Mỹ kêu gọi hợp tác khai thác tài nguyên ở Bắc cực
Trong khuôn khổ chuyến thăm Na Uy, ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến đi tới thành phố Tromso ở miền Bắc nước này.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) và Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg ( trái) tại Oslo ngày 1/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đây là chuyến đi thứ hai của bà trong vòng một năm qua đến Vòng cung Bắc cực, khu vực có thể trở thành chiến trường quốc tế về tài nguyên.
Chuyến đi của Ngoại trưởng Clinton mang theo thông điệp hợp tác tại một trong những biên giới cuối cùng của tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng chất chưa được khai thác trên thế giới, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực do lượng băng tan chảy đang mở ra một một tuyến đường biển mới cũng như các cơ hội ngư trường và thăm dò dầu khí mới.
Video đang HOT
Trước đó, phát biểu tại thủ đô Oslo của Na Uy, bà Clinton nói: “Xuất phát từ quan điểm chiến lược, Bắc cực có tầm quan trọng địa chính trị ngày càng tăng do các nước đang giành giật với nhau để bảo vệ quyền lợi và gia tăng ảnh hưởng của mình.”
Bà cho rằng các chính phủ nên đi đến một thỏa thuận chung đối với Bắc cực để những phát triển mới tại đây bền vững về kinh tế và có trách nhiệm về mặt môi trường đối với các thế hệ tương lai.
Sự ấm lên của Bắc cực đang diễn ra với tốc độ cao ít nhất là gấp đôi so với bất cứ nơi nào trên thế giới, đe dọa làm tăng mực nước biển lên 5 feet (xấp xỉ 150cm) trong thế kỷ này và có khả năng làm tăng lượng thủy ngân phát ra tới 25%.
Những thay đổi này có thể đe dọa loài gấu Bắc cực, cá voi, hải cẩu và các cộng đồng thổ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt động vật làm thực phẩm, chưa kể các đảo và các khu vực thấp nằm rải rác từ bang Florida, Mỹ cho tới Bangladesh.
Nhưng sự biến đổi khí hậu nhanh chóng này cũng tạo ra những thay đổi nhiều mặt từ vận tải cho đến du lịch tại khu vực do lượng băng tan chảy mùa Hè hiện lên tới hơn 17.000 dặm vuông mỗi năm.
Các nước châu Âu tính toán những tuyến đường biển mới tới Trung Quốc, ít nhất trong thời gian mùa Hè, nhanh hơn 40% so với đi qua Ấn Độ Dương, Kênh đào Suez hay Biển Địa Trung Hải.
Tuyến đường Tây Bắc giữa Greenland và Canada có thể giúp các tàu hàng tăng tốc đáng kể khi đi lại giữa trung tâm cảng Rotterdam của Hà Lan và các cảng ở California, Mỹ.
Tám nước thuộc Hội đồng Bắc cực, được thành lập tại thành phố Tromso, đang hy vọng sẽ quản lý tốt các cơ hội mới một cách có trách nhiệm./.
Theo TTXVN
Qualcomm ủng hộ Việt Nam dùng băng tần 2.6 GHz cho 4G
Qualcomm khẳng định sẽ ủng hộ VN với quy hoạch sử dụng dải tần 2.6 GHz cho LTE và đồng thời khuyến khích sử dụng dải tần 700 MHz cho băng rộng di động trong thời gian tới.
Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho biết, băng tần 2.6 GHZ đang được xem xét để cấp cho công nghệ LTE tại VN. Trong khi đó, các nhà mạng châu Âu lại thiên về việc lựa chọn 1800 MHz, thậm chí là 800 MHz và 900 MHz là băng tần chính cho dịch vụ LTE. Tuy nhiên, ông John Stefanac, Chủ tịch Qualcomm khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết, theo thể lệ Vô tuyến điện của Liên minh viễn thông quốc tế, việc phân bổ và sử dụng băng tần ở châu Âu phải khác với VN và các nước châu Á Thái Bình Dương. Vì vậy, VN không thể quy hoạch theo băng tần của châu Âu là 800 MHz.
"Việt Nam đang xây dựng quy hoạch băng tần cho LTE. Qualcomm tin rằng việc phân bổ các dải tần 2.6 GHz và 700 MHz cho băng rộng di động bao gồm cả LTE là cách tốt nhất cho VN để đảm bảo cho người tiêu dùng khả năng kết nối cao với một loạt thiết bị giá phải chăng. Qualcomm luôn ủng hộ VN với các quyết định sử dụng dải tần 2.6 GHz, đồng thời khuyến khích sử dụng dải tần 700 MHz cho băng rộng di động, cũng như cân đối việc sử dụng dải tần này theo quy hoạch băng tần được chấp thuận bởi Cộng đồng Viễn thông châu Á Thái Bình Dương", ông John Stefanac nói
Ông John Stefanac còn cho rằng, việc cân đối các phổ tần sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng và đảm bảo tính kết nối rộng rãi với mức giá phải chăng. Sử dụng băng rộng di động 700 MHz là đặc biệt phù hợp cho việc cung cấp kết nối và dịch vụ băng thông rộng cho vùng nông thôn và vùng xa, giúp tăng khả năng kết nối trên toàn VN.
Qualcomm tin rằng sự phát triển của băng thông rộng di động sẽ kích thích nền kinh tế VN. Lợi ích kinh tế của việc phát triển băng rộng di động sẽ giúp cải thiện việc làm, tăng năng suất lao động và kích thích tăng trưởng GDP. Theo Công ty nghiên cứu Boston, phát triển băng thông rộng cho di động sẽ giúp tăng mức GDP của khu vực châu Á Thái Bình Dương thêm 729 tỷ USD đến năm 2020, tạo thêm 2 triệu việc làm, làm tăng thêm 131 tỷ USD tiền thuế nếu nhà chức trách chọn 700 MHz cho di động và kế hoạch sử dụng tần số theo kế hoạch băng tần cộng đồng viễn thông các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Qualcomm cho biết, chipset của mình hỗ trợ hầu hết các lớp băng tần 3GPP, bao gồm cả dải tần 2.6 GHz và 700 MHz. "Hiện nay đã có những thiết bị 2.6 GHz được trang bị chipset đa hệ 3G/LTE của Qualcomm và các ứng dụng hỗ trợ cho việc hòa mạng dải tần 2.6 GHz tại VN. Chúng tôi đang chờ nốt phần hoàn tất công đoạn chuẩn hóa 3GPP trên hệ băng tần APT 700MHz nhằm phát triển những sản phẩm mới. Việc chuẩn hóa 3GPP dự kiến được hoàn tất vào tháng 3/2012", ông John Stefanac nói.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sẽ có mạng wireless băng tần 60 GHz? Liên minh WiGig cho biết họ đang tiến hành thử nghiệm công nghệ PlugFest đầu tiên của thế giới với băng tần 60 GHz. Đây được xem như là một bước đột phá mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời đại bùng nổ của công nghệ truyền thông hiện nay. Liên minh WiGi, viết tắt của Wireless Gigabit Alliance, đã...