Mỹ khẳng định không ủng hộ Đài Loan độc lập
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken làm rõ quan điểm về Đài Loan, tuyên bố Washington giữ chính sách một Trung Quốc và không ủng hộ hòn đảo này độc lập.
Trước đó, Tổng thống Joe Biden đã vài lần lỡ lời về vấn đề này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Bắc Kinh ngày 19-6 – Ảnh: REUTERS
“Chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập”, ông Blinken nói tại cuộc họp báo ngày 19-6 sau hai ngày ở Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định Washington phản đối bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng của bất kỳ bên nào và kỳ vọng giải pháp hòa bình cho vấn đề Đài Loan.
“Chúng tôi vẫn cam kết tiếp tục thực hiện các trách nhiệm của mình theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan, bao gồm cả việc đảm bảo Đài Loan có khả năng tự vệ”, ông Blinken nói thêm.
Đồng thời, Ngoại trưởng Mỹ cũng lên tiếng quan ngại sâu sắc về một số “hành động khiêu khích” của Trung Quốc quanh Đài Loan kể từ năm 2016, theo Hãng tin AFP.
Video đang HOT
“Lý do nhiều quốc gia, không chỉ Mỹ, lo ngại là vì nếu xảy ra khủng hoảng ở Đài Loan, nó có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới theo đúng nghĩa đen”, ông Blinken giải thích.
Đài Loan là một trong những điểm trong quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây. Bắc Kinh khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã vài lần gây tranh cãi với các tuyên bố rằng Đài Loan tự đánh giá về khả năng độc lập và Washington sẽ bảo vệ hòn đảo về quân sự trong trường hợp bị tấn công.
“Đài Loan đưa ra đánh giá của riêng họ về nền độc lập của họ. Chúng tôi không khuyến khích họ độc lập. Đó là quyết định của họ”, ông Biden tuyên bố hồi tháng 9-2022. Khi đó, ông cũng khẳng định sẽ bảo vệ Đài Loan bằng biện pháp quân sự trong trường hợp hòn đảo bị tấn công.
Đó là lần thứ 4 kể từ khi nhậm chức, ông Biden ám chỉ việc Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan. Sau các lần đó, Nhà Trắng đều phải lên tiếng giải thích lại chính sách của Washington và cho biết ông Biden chỉ lỡ lời.
Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận khôi phục liên lạc quân sự với Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 2 ngày trong đó ông và Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết ổn định mối quan hệ Washington-Bắc Kinh.
Nhưng Trung Quốc đã khước từ đề nghị của Mỹ về khôi phục liên lạc giữa quân đội hai nước để giảm thiểu rủi ro hiểu nhầm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2, trái) tại Bắc Kinh, ngày 19/6. Ảnh: THX/TTXVN
Ngoại trưởng Blinken cho biết ông "nhiều lần" nêu vấn đề liên lạc quân sự nhưng phía Trung Quốc đã từ chối. Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), Tổng thống Joe Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin trong vài tháng qua đã thường xuyên kêu gọi Trung Quốc thiết lập lại các kênh liên lạc quân sự.
Lý do Trung Quốc dừng liên lạc quân sự?
Trung Quốc đã đình chỉ liên lạc thường xuyên với quân đội Mỹ từ tháng 8/2022 sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, vấn đề đã tồn tại ngay cả trước chuyến thăm của bà Pelosi. Mỹ cho biết kể từ năm 2021, Trung Quốc đã từ chối hoặc không hồi đáp hơn một chục yêu cầu từ Lầu Năm Góc về các cuộc đối thoại cấp cao.
Mỹ muốn khôi phục liên lạc quân sự
Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác lo ngại về viễn cảnh xảy ra tai nạn vượt ngoài tầm kiểm soát giữa quân đội nước này và TrungQuốc.
Washington muốn tránh một sự cố như năm 2001, khi máy bay trinh thám EP-3 của Hải quân Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc va chạm trên không trung ngoài khơi đảo Hải Nam của Trung Quốc. Vụ việc khiến phi công Trung Quốc tử vong trong khi EP-3 của Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam khi chưa được Trung Quốc cho phép.
Ông Li Nan tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Điều quan trọng nhất đối với phía Mỹ là tránh những tai nạn như vậy".
Điều khiến Trung Quốc nói không
Việc Trung Quốc từ chối khởi động lại liên lạc quân sự liên quan đến lệnh trừng phạt do Washington áp đặt. Năm 2018, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt vào năm 2018 với ông Lý Thượng Phúc - nay là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Vào thời điểm đó, ông Lý Thượng Phúc tham gia vào việc Trung Quốc mua máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không từ Nga.
Trong cuộc họp báo ngày 19/6, Yang Tao, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố: "Phía Mỹ chắc chắn nhận thức được lý do tại sao có khó khăn trong trao đổi quân đội với quân đội. Một trong những lý do là các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Trung Quốc. Trước tiên, họ cần loại bỏ các trở ngại và tạo điều kiện cho hợp tác quân đội với quân đội".
Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc vào đầu tháng 6 đã từ chối lời mời trao đổi với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin bên lề một diễn đàn quốc phòng ở Singapore. Hai quan chức đã bắt tay trước khi ngồi xuống cùng bàn, một cử chỉ ông Austin cho là chưa đủ. Ông nói: "Một cái bắt tay thân mật trong bữa tối không thể thay thế cho cam kết thực chất".
Washington nói rằng các biện pháp trừng phạt không ngăn ông Lý Thượng Phúc tham gia cuộc gặp với các quan chức Mỹ. Nhưng ông Li Nan tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định: "Bạn áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một người và sau đó cũng muốn đối thoại với chính người đó. Từ quan điểm của Trung Quốc, điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả".
Ông Paul Haenle, một quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính quyền các cựu Tổng thống George W. Bush và Barack Obama, nhận định Mỹ và Trung Quốc đang nói chuyện về những chủ đề khác nhau nhưng lại tin rằng đang nói về cùng một điều. Ông đánh giá: "Ở cấp cao nhất, vẫn chưa đạt được thỏa thuận... về cách thức hai cường quốc nên tương tác với nhau và tôi cho rằng điều đó sẽ gây khó khăn cho hai bên trong tương lai".
Mỹ nói Trung Quốc hứa không gửi vũ khí cho Nga Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết đã trao đổi nhiều vấn đề nóng trong chuyến thăm Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh nhắc lại cam kết không gửi vũ khí cho Nga sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 19-6 - Ảnh: AFP "Chúng tôi...