Mỹ khẳng định Nga nhận tên lửa từ Iran, đưa ra lệnh trừng phạt mới
Trong ngày thứ Ba, chính phủ Mỹ đã đưa ra tuyên bố khẳng định Nga đã nhận được viện trợ tên lửa từ Iran phục vụ cuộc chiến tại Ukraine, và đưa ra thêm một số lệnh trừng phạt mới nhằm vào các tàu, công ty mà chính quyền này cho rằng có liên quan tới hoạt động cung cấp vũ khí của Iran tới Nga.
Tại một cuộc họp báo ở London trước khi tới thăm Kyiv cùng Ngoại trưởng Anh David Lammy, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đã gửi thông điệp tới Iran cảnh báo việc cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga sẽ bị coi là “hành vi leo thang nghiêm trọng”.
Trích một số thông tin tình báo, Blinken cho biết: “Nga đã nhận được một số gói viện trợ gồm các tên lửa đạn đạo này và có thể sẽ sử dụng chúng nhằm vào Ukraine trong những tuần tới”.
Trên trang web của Bộ Ngân khố Mỹ, chính phủ Mỹ đã nêu tên 9 tàu mang cờ Nga với khẳng định những tàu này đã có liên quan tới hoạt động vận chuyển vũ khí từ Iran tới Nga, xác định những tàu này là “mục tiêu cấm” dưới chính sách trừng phạt của Washington.
Chính quyền này cũng đã áp đặt thêm một số biện pháp trừng phạt hãng hàng không Iran Air, cũng như các công ty và cá nhân có liên quan tới hoạt động hợp tác quân sự giữa Iran và Nga.
Ông Blinken cho biết, Iran đã huấn luyện hàng chục quân nhân Nga sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fath-360, một hệ thống có tầm tấn công 121 km.
Trong tháng vừa rồi, Reuters đã đưa tin về việc bộ quốc phòng Nga được cho là đã ký hợp đồng trong tháng 12/2023 với quan chức Iran để mua Fath-360 và một hệ thống tên lửa đạn đạo khác từ Iran.
Iran đã từng cung cấp máy bay không người lái Shahed mà Nga sử dụng trong cuộc chiến tại Ukraine, nhưng đã bác bỏ cáo buộc cho rằng chính quyền này đã cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani trong ngày thứ Ba đã đăng bài viết trên X, nhận định báo cáo này là “hành động tuyên truyền xấu tính” nhằm che giấu những viện trợ quân sự cho Israel của phương Tây.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov trong ngày thứ Hai đã từ chối xác nhận báo cáo này, nhưng cho biết Nga có hợp tác với Iran trên nhiều phương diện bao gồm một số phương diện “mang tính nhạy cảm cao”.
Sau 2 năm rưỡi chiến sự, lực lượng Ukraine đang bị dàn mỏng, đối mặt với lực lượng Nga tiếp tục tiến quân tại miền Đông Ukraine. Trong tháng vừa rồi, Kyiv đã đưa lực lượng tổ chức chiến dịch quy mô lớn đầu tiên nhằm tấn công lãnh thổ Nga.
Video đang HOT
Ông Blinken cho rằng tên lửa của Iran có thể được sử dụng nhằm vào các mục tiêu tầm gần, cho phép Nga sử dụng kho vũ khí có sẵn của mình cho các mục tiêu tầm xa hơn.
Ông Blinken cho biết Nga, một quốc gia từng phê chuẩn các lệnh trừng phạt của LHQ nhằm vào Iran, cũng đang chia sẻ một số công nghệ mà Tehran mong muốn có được. “Đây là một hợp tác có lợi đôi bên, cả về lĩnh vực hạt nhân cũng như một số phương diện thông tin chiến trường”.
Hành trình qua Caspi
Bộ Ngân khố Mỹ cho biết, Bộ này và Bộ Ngoại giao Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên 10 cá nhân và 9 cơ quan tại Iran, Nga.
Ảnh: Văn phòng tổng thống Iran/WANA/Qua Reuters/Ảnh tài liệu.
Lệnh trừng phạt này sẽ đóng băng tài sản tại Mỹ của những cá nhân và tổ chức trên, và nhìn chung sẽ cấm các cá nhân, tổ chức Mỹ làm việc với họ.
Trong số những mục tiêu bị trừng phạt trong lệnh trừng phạt đưa ra trong ngày thứ Ba có bao gồm một số tàu thường xuyên chở hàng qua biển Caspi giữa Iran và Nga, bao gồm Port Olya-3, một tàu được sở hữu bởi công ty MG-FLOT của Nga được sử dụng để vận chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Tàu này đã nhiều lần di chuyển qua biển Caspi giữa cảng Olya của Nga và cảng Amirabad của Iran từ tháng 5 tới tháng 8 năm nay, dựa trên dữ liệu theo dõi hành trình các tàu biển.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, Iran Air cũng đã bị trừng phạt vì đã phục vụ hoạt động thu mua hàng hóa nhạy cảm từ phương Tây và vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho chương trình máy bay không người lái của Iran.
Pháp, Đức và Anh cho biết đã hủy bỏ thỏa thuận dịch vụ hàng không với Iran và cam kết sẽ áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran Air, những cá nhân hay tổ chức có liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo của Iran hoặc cung cấp vũ khí cho nga.
Anh đã tuyên bố đưa ra 7 lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran và 3 lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Liên minh Châu Âu EU cũng đã cam kết sẽ đưa ra “phản ứng quyết liệt”.
David Albright, Giám đốc Viện Nghiên cứu Khoa học và An ninh Quốc tế, cho biết ông tin rằng những lệnh trừng phạt sẽ không có nhiều ảnh hưởng ngăn cản sự hợp tác giữa Iran và Nga, vì Tehran coi việc xây dựng quan hệ bền chặt với Moscow và Bắc Kinh là quyết định có lợi nhất cho chính quyền này về mặt chính trị, kinh tế.
Chuyến thăm của ông Blinken
Ukraine đã tuyên bố có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tehran nếu Nga sử dụng vũ khí của Iran, có phần đón mừng các lệnh trừng phạt nhưng cũng khẳng định những lệnh trừng phạt này là không đủ.
Lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine Andriy Yermak tái khẳng định Kyiv đang mong muốn Washington cho phép sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Lầu Năm Góc đã khẳng định Ukraine được phép sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để đáp trả các cuộc tấn công từ Nga, một chính sách về mặt lý thuyết có thể cho phép Ukraine tấn công các tên lửa của Iran được chuẩn bị phóng.
Ông Blinken cho biết sẽ thăm Ukraine vào ngày thứ Tư để tiếp nhận trực tiếp những thông tin về nhu cầu, nhiệm vụ của tầng lớp lãnh đạo Ukraine và đề ra những hành động mà Mỹ có thể thực hiện để giúp đỡ.
Ông Blinken và Lammy sẽ cùng đến thăm Kyiv để thể hiện sự ủng hộ của phương Tây cho chính quyền này. Ông Blinken cũng sẽ thăm Ba Lan vào ngày thứ Năm.
Thủ tướng Anh Keir Starmer thăm Đức và Pháp thúc đẩy hàn gắn quan hệ
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã đến thủ đô Berlin của Đức vào cuối ngày 27/8 và sẽ hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Olaf Scholz vào ngày hôm sau.
Đây là chuyến thăm song phương đầu tiên của ông Starmer kể từ khi nhậm chức hồi tháng trước.
Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu tại thủ đô London. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Starmer đã cam kết xây dựng lại lòng tin với các đồng minh châu Âu vốn bị tổn hại do vấn đề Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu). Dự kiến, ông Starmer cùng với Thủ tướng Scholz sẽ thảo luận về mối quan hệ đối tác mới giữa Anh và Đức.
Sau chuyến thăm Đức, Thủ tướng Anh sẽ đến Pháp.
Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, Công đảng của ông Starmer tuyên bố sẽ tìm kiếm một hiệp ước an ninh và quốc phòng với Đức nếu chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, dự kiến hiệp ước song phương mới sẽ mất vài tháng để đàm phán và sẽ được hoàn tất vào đầu năm sau.
Được cho là trụ cột chính trong quá trình tái thiết quan hệ rộng rãi hơn giữa Vương quốc Anh và EU, hiệp ước này sẽ dựa trên thỏa thuận quốc phòng song phương hiện đang được đàm phán và dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết thêm hiệp ước mới nhằm thúc đẩy kinh doanh và thương mại, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, đồng thời tăng cường hành động chung về vấn đề di cư bất hợp pháp giữa hai nước. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Starmer dự kiến cũng sẽ nhấn mạnh rằng việc tăng cường quan hệ với Đức và Pháp là "rất quan trọng".
Theo kế hoạch, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức, ông Starmer có thể sẽ tập trung vào vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine khi mà cả hai nước đều đang chịu áp lực về việc viện trợ cho Kiev.
Trước đó, ngày 6/7 vừa qua, Ngoại trưởng Anh David Lammy cũng đã chọn Đức là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông, chỉ 2 ngày sau chiến thắng của Công đảng, kêu gọi "thiết lập lại" quan hệ với các đồng minh châu Âu.
Hamas nhấn mạnh điều kiện để thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza Ngày 15/8, Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào tại Dải Gaza cũng phải bao gồm việc Israel rút quân hoàn toàn khỏi vùng lãnh thổ này. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống trại tị nạn Nuseirat, Dải Gaza, ngày 14/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN Trong một tuyên bố đưa ra sau khi...