Mỹ khẳng định: AUV hạt nhân của Nga là có thật
Tình báo Mỹ khẳng định Nga đã ít nhất một lần thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân không người lái.
Theo Huffington Post, “ngoài việc hiện đại hoá hệ thống hạt nhân từ thời Liên Xô cũ, Nga đang nỗ lực phát triển và triển khai các máy phóng mới”.
“Những nỗ lực này gồm nhiều nâng cấp cho bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga là máy bay ném boom tầm xa, tên lửa trên biển và tên lửa mặt đất”.
Moscow được cho là đang phát triển ít nhất hai hệ thống tên lửa liên lục địa mới, một bay ném boom chiến lược siêu thanh và một ngư lôi tự hành có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Một sơ đồ bố trí các phương tiện được phát triển để mang vũ khí hạt nhân của Nga trong thập kỷ vừa qua đăng trên Huffington Post có đề cập đến một phương tiện tự hành dưới nước, hay còn gọi là AUV, với tên mã là Status-6.
Sơ đồ các phương tiện có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga được tờ Huffington Post đăng tải
Hình ảnh đồ hoạ do Huffington Post đưa ra khó có thể thấy được AUV này đã được triển khai hay chưa. Tuy nhiên, AUV của Nga, Lầu Năm Góc đặt biệt danh là “Kanyon”, có tên đầy đủ là Hệ thống đa nhiệm trên đại dương Status-6, và đã được thử nghiệm ít nhất một lần.
Beacon cho biết, vào 27.11.2016, tình báo Mỹ đã phát hiện Status-6 khi nó được phóng ra từ một tàu ngầm Sarov để thử nghiệm khả năng hoạt động của các công nghệ mới, trích dẫn từ nguồn ẩn danh của Lầu Năm Góc.
Các báo cáo của Nga cho thấy AUV này có thể mang một đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 100 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Video đang HOT
Status-6 được xây dựng bởi Phòng Thiết kế Rubin, nhà sản xuất tàu ngầm lớn nhất của Nga. Theo một tài liệu trên truyền hình, AUV này có tầm hoạt động lên đến 6.200 dặm, tốc độ tối đa trên 56 hải lý và có thể lặn sâu 1000 mét dưới mực nước biển, Beacon đưa tin.
Trước đó, bản vẽ hệ thống vũ khí Status-6 cũng đã bất ngờ bị rò rỉ trên sóng truyền hình Nga
“Nó được thiết kế để có thể phóng đi từ ít nhất hai lớp tàu ngầm hạt nhân khác nhau, bao gồm lớp Oscar, những tàu có thể mang theo tối đa 4 AUV Status-6 mỗi lần hoạt động”.
Bản dự thảo như một lời khẳng định của Lầu Năm Góc về sự tồn tại của vũ khí mới của Nga. Một minh chứng sống động cho những gì được coi là lợi thế của chương trình vũ khí hạt nhân của Mát-cơ-va: “Sự đa dạng”.
Mỹ đang thực sự lo lắng về việc Nga tiếp tục phát triển “khả năng răn đe hạt nhân ngày càng đa dạng”. Nhà Trắng lo ngại Điện Kremlin sẽ sử dụng một vụ tấn công hạt nhân như một cách để tháo gỡ xung đột, đem về lợi thế cho Moscow.
Theo Như Ý (Báo Đất Việt)
Loại vũ khí Nga tạo sóng thần 30m nhấn chìm vùng ven biển Mỹ?
Vũ khí hạt nhân Status-6 một khi xuất hiện sẽ trở thành cơn ác mộng đối với các khu vực ven biển và hải cảng quân sự Mỹ.
Ngư lôi hạt nhân T-15 từng được chế tạo trong Chiến tranh Lạnh.
Trang Sputnik mới đây đăng tải nhận định của nhà quan sát quân sự Nga Andrei Kotz về 5 mẫu tàu ngầm có sức mạnh tối thượng trên thế giới. Tàu ngầm bí ẩn nhất trong số này là mẫu Status-6, vốn chưa từng công khai xuất hiện trên truyền thông.
Theo chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, Status-6 chính là tàu ngầm không người lái mang đầu đạn hạt nhân
Thông tin về Status-6 hiện vẫn chưa rõ ràng. Đây có thể là tàu ngầm không người lái mang đầu đạn hạt nhân hoặc tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng ngư lôi Status-6.
Sự tồn tại của Status-6 được tiết lộ lần đầu tiên vào năm ngoái khi hình ảnh bên trong một trang tài liệu chương trình phát triển vũ khí răn đe hạt nhân mới của Nga vô tình lọt vào khung hình máy quay của một kênh truyền hình Nga. Và hình ảnh trên được quay bên trong một cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với các quan chức quốc phòng nước này tại Sochi.
Một số nhà phân tích cho rằng hình ảnh Status-6 bị rò rỉ không phải là một sự cố ngẫu nhiên mà nó là một thông điệp cho Washington về khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Cuối năm ngoái, Lầu Năm Góc lần đầu thừa nhận sự xuất hiện của Status-6 khi có thông tin Nga đã thử nghiệm loại siêu vũ khí này trước đó một tháng.
Một vụ nổ hạt nhân dưới mặt nước.
Và các quan chức Lầu Năm Góc khi đó nói rằng, đây là mối đe dọa chiến lược lớn nhất từ trước tới nay đối với các hải cảng và căn cứ quân sự ven biển của Mỹ.
Mỹ thừa nhận Status-6 chính là một tàu ngầm hạt nhân có sức công phá lên tới 100 Mt, gấp hơn 6 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố ở Nhật Bản.
Status-6 được cho là có tầm hoạt động 10.000km, khả năng lặn sâu 1.000 mét, đạt tốc độ di chuyển lên tới 100km/giờ.
Theo các nhà phân tích quân sự, thiết kế của Status-6 gợi nhớ đến mẫu ngư lôi tấn công hạt nhân T-15 thời Liên Xô.
Trong những năm 1950, Nga đã lên kế hoạch chế tạo ngư lôi hạt nhân T-15 có sức công phá hủy diệt. Ngư lôi này dài tới 24 mét và nặng 40 tấn, trang bị đầu đạn nhiệt hạch. Vì kích thước khổng lồ nên T-15 chỉ có tầm bắn 25km, đạt tốc độ 55km/giờ. Tàu ngầm Liên Xô khi đó nếu trang bị T-15 chỉ có thể mang theo duy nhất một loại vũ khí này.
T-15 được cho là có đủ khả năng gây ra một cơn sóng thần khổng lồ phá hủy các khu vực ven biển của đối phương. Theo giới phân tích vũ khí này có thể san phẳng một thành phố ven biển của Mỹ. Những cơn sóng thần do T-15 tạo ra còn hủy diệt phần lớn căn cứ hải quân Mỹ và các tàu neo gần đó.
Hình ảnh rò rỉ trên truyền hình Nga về loại vũ khí Status-6 năm 2015.
Theo báo Nga Rossiyskaya Gazeta, đầu đạn hạt nhân trang bị trên Status-6 một khi được kích hoạt sẽ phóng ra chất phóng xạ Cobalt-60. Đây là loại phóng xạ có nồng độ cực cao, khiến cho bất cứ khu vực nào nhiễm xạ trở thành "vùng đất chết" trong ít nhất 100 năm.
Dựa trên yếu tố thời tiết và địa điểm tấn công, Status-6 của Nga có thể gây ra thảm họa kinh hoàng ở các khu vực ven biển Mỹ. Ngoài ra, khi được kích hoạt ở dưới nước, Status-6 đủ sức tạo ra một trận sóng thần nhân tạo cao tới hơn 30 mét.
Thượng Nghị sĩ Mỹ Mike Rodgers cũng xác nhận về sức mạnh của Status-6, khi nói rằng, loại tàu ngầm không người lái của Nga có thể tấn công vùng biển ven bờ Mỹ, tạo ra "thiệt hại không thể chấp nhận được bằng cách tạo ra khu vực rộng lớn không thể phục vụ mục đích quân sự hay kinh tế trong một thời gian dài".
Đây được coi là siêu vũ khí của tương lai, khiến cho nước Mỹ không còn có thể chiếm ưu thế nhờ vào địa hình bao quanh là biển. Các cường quốc hiện đều tập trung vào các hiệp ước không phổ biến tên lửa tầm xa, nên loại vũ khí di chuyển dưới nước như Status-6 sẽ không bị ảnh hưởng.
Status-6 được cho là sẽ khiến Mỹ phải thay đổi hoàn toàn chiến lược phòng thủ, từ việc tập trung vào các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sang gia cố năng lực phòng thủ ven biển, đề phòng đòn tấn công bất ngờ từ dưới nước của Nga.
Theo Danviet
Mỹ nâng cấp đầu đạn khiến Nga không thể đánh chặn Theo The Guardian, Mỹ quyết định nâng cấp đầu đạn hạt nhân trang bị cho Trident II D5 - dòng tên lửa phóng từ tàu ngầm khiến Nga không thể đánh chặn. Thông tin về gói nâng cấp này được ông John Woolfstal, cưu Giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia Kiểm soát Vũ khí và Không phổ biến...