Mỹ kêu gọi giảm căng thẳng trên biển
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi các nước châu Á giảm căng thẳng ở vùng biển tranh chấp khắp khu vực, khi Washington đang tăng gấp đôi nỗ lực nhằm đối phó với sự hiện diện hàng hải ngày một tăng của Trung Quốc tại đây.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc họp báo hôm nay tại Istana, Singapore. Ảnh: StraitsTimes
Trong ngày đầu tiên đến Singapore, ông Biden kêu gọi các bên từ bỏ những lời đe dọa hiếu chiến ở Biển Đông, biển Hoa Đông, và “nhanh chóng” đồng thuận về các quy tắc để ngăn chặn xung đột.
“Chúng tôi đều bày tỏ quan ngại về căng thẳng gia tăng trên Biển Đông”, Biden nói sau khi gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. “Mỹ kêu gọi tất cả các bên từ bỏ sự cưỡng ép, hăm dọa và đe dọa sử dụng vũ lực”, ông Biden cho biết và hối thúc các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Trung Quốc nhanh chóng đạt thỏa thuận về quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Ngoài các cuộc họp với lãnh đạo Singapore, ông Biden cũng đã thảo luận với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người cũng đến thăm Singapore, trong chuyến công du Đông Nam Á. Phó tổng thống Mỹ cho biết hai lãnh đạo chia sẻ quan điểm rằng liên minh Mỹ – Nhật đóng vai trò trung tâm trong hòa bình và ổn định khu vực. “Phó tổng thống tái khẳng định lập trường của Mỹ đối với biển Hoa Đông, trong đó có những cam kết với đồng minh của chúng tôi”, phía Mỹ tuyên bố sau cuộc gặp. Ông Biden cũng nhấn mạnh quan điểm của Mỹ rằng tất cả các bên nên có những bước tiến để giảm căng thẳng.
Video đang HOT
Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với các nước Đông Nam Á trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Nhóm 10 nước ASEAN đã hối thúc Trung Quốc đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử nhằm tránh xung đột trên biển, nhưng Bắc Kinh tuyên bố muốn giải quyết riêng với từng quốc gia tuyên bố chủ quyền.
Washington luôn khẳng định không đứng về bên nào trong các tranh chấp, nhưng lại có lợi ích trong tự do hàng hải trên vùng biển vốn có nhiều tuyến hàng hải quan trọng này.
Ông Biden ngày mai sẽ tham quan một cơ sở của công ty vũ trụ Mỹ, Pratt & Whitney, và tham quan tàu chiến ven biển USS Freedom của Mỹ. Con tàu này được triển khai tới Singapore và khu vực xung quanh trong vòng 8 tháng tới để thể hiện sự “xoay trục” chiến lược của Washington tới châu Á. Sau đó, ông sẽ rời quốc đảo tới để Hawaii cũng trong ngày mai.
Theo VNE
Thủ tướng dự Đối thoại Shangri-La
Nhận lời mời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La, sáng nay (31/5), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên đường tới Singapore dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 12.
Đối thoại Shangri-La, diễn đàn quan trọng về an ninh khu vực.
Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 diễn ra từ ngày 31/5-1/6 với sự tham dự của đại diện 27 quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-La được tổ chức lần đầu vào năm 2002 tại Singapore theo sáng kiến của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và đã trở thành diễn đàn thường niên có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh khu vực và quốc tế.
Đây là diễn đàn của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách về quốc phòng, an ninh, đồng thời cũng là dịp để các nước bày tỏ quan điểm về chính sách quốc phòng, an ninh của mình.
Thời gian qua, lãnh đạo cấp cao nhiều nước đã dự và đọc diễn văn khai mạc tại Đối thoại này: Thủ tướng Singapore (2006, 2009), Thủ tướng Australia (2009), Tổng thống Hàn Quốc (2010), Thủ tướng Malaysia (2011), Tổng thống Indonesia (2012).
Việt Nam bắt đầu tham dự Đối thoại Shangri-La từ năm 2002 và nâng cấp tham dự từ cấp Vụ, Viện, học giả (2002-2006) tới lãnh đạo Bộ Quốc phòng (từ năm 2008).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng được mời dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 với tư cách là khách chính và sẽ phát biểu tại Lễ khai mạc Đối thoại.
Các diễn văn phát biểu tại Lễ khai mạc được coi là định hướng nội dung chính cho Đối thoại và thể hiện quan điểm, cách xử lý nhiều vấn đề liên quan đến thách thức an ninh đối với khu vực, quốc tế và một số vấn đề toàn cầu khác; đề ra sáng kiến kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng giam gia giải quyết, phù hợp với lợi ích chung của khu vực và mỗi quốc gia.
Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 sẽ tập trung vào một số chủ đề như: Tiếp cận của Mỹ với an ninh khu vực; bảo vệ lợi ích quốc gia, phòng ngừa xung đột; Hiện đại hóa quân sự và minh bạch chiến lược; vai trò của Trung Quốc đối với an ninh khu vực; các cơ chế khu vực, toàn cầu và an ninh châu Á; Thúc đẩy hợp tác quốc phòng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, phiên họp đặc biệt của Đối thoại sẽ thảo luận một số vấn đề mang tính chuyên môn như: Phòng ngừa xung đột trên biển; các công nghệ và học thuyết quân sự mới; ngoại giao quốc phòng và ngăn ngừa xung đột; quy mô mạng thông tin và an ninh châu Á...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu tại Đối thoại lần này nhằm thể hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ quốc tế; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước; chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; thể hiện chính sách quốc phòng - an ninh của Việt Nam vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực; đồng thời đóng góp tiếng nói của Việt Nam trong những vấn đề quan trọng của khu vực như: Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Trong thời gian ở Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có các cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo Singapore.
Trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Singapore tiếp tục phát triển tốt đẹp, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp. Hợp tác tác thương mại, đầu tư Việt Nam-Singapore phát triển mạnh mẽ và hiệu quả; kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt 9 tỷ USD. Hiện Singapore là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam với gần 1.100 dự án và tổng vốn đăng ký khoảng 24 tỷ USD.
Theo Dantri
Thủ tướng Singapore nói đùa về Trung Quốc Trong chuyến thăm Washington mới đây, Thủ tướng Singapore - ông Lý Hiển Long đã khiến nhiều người bất ngờ khi thể hiện sự hài hước của mình bằng những câu nói đùa liên quan đến vấn đề môi trường đang rất cấp bách hiện nay ở Trung Quốc. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vừa có chuyến thăm đến Mỹ nhằm thắt...