Mỹ kêu gọi Ấn Độ cùng ứng phó Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho rằng Washington và New Delhi phải hợp tác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc đặt ra về an ninh và tự do.
“Hôm nay là cơ hội mới để hai nền dân chủ lớn chúng ta xích lại gần nhau hơn”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu trước cuộc hội đàm ngày 27/10 với Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh.
Pompeo đến New Delhi hôm 26/10 cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper để dự đối thoại chiến lược thường niên Mỹ – Ấn, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực, liên quan đến các cuộc ẩu đả gần đây giữa biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya.
“Chắc chắn còn nhiều việc phải làm. Chúng ta có rất nhiều điều để thảo luận hôm nay: hợp tác ứng phó với đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, đối đầu với các mối đe dọa về an ninh và tự do từ Trung Quốc, cũng như thúc đẩy hòa bình và ổn định trong toàn khu vực”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại New Delhi hôm 26/10. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump coi chính sách cứng rắn với Trung Quốc là một phần quan trọng trong chiến dịch tái tranh cử của ông và Ngoại trưởng Pompeo đang cố gắng củng cố quan hệ với các đồng minh để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Ấn Độ cũng có những vấn đề riêng với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn. Hồi tháng 6, 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc ở biên giới, làm tăng tâm lý chống Trung Quốc ở Ấn Độ và khiến chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi tìm kiếm quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ.
Trong tháng này, Ấn Độ đã mời Australia tham gia đợt diễn tập hải quân Malabar được nước này tổ chức hàng năm với Mỹ và Nhật Bản, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc rằng các cuộc diễn tập như vậy “gây bất ổn trong khu vực”.
“Trọng tâm của chúng ta bây giờ phải là thể chế hóa và tiến hành thường xuyên quan hệ hợp tác để đối phó với những thách thức ngày nay và duy trì các nguyên tắc của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở trong tương lai”, Bộ trưởng Quốc phòng Esper nói.
Sau cuộc hội đàm, hai bên sẽ ký thỏa thuận quân sự cho phép Ấn Độ truy cập dữ liệu bản đồ và vệ tinh tiên tiến của Mỹ để tên lửa và máy bay không người lái của nước này đạt độ chính xác cao hơn.
Trung Quốc lý giải việc binh sĩ lạc sang đất Ấn Độ
Quân đội Trung Quốc nói một hạ sĩ đi nhầm sang khu vực Ấn Độ kiểm soát khi giúp một nông dân tìm con bò bị lạc trong đêm tối.
"Một binh sĩ mất tích đêm 18/10 khi đi tìm con bò Tây Tạng cho một người chăn thả gia súc ở địa phương. Biên phòng Trung Quốc lập tức thông báo cho Ấn Độ nhờ hỗ trợ tìm kiếm binh sĩ đi lạc", phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Tây của quân đội Trung Quốc (PLA) Trương Thủy Lợi hôm qua cho biết.
"Phía Ấn Độ đồng ý hỗ trợ và cam kết ban giao binh sĩ này 'một cách kịp thời' cho Trung Quốc sau khi tìm thấy", đại tá Trương cho biết. "Ấn Độ sau đó thông báo tìm thấy binh sĩ Trung Quốc mất tích và sẽ trao trả sau khi kiểm tra y tế người này".
Đại diện quân đội Trung Quốc mong muốn phía Ấn Độ tôn trọng cam kết và "lập tức trao trả binh sĩ nói trên cho Trung Quốc", cũng như phối hợp cùng thực hiện đồng thuận trong vòng đàm phán cấp chỉ huy giữa hai nước để bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực biên giới.
Đặc nhiệm Trung Quốc hành quân tại khu vực cao 5.000 m trên cao nguyên Tây Tạng, ngày 1/8. Ảnh: China News.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ ra thông cáo cho biết đang giữ hạ sĩ PLA Wang Ya Long sau khi bắt được người này ở khu vực Demchok, phía đông khu vực tranh chấp Ladakh. Hạ sĩ Wang được cho là đã đi lạc và vô tình vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ.
Quân đội Ấn Độ cho biết Wang được trợ giúp y tế, cho thở oxy, ăn uống và được phát quần áo ấm "để chống chọi điều kiện khắc nghiệt ở độ cao lớn". "Binh sĩ này sẽ được trao trả cho quan chức Trung Quốc tại điểm gặp mặt Chushul-Moldo sau khi hoàn tất các quy trình đã thống nhất", thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc gần đây. Đồ họa: Telegraph.
Căng thăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc LAC, đường biên giới chưa phân định giữa hai nước, leo thang từ tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6. Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc triển khai hàng nghìn quân tiếp viện dọc LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận về biên giới tranh chấp và nhất trí "tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai", đồng thời "tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa", đồng nghĩa với không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, hai bên không nhắc đến rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Chiến tranh Trung - Ấn năm 1962 diễn ra tại khu vực Ladakh và kết thúc bằng một hiệp định đình chiến. Kể từ đó, quân đội hai nước canh gác khu vực biên giới chưa phân định kéo dài từ Ladakh với bang Arunachal Pradesh.
Ấn Độ mua "hàng" Mỹ để thủ biên giới với Trung Quốc Trong bối cảnh đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ bắt đầu chuẩn bị cho một chặng đường dài ở khu vực Ladakh và đặt mua thiết bị tác chiến tầm cao của Mỹ dựa trên tình trạng "khẩn cấp". Theo báo The Straits Times hôm 19-10, động thái trên của New Delhi nhằm chuẩn bị cho việc triển khai quân sự kéo...