Mỹ khẳng định hơn 1.400 người chết vì vũ khí hóa học, Syria bác bỏ
Một báo cáo được các cơ quan tình báo của Mỹ công bố ngày 30/8 cho hay vụ tấn công hóa học tại Syria hồi tuần trước đã làm hơn 1.400 người thiệt mạng. Syria đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Mỹ là “dối trá và vô căn cứ”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cáo buộc các lực lượng chính phủ Syria gây ra vụ tấn công tại Damascus hôm 21/8, làm 1.429 người thiệt mạng.
Ông Kerry cho hay trong số những người chết có 426 trẻ em và miêu tả vụ tấn công là một “mỗi kinh hoàng không thể tưởng tượng được”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ sử dụng báo cáo này làm căn cứ để trả đũa chính phủ Syria.
Sau khi Mỹ công bố cáo cáo trên, ông Obama cho biết Mỹ đang cân nhắc “một hành động hẹp, hạn chế” để đáp trả.
Mỹ nói bản báo cáo dài 4 trang được thực hiện dựa trên những miêu tả từ các nhân viên y tế, các nhân chứng, các nhà báo, video và hàng nghìn thông tin trên các mạng xã hội.
Các thanh sát viên vũ khí Liên hợp quốc đang điều tra các vụ tấn công được cho là bằng khí độc tại Damascus và sẽ trình kết quả điều tra sơ bộ cho Liên hợp quốc sau khi rời Syria vào hôm nay 31/8.
Nhưng ông Kerry tuyên bố Mỹ đã có các bằng chứng và các thông tin mà các thanh sát viên vũ khí Liên hợp tìm thấy cũng tương tự như vậy.
Ông Kerry đã nhấn mạnh tới bằng chứng trong bản báo cáo tình báo của Mỹ rằng các lực lượng chính quyền Syria đã mất 3 ngày ở phía đông Damascus để lên kế hoạch cho vụ tấn công.
“Chúng tôi biết các rocket chỉ xuất phát từ các khu vực do chính phủ kiểm soát và chỉ rơi xuống các khu vực của phe đối lập”, ông Kerry nói.
Video đang HOT
“Tất cả những điều này chúng tôi đều biết. Cộng đồng tình báo Mỹ có độ tin cậy cao”, Ngoại trưởng Mỹ cho hay.
Ông Kerry đã gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad là “kẻ sát nhân và kẻ giết người”, nhưng nói thêm rằng bất kỳ biện pháp đối phó nào của Mỹ cũng phải được tính toán cẩn trọng và không liên quan tới một chiến dịch kéo dài như Iraq và Afghanistan.
Syria lên án bản báo cáo
Syria hôm qua đã ngay lập tức lên tiếng bác bỏ những bình luận của Ngoại trưởng Mỹ Kerry là “hoàn toàn dối trá và không có cơ sở”, khẳng định rằng các phần tử nổi dậy chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
Bộ ngoại giao Syria cho biết trong một tuyên bố rằng các cáo buộc của ông Kerry là “nỗ lực tuyệt vọng” nhằm biên hộ cho một cuộc tấn công quân sự chống lại Syria.
“Những điều mà Mỹ nói là bằng chứng không thể chối cãi hoàn toàn vô nghĩa. Các thông tin mà những kẻ khủng bố đăng tải trong hơn một tuần qua là bịa đặt,” tuyên bố khẳng định.
Hãng thông tấn nhà nước Syria, Sana, nói rằng ông Kerry đã sử dụng “tài liệu dựa trên các câu chuyện cũ, vốn được những kẻ khủng bố đưa ra hơn 1 tuần trước”.
Việc sử dụng vũ khí hóa học bị cấm theo vài hiệp ước và bị xem là trái phép theo luật nhân đạo quốc tế thông thường.
Phương Tây tin rằng quân đội Syria sở hữu các kho chất độc hóa học, trong đó có khí độc sarin.
Các thông tin trước đó về vụ tấn công tại Damascus dẫn lời các quan chức từ tổ chức y tế từ thiện Medicins Sans Frontieres nói rằng 355 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công hôm 21/8.
Các thanh sát viên Liên hợp quốc đã thu nhập các mẫu vật khác nhau để đưa đi kiểm tra tại các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới.
Theo VNE
Phương Tây "chùn bước" trước quyết định tấn công Syria
Liên hợp quốc, Nga và Trung Quốc hôm qua đã kêu gọi phương Tây chớ vội vàng tấn công Syria cho tới khi nhóm thanh sát viên LHQ hoàn tất phúc trình điều tra. Trong khi đó, Mỹ, Anh và Đức cũng bắt đầu tỏ ra trù trừ trong việc phát động tấn công.
Các thanh sát viên LHQ kiểm tra mẫu vũ khí hóa học ở Syria.
Trong tuyên bố ngày hôm qua, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng phương Tây "nên cho ngoại giao (Syria) một cơ hội" cho tới khi hoạt động điều tra được hoàn tất.
"Các cường quốc chớ vội tấn công Syria cho đến khi toán thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ hoàn tất công tác của họ", ông Ban Ki-moon kêu gọi.
Người đứng đầu LHQ cho biết toán thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ sẽ rời Syria vào ngày mai, 31/8, và sớm trình kết quả điều tra cho ông. Ông cũng tiết lộ đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama về cuộc điều tra của LHQ.
"Ngoại giao cần được cho cơ hội, hòa bình cần được cho cơ hội", ông Ban nói với Tổng thống Obama sau khi khẳng định LHQ "cần được phép tiếp tục công việc".
Nga, Trung Quốc và Đức cũng đưa ra những kêu gọi tương tự.
"Trung Quốc phản đối mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học và ủng hộ công tác điều tra chuyên nghiệp, công bằng, khách quan, độc lập của LHQ. Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối mọi sự can thiệp hay những phán đoán trước khi có kết quả điều tra cụ thể", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới ngày hôm qua.
"Điều quan trọng là HĐBA cần phải nghiên cứu báo cáo của nhóm thanh sát viên LHQ về chứng cớ sử dụng vũ khí hóa học ở Syria", Điện Kremli đưa ra tuyên bố sau cuộc trao đổi cùng ngày giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Tuyên bố cũng nêu rõ Nga và Đức sẽ tiếp tục làm việc trong khuôn khổ LHQ cũng như các khuôn khổ khác về một giải pháp chính trị và ngoại giao cho tình hình hiện tại ở Syria.
Trước đó, Nga cho rằng sẽ là vội vàng nếu HĐBA đưa ra bất cứ phản ứng trừng phạt nào trước khi nhóm thanh sát viên LHQ công bố kết quả điều tra cuối cùng.
Hiện tại, đoàn thanh sát viên LHQ đang trong ngày kiểm tra thứ ba ở Zamalka, khu vực ngoại ô phía Đông thủ đô Damascus, nơi đã xảy ra các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 làm gần 1.000 người thiệt mạng. Dự kiến đoàn sẽ trình kết quả điều tra lên Tổng thư ký Ban Ki-moon vào cuối tuần.
Những kêu gọi với hàm ý "nên cho ngoại giao một cơ hội" được đưa ra vào lúc Mỹ và một số nước phương Tây khác đang tỏ ra lưỡng lự trước thời điểm quyết định có nên tấn công Syria hay không.
"Viêc tân công bằng vũ khí (hóa học) ảnh hưởng đên lợi ích quôc gia của Mỹ... nhưng tôi chưa quyết định có can thiệp quân sự hay không", Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố trong cuôc phỏng vân kênh truyên hìnhPBS sau một ngày tranh cãi trong hâu trường LHQ về nghị quyết do Anh đệ trình.
Quốc hội Anh bác bỏ đề xuất tấn công Syria
Trong nghị quyết trình LHQ, chính phủ Anh muốn phát động ngay một cuộc tấn công Syria với danh nghĩa bảo vệ dân thường. Tuy nhiên, Quốc hội nước này đã bác bỏ điều này sau khi Thủ tướng Anh David Cameron thừa nhận "không chắc chắn 100%" về việc chính phủ Syria đứng sau vụ sử dụng vũ khí hóa học hồi tuần trước.
Trong phiên bỏ phiếu ngày 29/8, với 285 phiếu chống và 272 phiếu thuận, Hạ viện Anh đã bác bỏ kiến nghị của chính phủ kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ hành động can thiệp quân sự vào Syria. Động thái này đang buộc Thủ tướng Cameron phải cân nhắc lại các hành động của mình.
"Tôi đã thấy rõ là Quốc hội Anh, cơ quan đại diện cho quan điểm của người dân, không muốn chứng kiến hành động quân sự của Anh (tại Syria). Tôi hiểu điều này và chính phủ sẽ hành động một cách phù hợp", Thủ tướng Anh cam kết sau cuộc bỏ phiếu.
Israel không đánh Syria
Israel, đồng minh thân thận của Mỹ, cũng quyết định không tham gia cuộc xung đột tại nước láng giềng Syria nhưng sẽ đáp trả bằng tất cả sức mạnh nếu bị tấn công.
"Israel đã và đang không dính líu vào cuộc xung đột tại Syria. Nhưng nếu bất kỳ ai âm mưu gây hại cho Israel, chúng tôi sẽ đáp trả bằng tất cả sức mạnh của mình. Israel có một quân đội hùng mạnh, hiện đại và một hệ thống phòng thủ tiên tiến hơn bao giờ hết", Tổng thống Israel Simon Peres nói ngày hôm qua.
Để chuẩn bị sẵn sàng trước nguy cơ Damascus bị tấn công, Israel đã triệu tập lính dự bị và điều động các khẩu đội tên lửa. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cử 100 chuyên gia vũ khí hóa học đến biên giới với Syria.
Trong khi đó, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố sẽ tự vệ trước mọi sự gây hấn.
Theo Dantri
Mỹ điều thêm tàu chiến, úp mở khả năng một mình tấn công Syria Trước việc đồng minh thân cận là Anh không được quốc hội phê chuẩn việc tấn công Syria, Washington đã tỏ rõ quyết tâm hành động khi úp mở việc có thể một mình can thiệp vào Syria. Trong khi đó Pháp đã cử một tàu chiến tới hội quân cùng Anh, Mỹ. Theo hãng tin AFP, chính quyền Tổng thống Obama cũng...