Mỹ kêu gọi các công dân rời khỏi Haiti ngay vì bạo lực gia tăng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nhà Trắng ngày 11/11 đã kêu gọi các công dân Mỹ rời khỏi Haiti khi quốc đảo vùng Caribe này đang phải đối mặt với bạo lực của các băng nhóm gia tăng, tình trạng thiếu nhiên liệu cũng như bất ổn chính trị.
Lực lượng an ninh Haiti xung đột với các tay súng bên ngoài đồn cảnh sát ở Port-au-Prince. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một thông báo, Đại sứ quán Mỹ tại Haiti đã khuyến cáo các công dân Mỹ “rời Haiti ngay bằng các phương tiện thương mại”. Thông báo nêu rõ các công dân Mỹ “nên cân nhắc kỹ lưỡng những rủi ro khi đi du lịch đến hoặc tiếp tục ở lại Haiti trong tình hình an ninh hiện nay và những khó khăn về cơ sở hạ tầng”. Theo thông báo, tình trạng thiếu nhiên liệu trên diện rộng có thể hạn chế các dịch vụ thiết yếu trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm quyền tiếp cận ngân hàng, chuyển tiền, chăm sóc y tế khẩn cấp, internet và viễn thông cũng như các lựa chọn giao thông công cộng và tư nhân.
Người dân Haiti, vốn đã phải chịu gánh nặng sau nhiều tháng hỗn loạn chính trị và thảm họa thiên nhiên, nay thậm chí phải đối mặt với khó khăn hơn nữa trong những tuần gần đây khi các băng nhóm không được kiểm soát đã chặn đường tiếp cận nhiên liệu, cắt nguồn cung cấp điện và nước.
Theo Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu Nhân quyền có trụ sở tại Port-au-Prince, các băng nhóm ở đảo quốc nhỏ bé này đã bắt cóc hơn 780 người để đòi tiền chuộc kể từ đầu năm. Mười sáu người Mỹ và một người Canada hiện đang bị một băng nhóm giam giữ và các cuộc đàm phán đang diễn ra để đảm bảo việc trả tự do cho họ.
Một năm sau đại dịch, Haiti vẫn chưa nhận được vaccine COVID-19
Hơn một năm sau khi đại dịch bùng phát, Haiti vẫn chưa triển khai bất kỳ một loại vaccine COVID-19 nào cho trên 11 triệu dân nước này. Điều này làm dấy lên lo ngại sức khỏe của người dân đang bị phớt lờ trong bối cảnh bạo lực và bất ổn chính trị leo thang.
Các nhân viên Bộ Y tế đo nhiệt độ cho người dân trước khi vào sân vận động theo dõi trận đấu bóng đá ở thành phố Port-au-Prince, Haiti. Ảnh: AP
Theo trang The Guardian (Anh), Haiti dự kiến sẽ chỉ nhận được 756.000 liều vaccine AstraZeneca thông qua chương trình hỗ trợ vaccine của Liên Hợp quốc. Theo kế hoạch, các liều vaccine miễn phí sẽ đến quốc gia vùng Caribe muộn nhất vào tháng 5, nhưng dự kiến sẽ bị trì hoãn do nước này lỡ hẹn và nhà sản xuất Ấn Độ hiện đang ưu tiên thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Video đang HOT
"Haiti gần đây chỉ mới hoàn thành một số tài liệu cần thiết là điều kiện tiên quyết để xử lý thủ tục vận chuyển cho đơn hàng", GAVI, Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, đồng quản lý chương trình COVAX do Liên hợp quốc hậu thuẫn, cho biết.
Theo Tổ chức Y tế Pan American (PAHO), Haiti cũng chưa đăng ký bất kỳ chương trình thử nghiệm nào để nhận được một số liều vaccine phân phối sớm. Tuy nhiên, phát ngôn viên của PAHO đã khen ngợi những nỗ lực chống dịch khác của quốc gia này, bao gồm việc tăng cường sự chuẩn bị sẵn sàng cho các bệnh viện.
Một quan chức của Bộ Y tế Haiti cho biết sự chậm trễ này là do việc cân nhắc kỹ lưỡng các liều vaccine AstraZeneca và lo ngại quốc gia này thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để đảm bảo lưu trữ vaccine.
"Chúng tôi không có các cơ sở bảo quản vaccine tốt. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng chúng tôi đã kiểm soát được tất cả các thông số trước khi nhận được các lô vaccine", quan chức này nói và nhấn mạnh tất cả khoản hỗ trợ mà họ nhận được đều được chi tiêu hợp lý.
Người dân xếp hàng tại văn phòng chính phủ để nhận thẻ chứng minh nhân dân. Ảnh: AP
Không chỉ Haiti, nhiều quốc gia nghèo hơn cũng đang phải chờ đợi để nhận vaccine thông qua chương trình COVAX. Trong khi đó, các quốc gia giàu hơn đã đảm bảo được nguồn cung, phần lớn các nước này ít nhất đã nhận được lô vaccine đầu tiên. Một số quốc gia đang tự giải quyết vấn đề của họ, như đảm bảo vaccine thông qua các chương trình hỗ trợ và các thỏa thuận riêng.
Tình trạng thiếu vaccine diễn ra tại Haiti trong bối cảnh quốc gia này ghi nhân trên 12.700 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 250 ca tử vong. Theo các chuyên gia, số liệu này vẫn chưa được thống kê đầy đủ.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình và sự gia tăng đột biến các vụ bắt cóc, giết người liên quan đến băng đảng, đang khiến một số người băn khoăn về việc Haiti sẽ tiêm vaccine như thế nào trong tình trạng bất ổn và nhiều người sợ hãi phải rời bỏ nhà cửa.
Nhân viên phun thuốc khử trùng trên đường phố và công viên ở Petion-Ville, Haiti. Ảnh: AP
Ngoài ra, nhận thức của người dân cũng là một thách thức lớn
Mặc dù khẩu trang được cho bắt buộc tại các doanh nghiệp ở Haiti, việc đóng cửa sân bay và lệnh giới nghiêm đã được dỡ bỏ từ lâu, các biện pháp phòng dịch khác dường như cũng không được thực hiện.
Esther Racine, một người phụ nữ 26 tuổi sống tại trung tâm thành phố Port-au-Prince cho biết: "Mọi người không thực sự tin vào virus SARS-CoV-2".
Cô Racine từng làm giúp việc nhưng bắt đầu bán khẩu trang khi đại dịch bùng phát. Công việc này ban đầu cũng khiến cô có thu nhập với doanh thu 800 chiếc/tháng. Nhưng hiện tại, cô ấy chỉ bán được 200 chiếc/tháng.
"Hãy nhìn xung quanh tôi", Racine nói và vẫy tay chào một đám đông náo nhiệt không đeo khẩu trang gần đó. "Khách hàng duy nhất hiện nay là những người cần khẩu trang để vào một cửa hàng tạp hóa", cô nói và cho biết người Haiti có những vấn đề khác đáng quan tâm hơn là dịch bệnh: "Mọi người lo lắng về bạo lực hơn là virus".
công nhân nhà máy may quần áo y tế và khẩu trang tại Khu công nghiệp Sonapi ở Port-au-Prince, Haiti. Ảnh: AP
Nhiều người cũng lo sợ việc tiêm chủng, bất chấp các chiến dịch giáo dục nâng cao nhận thức người dân.
Trong số những người Haiti cho biết họ sẽ không tiêm phòng có Dorcelus Perkin, một chủ nhà máy gạch. Người đàn ông 60 tuổi này đã giám sát hơn 10 nhân viên làm việc ngoài trời. Không ai đeo bất kỳ thiết bị bảo hộ cá nhân nào.
"Chúng tôi không thể đeo khẩu trang dưới ánh nắng Mặt Trời. Chúng tôi sẽ chết ngạt", ông nói và cho biết rằng Mặt Trời sẽ tiêu diệt virus, điều mà các nhà khoa học chưa chứng minh được.
Perkin cũng cho rằng uống trà xanh truyền thống pha với muối mỗi ngày sẽ có sức khỏe tốt: "Tôi tin vào những phương thuốc này hơn là vaccine. Tôi không biết bên trong những loại vaccine này có gì ".
Một người khẩu trang trên đường phố Haiti. Ảnh: AP
PAHO đã cung cấp cho Chính phủ Haiti 500 bộ xét nghiệm, cùng hướng dẫn về chẩn đoán trong phòng thí nghiệm và phát hiện virus. Họ cũng được cung cấp nhiệt kế, đồ bảo hộ PPE và nhiều thiết bị cần thiết khác.
Vào tháng 5/ 2020, Giám đốc của PAHO cho biết bà đặc biệt lo ngại về tác động của một đợt bùng phát quy mô lớn tiềm ẩn tại Haiti. Quốc gia này có hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu ớt và thực tế là nhiều người đang sống trong các hộ gia đình quá đông đúc, không được tiếp cận với nước sạch.
Haiti nằm trong số 92 quốc gia thu nhập thấp dự kiến sẽ nhận được vaccine COVID-19. Tuy nhiên, nước này cũng nằm trong danh sách hàng chục quốc gia bị trì hoãn giao vaccine vào tháng 3 và tháng 4 khi Viện Huyết thanh Ấn độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đang tập trung sản xuất vaccine phục vụ nhu cầu trong nước khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ tăng vọt.
Nhưng dù tình hình trở nên khả quan hơn, các chuyên gia cũng thừa nhận việc thuyết phục người dân tiêm vaccine sẽ rất khó khăn.
Họ sẽ phải thuyết phục những người như Duperval Germain, một thợ mộc 55 tuổi, người nói rằng cả ông và con của ông đều sẽ không tiêm vaccine. Ông ấy lo lắng về việc sẽ gặp tác dụng phụ khi tiêm vaccine và không thể nhận được sự chăm sóc y tế thích hợp.
"Họ có thể giữ vaccine cho riêng mình. Sử dụng vaccine ở những nơi cần nó. Haiti không cần vaccine", ông nói.
Haiti tan hoang sau động đất Động đất khiến nhiều công trình ở Haiti bị phá hủy, số người chết và bị thương có thể tiếp tục tăng, bệnh viện lâm vào tình trạng quá tải. Ít nhất 304 người chết và hàng trăm người bị thương sau khi một trận động đất 7,2 độ ngày 14/8 xảy ra ở phía tây nam Haiti, biến nhà thờ, khách sạn,...