Mỹ khẳng định duy trì hệ thống phòng thủ ‘thích hợp’ trên Bán đảo Triều Tiên
Theo hãng tin Yonhap, ngày 24/1, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Mỹ đang duy trì hệ thống phòng thủ “thích hợp” trên Bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng khi Bình Nhưỡng liên tục thử nghiệm vũ khí.
Người dân tại Seoul, Hàn Quốc theo dõi bản tin truyền hình về vụ phóng một số tên lửa hành trình của Triều Tiên ra phía Hoàng Hải, ngày 24/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Kirby nhấn mạnh: “Chúng tôi đang theo dõi sát và tôi muốn khẳng định rằng Mỹ tin tưởng vào khả năng phòng thủ hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên là phù hợp”.
Phát biểu trên được đưa ra sau khi quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên cùng ngày đã phóng một số tên lửa hành trình ra phía biển Hoàng Hải. Đây là vụ phóng thử tên lửa hành trình đầu tiên của Triều Tiên kể từ tháng 9/2023 và diễn ra sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn (IRBM) ngày 14/1 và thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân dưới nước “Haeil-5-23″ ngày 19/1.
Các cuộc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa kết thúc tập trận chung trên vùng biển ngoài khơi đảo Jeju (Hàn Quốc). Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu hạt nhân Carl Vinson và tàu tuần dương Aegis Princeton của Mỹ cùng các tàu chiến khác của Nhật Bản và Hàn Quốc, những hành động này được Bình Nhưỡng coi là có thể gây bất ổn tình hình khu vực, đe dọa nghiêm trọng an ninh của Triều Tiên.
Triều Tiên chuẩn bị phóng vệ tinh, Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc họp khẩn
Theo hãng thông tấn Yonhap, ngày 29/5, Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn sau khi có thông tin Triều Tiên chuẩn bị phóng vệ tinh.
Cuộc thử nghiệm "ở giai đoạn cuối quan trọng" trong việc phát triển các vệ tinh do thám tại Cơ sở phóng vệ tinh Sohae ở Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan, Triều Tiên. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Cuộc họp của ủy ban thường trực NSC, do Cố vấn An ninh quốc gia Cho Tae-yong chủ trì, được triệu tập sau khi hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin Triều Tiên đã thông báo với nhà chức trách Nhật Bản về kế hoạch của Bình Nhưỡng phóng vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 31/5 đến ngày 11/6 tới. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno đã xác nhận thông tin này.
Theo giới chức Hàn Quốc, các thành viên NSC đã thảo luận các biện pháp đối phó động thái trên. NSC đã trình các thông tin liên quan lên Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Văn phòng An ninh quốc gia Hàn Quốc cho biết "đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến liên quan". Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã hối thúc Triều Tiên rút lại kế hoạch phóng vệ tinh.
Về phần mình, Nhật Bản bày tỏ quan ngại Triều Tiên có thể sẽ phóng thử một tên lửa đạn đạo thay vì một vệ tinh như đã thông báo.
Theo hãng thông tấn Kyodo, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cho biết Triều Tiên nêu rõ sẽ xác định 3 khu vực nguy hiểm trên biển mà các vật thể có thể rơi xuống trong quá trình phóng, trong đó có 2 khu vực ở phía Tây bán đảo Triều Tiên và một khu vực ở phía Đông Philippines. Tất cả những khu vực này đều nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh Tokyo coi việc Triều Tiên phóng một tên lửa mang theo vệ tinh tương đương một vụ thử tên lửa đạn đạo, trên cơ sở những gì đã từng diễn ra trước đây. Thủ tướng Kishida cũng cho biết ông đã chỉ thị các bộ ngành hữu quan của Nhật Bản phối hợp với Mỹ và Hàn Quốc hối thúc Bình Nhưỡng "kiềm chế".
Hàn Quốc hoàn thiện hệ thống chỉ huy ứng phó tên lửa đạn đạo Theo hãng tin Yonhap, trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó trong các tình huống nguy hiểm, ngày 27/4, Cơ quan Quản lý Chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) nước này thông báo đã hoàn tất một dự án cải tiến hệ thống chỉ huy và kiểm soát để theo dõi các hoạt...