moskva (Nga) khoảng 350km về phía Đông. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Anh công bố, Ngoại trưởng các nước này đã kêu gọi Nga lựa chọn các biện pháp ngoại giao, giảm leo thang căng thẳng, rút quân khỏi khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế.
Về phía Nga, Bộ Quốc phòng nước này ngày 18/2 thông báo bắt đầu rút thêm xe tăng và các xe bọc thép khác ra khỏi các khu vực gần biên giới với Ukraine. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các đơn vị xe tăng của Quân khu miền Tây đã quay trở về căn cứ thường trực tại tỉnh Nizhny Novgorod sau khi hoàn thành các bài tập theo kế hoạch. Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết 10 máy bay chiến đấu đã rút khỏi Bán đảo Crimea.
Trước đó, ngày 16/2, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các cuộc tập trận tại Bán đảo Crimea đã kết thúc và các binh sĩ đang quay trở lại các đơn vị đồn trú. Thông báo cho biết các đơn vị của Quân khu miền Nam đang di chuyển về các điểm đóng quân thường trực sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham gia các cuộc tập trận chiến thuật định kỳ.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không đe dọa bất cứ quốc gia nào.
Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Thế giới tuần qua: Khủng hoảng Ukraine chưa giảm nhiệt; loạt nước châu Âu nới lỏng hạn chế COVID-19 Tình hình Ukraine chưa có dấu hiệu tìm được giải pháp gỡ rối và nhiều nước châu Âu cùng đi theo con đường nới lỏng hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 là những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tuần qua. Nga rút quân, Đông Ukraine "căng" tiếng súng Binh sĩ Ukraine tại Popasna, vùng Luhansk thuộc Đông Ukraine. Ảnh:...