Mỹ khẳng định cam kết lâu dài với ASEAN
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 11/9 ra tuyên bố khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ngoai trương My Mike Pompeo phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 2/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trong tuyên bố, ông Pompeo nhấn mạnh Mỹ từ lâu đã là bạn của các nước ASEAN. Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ thể hiện sự tôn trọng chủ quyền, pháp luật, minh bạch, cởi mở và bao trùm. Đây là những nguyên tắc chung cốt lõi trong hợp tác giữa Mỹ và ASEAN, là cơ sở cho việc khởi động Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Mekong – Mỹ trong tuần này. Ngoài ra, Mỹ sẽ luôn hỗ trợ ASEAN khi khối này đưa ra tiếng nói chung mạnh mẽ nhằm thúc đẩy các giá trị chung nói trên.
Cũng theo ông Pompeo, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ-ASEAN vừa qua, Mỹ đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mỹ cũng cam kết sẽ lên tiếng trước những hành động gây hấn ngày càng hung hăng hay các mối đe dọa đối với quyền tự do lựa chọn của các quốc gia có chủ quyền trong khu vực. Mỹ sẽ sát cánh cùng các đối tác ASEAN, kiên định với nguyên tắc thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền ở Biển Đông, nơi gần đây đã xảy ra nhiều hành động gây hấn và tàn phá môi trường.
Video đang HOT
Đối với khu vực sông Mekong, tuyên bố nêu rõ Mỹ ủng hộ sự minh bạch và tôn trọng ở khu vực này; ủng hộ tăng trưởng kinh tế mở dựa trên quy tắc; sát cánh cùng các đối tác ASEAN trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực. Với Sáng kiến Tương lai Y tế ASEAN-Mỹ và khoản hỗ trợ 87 triệu USD của Chính phủ Mỹ để giúp các nước chống lại đại dịch COVID-19, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) sẽ tăng cường hỗ trợ cho dự án “One Health Workforce – Next Generation” (Xây dựng lực lượng cán bộ y tế cho thế hệ tương lai) nhằm giúp các nước ASEAN chuẩn bị, phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đang mở rộng sự tham gia của mình thông qua việc thành lập một văn phòng khu vực CDC tại Hà Nội và Đối tác Mỹ – ASEAN về các thành phố thông minh (USASCP).
Đối với việc tiếp tục thúc đẩy thịnh vượng kinh tế ở ASEAN, Mỹ – thông qua Tập đoàn Tài chính Phát triển Mỹ – đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần thiết và sẽ cùng với Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ – Thái Bình Dương lần thứ ba nhằm thúc đẩy đầu tư hàng triệu USD theo cách thức cởi mở, minh bạch và dựa trên quy tắc.
Về việc phát triển nguồn nhân lực và trang bị cho người dân kỹ năng, kiến thức để tham gia và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, Bộ Ngoại giao Mỹ dự định sẽ tài trợ 5 triệu USD cho Học viện Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) ở thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng theo tuyên bố, khi mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, Mỹ sẽ tham gia giải quyết một số thách thức quan trọng mà khu vực phải đối mặt, như tiếp tục hối thúc Triều Tiên chấm dứt các hành động khiêu khích, tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tham gia vào các cuộc đàm phán bền vững để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn; kêu gọi ngừng bạo lực và tiến hành đàm phán về một giải pháp ngăn chặn bạo lực leo thang ở bang Rakhine của Myanmar.
Trung Quốc nhấn mạnh các nỗ lực chung đối phó với những thách thức toàn cầu
53 đối tác của Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) cam kết sẽ phối hợp cùng nhau nhằm kiểm soát và ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bảng hướng dẫn người dân thực hiện giãn cách xã hội phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berkshire, Anh, ngày 4/9/2020. Ảnh minh họa: THX/ TTXVN
Tuyên bố chung của Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) đưa ra ngày 7/9 nêu rõ để các nỗ lực phòng chống đại dịch COVID-19 thực sự hiệu quả, đòi hỏi các nước không chỉ đẩy mạnh các nỗ lực trong phạm vi nước mình mà đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế hài hòa và hành động hiệu quả của các tổ chức đa phương cũng như sự hỗ trợ giữa các quốc gia đối tác của ASEM, dựa trên các nguyên tắc và giá trị của Liên hợp quốc. Trên website của mình, cơ quan đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) tái khẳng định việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin một cách tự nguyện, có trách nhiệm, minh bạch và kịp thời. Các đối tác cũng nhất trí ủng hộ lời kêu gọi của LHQ về chia sẻ trách nhiệm, đoàn kết toàn cầu và tăng cường hợp tác đa phương nhằm ứng phó với những tác động của dịch COVID-19.
Nữ phát ngôn viên của EU dẫn tuyên bố trên khẳng định: "Chúng tôi tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác đa phương trong việc phục hồi kinh tế - xã hội. Virus sẽ không thể làm suy yếu quyết tâm đoàn kết của chúng ta trong giai đoạn khó khăn hiện nay". Quan chức châu Âu cũng nhấn mạnh cam kết của các đối tác "tiếp tục phối hợp thúc đẩy mục tiêu phục hồi kinh tế - xã hội bền vững, giảm thiểu nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu".
Tuyên bố chung có sự phối hợp soạn thảo của các Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, nước đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEM lần thứ 13, và EU, Đức, Singapore, Nga là các nước điều phối viên khu vực, trên danh nghĩa thành viên ASEM.
Do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hội nghị thượng đỉnh ASEM 13, dự kiến diễn ra trong hai ngày 16-17/11 tại Phnom Penh (Campuchia), đã bị hoãn đến giữa năm 2021.
ASEM được thành lập năm 1996 như một diễn đàn đối thoại và hợp tác giữa châu Âu và châu Á, gồm 27 nước thành viên EU, Na Uy, Thụy Sĩ và 10 nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Australia... Xét tổng thể, các nước đối tác ASEM chiếm 65% kinh tế toàn cầu, 60% dân số thế giới, 55% kim ngạch thương mại thế giới và 75% doanh thu du lịch toàn cầu.
53 năm thành lập ASEAN: Lễ kỷ niệm tại Mỹ Tối 20/8, tại thủ đô Washington, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã chủ trì lễ kỷ niệm trực tuyến 53 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc chủ trì lễ kỷ niệm trực tuyến 53 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông...