Mỹ kêu gọi giải quyết tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư thông qua đàm phán
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clintonngày 18.1 tuyên bố Washington phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào làm suy yếu việc Nhật kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Trung Quốc…
… “Dù Mỹ không đứng về bên nào trong tình trạng tranh chấp chủ quyền quần đảo này (Senkaku/Điếu Ngư-NV), chúng tôi công nhận chúng dưới quyền kiểm soát của Nhật”, Hãng tin Kyodo News dẫn lời Ngoại trưởng Clinton khẳng định.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) và người đồng cấp Nhật Fumio Kishida tại cuộc họp báo
ngày 18.1 – Ảnh: Reuters
Bà Clinton còn tái khẳng định Hiệp ước an ninh hai nước sẽ bảo vệ Nhật nếu xảy ra cuộc xung đột quân sự về Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Clinton kêu gọi Tokyo và Bắc Kinh giải quyết tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư thông qua đàm phán.
Bà Clinton đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo chung giữa với Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida tại Washington. Kyodo News nhận định tuyên bố mới của Ngoại trưởng Clinton sẽ chọc giận Trung Quốc. Bắc Kinh chưa có phản ứng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Kishida khẳng định Senkaku/Điếu Ngư là một phần lãnh thổ của Nhật và Tokyo sẽ không thỏa hiệp về vấn đề này.
Cũng tại cuộc họp báo, hai bên nhất trí tăng cường liên minh an ninh song phương. Ngoài ra, bà Clinton thông báo Mỹ đã mời Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm Washington để hội đàm với Tổng thống Barack Obama vào tuần thứ 3 của tháng 2.
Trước đó, Tokyo muốn chuyến thăm Mỹ của ông Abe diễn ra trong tháng 1, nhưng phải hủy bỏ ý định này, một phần do phía Tổng thống Obama chưa sắp xếp được lịch tiếp vị khách này.
Theo TNO
Trung Quốc điều tàu cỡ lớn tuần tra biển Đông
Trung Quốc lại có thêm hành động gây căng thẳng khi điều tàu tuần tra Hải tuần 21 đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sacủa Việt Nam.
Cổng thông tin China.org.cn ngày 16.1 đưa tin tàu Hải tuần 21 vừa rời cảng tại thành phố Hải Khẩu thuộc tỉnh Hải Nam để trực chỉ đến cái gọi là "TP.Tam Sa". Đây là thành phố mà Bắc Kinh thành lập hồi tháng 7.2012 nhằm kiểm soát phi pháp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thuộc biên chế Cơ quan An toàn hàng hải Hải Nam, tàu Hải tuần 21 dài 93,2 m, trọng tải 1.500 tấn, có bãi đáp trực thăng và đạt tốc độ tối đa khoảng 40 km/giờ. Tầm hoạt động của tàu này lên đến 7.408 km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Đây là lần đầu tiên một tàu tuần tra cỡ lớn như vậy thuộc Cục An toàn hàng hải (MSA) Trung Quốc được điều xuống biển Đông. Vốn dĩ, các tàu của MSA là một trong năm lực lượng tàu tuần tra dân sự với tổng số hơn 300 chiếc mà Trung Quốc đang triển khai. Gần đây, MSA liên tục có nhiều động thái tăng cường lực lượng để kiểm soát các vùng biển. Hồi tháng 7.2012, cơ quan này hạ thủy tàu Hải tuần 01 có trọng tải đến 5.418 tấn nhưng chưa rõ thời điểm chính thức hoạt động. Ngoài ra, MSA còn sở hữu tàu Hải tuần 11 và Hải tuần 31 đều có trọng tải trên 3.000 tấn.
Việc Trung Quốc điều tàu Hải tuần 21 đến biển Đông gây nhiều quan ngại - Ảnh: China.org.cn
Việc điều động tàu Hải tuần 21 đến biển Đông được trang China.org.cn đưa tin vào ngày 27.12.2012 khiến dư luận quốc tế không khỏi lo ngại. Ngay sau khi có thông tin này, tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez khẳng định hành động của Trung Quốc đi ngược với tuyên bố tuân thủ Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982. Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan An toàn hàng hải Hải Nam Nguyễn Thụy Vân tuyên bố việc bổ sung tàu Hải tuần 21 đã chấm dứt tình trạng thiếu tàu tuần tra cỡ lớn tại biển Đông. Như vậy, rõ ràng Bắc Kinh đang liên tục đẩy mạnh các hành động nhằm thâu tóm biển Đông.
Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã ngày 16.1 đưa tin hàng chục chiến đấu cơ J-10 vừa tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật của hạm đội Đông Hải, hoạt động tại khu vực biển Hoa Đông. Theo Đài CNTV, số máy bay này thực hành sắp xếp theo 10 kiểu đội hình khác nhau và sử dụng các kỹ thuật tiếp cận mục tiêu từ khoảng cách hơn 1.000 km. Cuộc tập trận còn có sự tham gia của các thiết bị gây nhiễu điện từ. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Hoa Đông liên tục căng thẳng vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Cũng trong ngày 16.1, báo Want China Times (Đài Loan) đưa tin chiến đấu cơ Trung Quốc và máy bay quân sự Mỹ vừa "vờn nhau" gần Senkaku/Điếu Ngư. Theo đó, vụ việc xảy ra vào ngày 10.1 khi 2 chiến đấu cơ Trung Quốc bất ngờ xuất kích bám theo 1 máy bay tuần tra P-3C và 1 máy bay vận tải C-130 của quân đội Mỹ xuất hiện tại khu vực trên. Cả hai bên đều chưa lên tiếng về thông tin này.
Theo TNO
Nhật xác nhận sẽ bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc Máy bay Trung Quốc bay gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera xác nhận hôm 15.1 rằng nước này sẽ bắn pháo hiệu cảnh cáonếu máy bay Trung Quốc bay đến khu vực mà Tokyo xác định là không phận trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tờ Asahi Shimbun dẫn phát biểu của ông Onodera trong...