Mỹ kêu gọi Trung Quốc không dùng quân sự ngăn biểu tình ở Hồng Kông
Luật Cơ bản điều chỉnh Hồng Kông kể từ khi trở về Trung Quốc năm 1997 nói rằng, Bắc Kinh có thể sử dụng quân đội để đối phó với tình trạng bất ổn xã hội.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Kyodo News ngày 3/11 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi Trung Quốc không sử dụng lực lượng quân sự để ngăn chặn hoạt động biểu tình ở Hồng Kông khi gặp gỡ ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc hồi tháng trước.
Trong cuộc hội đàm vào 2 ngày 17 và 18/10 ở Boston, ông Kerry đã nói với Dương Khiết Trì điều này, nguồn tin ngoại giao cho biết. Washington muốn Bắc Kinh tránh đụng độ với người biểu tình ở Hồng Kông bởi nó có thể dẫn đến thương vong.
Thông cáo báo chí sau hội đàm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không công bố nội dung này. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, ông John Kerry chỉ “chia sẻ quan điểm, mối quan tâm và hy vọng của Hoa Kỳ” liên quan đến tình hình Hồng Kông với ông Dương Khiết Trì.
Trung Quốc duy trì các đơn vị quân đội chính quy đóng tại Hồng Kông. Khi căng thẳng leo thang ở thành phố này đã xuất hiện những tin đồn về khả năng liệu Bắc Kinh có sử dụng vũ lực để chống lại các cuộc biểu tình của học sinh sinh viên hay không.
John Kerry nêu vấn đề này với Dương Khiết Trì khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau thảo luận về hội nghị thượng đỉnh Obama – Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 12/11.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin ngoại giao, Dương Khiết Trì đã nhắc lại rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là chuyện nội bộ của Trung Quốc và Bắc Kinh từ chối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Luật Cơ bản điều chỉnh Hồng Kông kể từ khi trở về Trung Quốc năm 1997 nói rằng, Bắc Kinh có thể sử dụng quân đội để đối phó với tình trạng bất ổn xã hội. Dương Khiết Trì kêu gọi Washington tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và nói với John Kerry rằng Bắc Kinh sẽ có quyết định của riêng mình.
Hồng Kông là một đặc khu hành chính tương đương tỉnh thành trực thuộc trung ương ở Trung Quốc và hưởng quy chế 1 nước 2 chế độ do Đặng Tiểu Bình đề xướng. Tuy nhiên việc Bắc Kinh quyết định kiểm duyệt nhân sự tranh cử Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông từ năm 2017 đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối ở thành phố này, chủ yếu là học sinh sinh viên tham gia.
Theo Giáo Dục
Hồng Kông: Phe nơ xanh trút giận vào các nhà báo tại hiện trường
Ba nhà báo bị tấn công ở Hồng Kông vào tối tngày 25.10 sau khi đụng chạm với những người ủng hộ chính quyền đang tuần hành phản đối cuộc biểu tình đòi dân chủ vốn đã chiếm giữ nhiều địa điểm ở Hồng Kông trong bốn tuần qua.
Phe phản đối biểu tình có nhiều người dân lao động.
Đặc khu hành chính của Trung Quốc này đang đối mặt với cuộc biểu tình đòi dân chủ với sự tham gia của đông đảo học sinh sinh viên từ cuối tháng trước, hãng tin Reuters cho biết
Tuy nhiên, cuộc biểu tình này cũng gặp sự chống đối từ những nhóm bất bình và những thành phần xã hội lên án việc đình trệ giao thông và mua bán, trong số đó có nhiều công nhân lao động như tài xế taxi và tài xế xe tải.
Tối ngày 25.10, hơn 1.000 người ủng hộ phong trào chống biểu tình đã tập hợp để lên án những người biểu tình đòi dân chủ gần bến tàu Star Ferry. Nhiều người hô các khẩu hiệu như "Trả Hồng Kông lại cho tôi" và "Hãy dọn khỏi đường phố ngay lập tức".
Mặc dù hai nhóm biểu tình đối đầu nhau không xảy ra xung đột nhưng những nhóm nhỏ người phản biểu tình đeo dải ruy băng xanh đã trút sự tức giận của họ vào các nhà báo đang làm việc tại hiện trường.
Trong lúc hai bên lời qua tiếng lại, một quay phim cùng một phóng viên của Đài TVB bị đám đông vây quanh và quấy nhiễu.
Một số người xô đẩy các nhà báo, xé cà vạt của một phóng viên và giật mắt kính của một quay phim trong khi la hét và chửi rủi.
Sau đó, cảnh sát đã phải hộ tống các nhà báo này ra khỏi đám đông đang giận dữ.
Người biểu tình Hồng Kông vẫn bám trụ trên đường phố.
Một nữ phóng viên của Đài RTHK cũng bị những người biểu tình đeo nơ xanh đá vào chân và vào thân sau khi bị xô xuống đất. Nữ phóng viên này đã được đưa đến bệnh viện.
Đài RTHK và công đoàn của đài đã lên án vụ tấn công. Phát ngôn nhân của đài nói họ sẽ có hành động pháp lý.
Trong tháng qua, các lãnh đạo của nhóm nơ xanh đã công khai đe dọa những người biểu tình ủng hộ dân chủ đeo ruy băng vàng.
Sau đó, đã xảy ra một số vụ những người giận dữ dọn rào chắn trên đường và đánh nhau trên đường phố ở quận Mong Kok - nơi chứng kiến những hành động bạo lực tồi tệ nhất giữa hai phía.
Cảnh sát Hồng Kông nói rằng những cuộc tấn công vào người biểu tình này là có sự phối hợp và có dính líu đến Hội Tam Hoàng, một băng đảng xã hội đen khét tiếng ở Hồng Kông.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh đã lặp lại hồi cuối tuần qua rằng ông sẽ không từ chức bất chấp việc ông James Tien, chính khách đồng thời là lãnh đạo doanh nghiệp, nói ông Lương nên xem xét khả năng này.
Hàng ngàn người biểu tình vẫn cắm trại trên một tuyến đường chính gần trụ sở chính quyền ở khu Admiralty và ở các điểm khác ở Causeway Bay và Mong Kok nhưng với ít người hơn.
Theo Lao Động
Bắc Kinh cân nhắc "thí" Lương Chấn Anh hoặc sử dụng quân đội Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem những hình ảnh về cuộc đụng độ và bắt giữ ở Mong Kok, họ ngày càng tức giận và khó chịu. Họ hỏi liệu cảnh sát và Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh có đủ khả năng kiểm soát các cuộc biểu tình nếu nó tiếp tục kéo dài hay không? PLA có thể là...