Mỹ kêu gọi Trung Quốc giữ cam kết không quân sự hóa biển Đông
Nhà Trắng ngày 26-2 đã thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở rộng cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa cũng như toàn bộ biển Đông.
Dan Kritenbrink, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Barack Obama về vấn đề châu Á, đã đưa ra lời kêu gọi trên sau một tuần Trung Quốc và Mỹ “khẩu chiến” về việc Bắc Kinh triển khai tên lửa, máy bay chiến đấu đến Hoàng Sa và lắp radar trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Chúng tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu ông Tập mở rộng cam kết không quân sự hóa trên biển Đông” – ông Kritenbrink nói trong một cuộc họp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS – Mỹ) ngày 26-2.
“Chúng tôi khuyến khích những người bạn Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực kiềm chế các động thái có thể gây leo thang căng thẳng”.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ hồi tháng 9-2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc đã xây trái phép một đường băng dài hơn 3 km trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Tuy nhiên, từ đó đến nay, giới chức Mỹ đã nhận thấy ý đồ quân sự hóa của Trung Quốc khi nước này xây dựng trái phép các đường băng và lắp radar ở quần đảo Trường Sa.
Trong tuần này, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ) – Đô đốc Harry Harris nói rằng Trung Quốc “đang thay đổi hiện trạng” ở biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường tuần tra tự do hàng hải.
Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng các cơ sở quân sự của nước này ở biển Đông là “hợp pháp và thích hợp”.
Kritenbrink cũng nhắc lại rằng Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết của Tòa án Thường trực tại The Hague (Hà Lan) về vụ kiện của Philippines chống lại các yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở biển Đông. Dự kiến phán quyết của tòa thường trực sẽ được đưa ra trong năm nay.
“Khi phán quyết được đưa ra, nó sẽ mang tính bắt buộc đối với cả hai bên” – Kritenbrink nói. “Đó sẽ là một thời điểm quan trọng mà tất cả chúng ta trong khu vực cần chú ý tới”.
Bảo Anh
Theo_PLO
Mỹ hối thúc ông Tập Cận Bình ngừng quân sự hóa Biển Đông
Mỹ ngày 26/2 hối thúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuân thủ cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa nhằm phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Theo Reuters, Cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Dan Kritenbrink đã đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Trung Quốc và Mỹ "lời qua tiếng lại" về việc Trung Quốc điều tên lửa, máy bay chiến đấu và radar lên các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Hình ảnh đảo Phú Lâmthuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dưng các công trình quân sự trên đó. Ảnh Reuters
Trước đó, hồi tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ không quân sự hóa khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, sau cam kết này, Trung Quốc vẫn không dừng các hoạt động xây dựng các công trình quân sự phi pháp của mình, trong đó bao gồm các đường băng và các trạm radar.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc càng gia tăng sau khi Trung Quốc điều hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 đến đảo Phú Lâm [thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng phi pháp- ND].
Ông Dan Kritenbrink tuyên bố: "Chúng tôi cho rằng sẽ tốt nếu như cam kết không quân sự hóa của ông Tập Cận Bình được thực thi trên toàn Biển Đông. Chúng tôi sẽ hối thúc Trung Quốc và các nước khác trong khu vực kiềm chế và không thực hiện những hành động làm leo thang căng thẳng".
Trước đó, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cáo buộc Trung Quốc "đang làm thay đổi hiện trạng" ở Biển Đông và khẳng định Mỹ sẽ tăng cường các cuộc tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.
Đáp lại, Trung Quốc ngang nhiên cho rằng, những căn cứ quân sự mà mình xây dựng trên Biển Đông là "hoàn toàn hợp pháp". Thậm chí Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn tuyên bố, Bắc Kinh hy vọng sẽ không phải chứng kiến việc Mỹ điều các máy bay ném bom hay tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đến tuần tra trong khu vực.
Cũng trong tuyên bố của mình, ông Kritenbrink cũng nhắc lại quan điểm rằng, Trung Quốc cần tuân thủ phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế dự kiến đưa ra vào giữa năm 2016, liên quan đến vụ Philippines kiện nước này ở Biển Đông.
Dù là nước phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển được áp dụng trong vụ kiện này, Trung Quốc vẫn lên tiếng phủ nhận tính pháp lý của Tòa Trọng tài Quốc tế và từ chối tham gia tranh tụng.
Ông Kritenbrink nhấn mạnh: "Khi phán quyết được đưa ra, nó sẽ có hiệu lực với cả 2 bên tham gia vụ kiện. Đó sẽ là thời điểm quan trọng mà tất cả các nước trong khu vực cần phải dõi theo"./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Mỹ kêu gọi ngăn chặn IS mở rộng căn cứ ở Li-bi Bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đa-vốt (Thụy Sĩ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ A.Ca-tơ nhận định, một số nước thành viên thuộc liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã không hoàn thành vai trò của mình trong cuộc chiến chống IS. Bộ trưởng Ca-tơ bày tỏ sự thất vọng đối với một số đối tác, nhất là...