Mỹ kêu gọi quốc tế đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Quan chức Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quốc tế chỉ trích Trung Quốc vì đơn phương âm mưu thay đổi hiện trạng tại Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel tuyên bố biện pháp tốt nhất mà Mỹ và các đối tác Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể thực hiện để góp phần xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông là đối thoại ngoại giao mang tính xây dựng.
Tàu Trung Quốc uy hiếp và gây hại cho tàu Việt Nam ở Biển Đông (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN)
Ông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quốc tế chỉ trích Trung Quốc vì đơn phương âm mưu thay đổi hiện trạng tại Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc điều trần ở Quốc hội Mỹ hôm 20/5, ông Daniel Russel nhấn mạnh 2 diễn tiến đặc biệt gây quan ngại làm leo thang căng thẳng gần đây là việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu giàn khoan dầu Hải Dương – 981 (Haiyang Shiyou 981) vào hoạt động tại Biển Đông và lấp biển-khai hoang trên đảo Gạc Ma để nâng cấp hay có thể là quân sự hóa khu vực có tranh chấp này.
Ông Russel cho biết Chính phủ Mỹ đã nêu các vấn đề này trực tiếp với Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao và công khai quan điểm rằng Bắc Kinh phải sử dụng biện pháp ngoại giao thay vì vũ lực để xử lý tranh chấp.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói vấn đề không phải là sức mạnh của Trung Quốc lớn đến đâu mà là tuyên bố chủ quyền dựa trên pháp lý của Bắc Kinh vững chắc tới mức nào trong các tranh chấp chủ quyền.
Video đang HOT
Ông khẳng định Mỹ không chấp nhận các hành vi uy hiếp, cưỡng bức, và phi ngoại giao. Ông Russel cũng nhận định rằng việc quốc tế phê phán hành động hung hăng và đơn phương của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến sự cân nhắc của ban lãnh đạo Bắc Kinh.
Theo Vietnam
Trung Quốc cam kết hòa bình: Lời nói đi ngược việc làm
"Chúng ta cần đổi mới hợp tác an ninh và thiết lập cấu trúc hợp tác an ninh khu vực mới, trong đó hoàn toàn loại bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh..."
TQ cam kết giải quyết hòa bình trong tranh chấp lãnh thổ
TTXVN trích nguồn từ hãng Reuters ngày 21/5 cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh cam kết giải quyết một cách hòa bình các cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, đồng thời cảnh báo các nước khác rằng việc tăng cường liên minh quân sự chống lại bên thứ 3 sẽ không có lợi cho an ninh.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ 4 về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) ở thành phố Thượng Hải, ông Tập Cận Bình kêu gọi thiết lập một cấu trúc hợp tác an ninh châu Á mới dựa trên một nhóm khu vực, trong đó có Nga và Iran, song loại trừ Mỹ.
Ông Tập Cận Bình nêu rõ: "Chúng ta cần đổi mới hợp tác an ninh và thiết lập cấu trúc hợp tác an ninh khu vực mới, trong đó hoàn toàn loại bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh lỗi thời."
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Không chỉ vậy, mới đây, phát biểu với Hiệp hội Hữu nghị Nhân dân với Nước ngoài tại thủ đô Bắc Kinh vào hôm 15/5, ông Tập nói: "Người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình và luôn theo đuổi, cũng như truyền lại cho thế hệ sau niềm tin vững chắc vào hòa bình, hữu nghị và hòa hợp".
"Trong máu của người Trung Quốc không có gen xâm lược nước khác hay thống trị thế giới, cũng như không chấp nhận lập luận cho rằng một nước mạnh phải làm bá chủ", ông Tập nói tiếp.
"Người Trung Quốc mong muốn được sống trong hòa hợp với các dân tộc trên toàn thế giới trong tinh thần cùng nhau phát triển ôn hòa, cùng tìm kiếm, bảo vệ hòa bình, cũng như cùng nhau hưởng thái bình", theo chủ tịch Trung Quốc.
Trước đó, Tập Cận Bình còn ví von Trung Quốc với sư tử trong một bài phát biểu tại Paris nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp. Ông nhắc lại một tuyên bố của Napoleon Bonaparte hơn 2 thế kỷ trước: "Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ. Hãy để nó ngủ, khi nó thức dậy nó sẽ rung chuyển thế giới".
Ông Bình nói với các khán giả, trong đó có Tổng thống Pháp Francois Hollande: "Hôm nay con sư tử đã thức dậy. Nhưng đó là con sư tử hòa bình, dễ chịu, văn minh." Nhận xét này có thể báo hiệu một sự thay đổi tinh tế nhưng đáng kể trong cách Trung Quốc muốn nhìn nhận bởi phần còn lại của thế giới, các nhà phân tích cho biết.
Đằng sau cam kết?
Những phát biểu trên của ông Tập được coi như kim chỉ nam cho mọi hành động của Trung Quốc. Vậy hành động cụ thể sau những phát ngôn hòa bình ấy là gì?
Hôm 1/5 vừa qua, tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15o29' Vĩ Bắc, 111o12' Kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Không chỉ hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc còn huy động nhiều tàu dân sự và quân sự cản trở các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, tấn công bằng vòi rồng cũng như hung hăng đâm thẳng vào tàu Việt Nam làm nhiều người bị thương.
Tàu Trung Quốc liên tục tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam
Theo thống kê sơ bộ của lực lượng cảnh sát biển, số lượng tàu bảo vệ giàn khoan có ít nhất là trên 90 tàu.
Việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Được biết, năm 2002, Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) với ASEAN, trong đó các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hành động khiêu khích và đơn phương. Do vậy, hành động của Trung Quốc cũng đã vi phạm cả tinh thần lẫn nội dung của DOC.
Không chỉ vậy, mới đây Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy còn ngang nhiên phát biểu tại Lầu Năm Góc ngày 15/5 rằng: "Chúng tôi không tạo ra rắc rối. Nhưng chúng tôi không sợ rắc rối. Thái độ của chúng tôi đối với các vấn đề có liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là kiên định".
Theo Báo Đất Việt
Việt Nam, Philippines yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Aquino cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông. Chiều 21/5, ngay sau lễ đón được tổ chức tại Phủ Tổng thống Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III đã tiến hành họp hẹp và hội đàm,...