Mỹ kết nối đồng minh Đông Bắc Á
Mỹ – Nhật – Hàn sẽ hội đàm ở Washington trong ngày 16 và 17-4 để bàn cách hợp tác quốc phòng tay ba.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ thăm Nhật Bản và Hàn Quốc vào tuần tới. Đây là chuyến công cán nước ngoài thứ ba của Bộ trưởng Carter sau khi nhậm chức hồi tháng 2 năm nay nhưng là lần đầu tiên ông đến Nhật và Hàn Quốc. Lầu Năm Góc cho biết chuyến đi này tập trung tăng cường và hiện đại hóa các đồng minh của Mỹ ở vùng Đông Bắc Á.
Trong bài diễn văn tại Viện McCain thuộc Trường ĐH Bang Arizona ngày 6-4 trước khi lên đường đến Tokyo, ông chủ Lầu Năm Góc dự kiến làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa an ninh quốc gia và an ninh kinh tế cũng như chiến thuật phòng thủ khu vực mà Washington tiếp tục áp dụng khi thực hiện chính sách tái cân bằng sang châu Á – Thái Bình Dương. Theo trang Stars and Stripes, quân đội Mỹ đã bắt tay thực hiện kế hoạch đưa thêm lực lượng đến châu Á – Thái Bình Dương để đương đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy cùng các thách thức khác về an ninh.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter trò chuyện với các quân nhân Mỹ ở Afghanistan hôm 22-2 Ảnh: AP
Trong 2 ngày 8 và 9-4, ông Carter sẽ gặp gỡ các quan chức Nhật Bản để bàn về các nguyên tắc chỉ đạo cho sự hợp tác phòng thủ Mỹ – Nhật vốn không được xét lại từ năm 1997 và một số vấn đề an ninh khác. Theo báo The Japan Times, các nguyên tắc này xác định vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ trong tình huống khẩn cấp. Phía Mỹ rất hoan nghênh Thủ tướng Shinzo Abe tìm cách nới lỏng những hạn chế đối với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, qua đó mở rộng vai trò an ninh của Tokyo.
Video đang HOT
Ngoài ra, các nguồn tin chính phủ Tokyo cho biết Bộ trưởng Carter nhiều khả năng hội đàm với người đồng cấp Gen Nakatani trong ngày 8-4 và xem xét kế hoạch chuyển căn cứ không quân Futenma ra xa về phía Bắc trên đảo Okinawa.
Sau khi đến Seoul vào ngày 9-4, ông Carter sẽ lặp lại sự cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với an ninh của Hàn Quốc cũng như thảo luận các vấn đề khu vực, trong đó không thể thiếu mối đe dọa từ phía Triều Tiên. Bắt đầu từ năm 2014, quân đội Mỹ đã tăng cường sự hiện diện luân phiên trên bán đảo Triều Tiên giữa lúc Seoul ngày càng lo ngại về những hành động không thể đoán trước của Bình Nhưỡng.
Ngoài ra, chuyến thăm của ông Carter diễn ra vào thời điểm Mỹ đang xem xét triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD ở Hàn Quốc. Cả Trung Quốc và Nga đều đã lên tiếng phản đối động thái này.
Trong thời gian thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, Bộ trưởng Carter sẽ gặp gỡ các quân nhân Mỹ và gia đình. Có khoảng 49.000 binh sĩ Mỹ đóng tại Nhật Bản và 28.500 người ở Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc ngày 4-4 thông báo các giới chức quốc phòng Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ sẽ hội đàm ở Washington trong ngày 16 và 17-4 tới để thảo luận khả năng hợp tác quốc phòng tay ba – dự kiến là để đối phó Triều Tiên. Trước đó, Hàn Quốc và Mỹ sẽ họp song phương ở Washington hôm 14 và 15-4.
Bán công nghệ tàu sân bay cho Ấn Độ
Ấn Độ đang muốn sử dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ để tăng cường phạm vi hoạt động và uy lực cho tàu sân bay của mình, nhằm đối phó với ảnh hưởng về quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Theo hãng tin Reuters, chính phủ Mỹ ủng hộ việc bán công nghệ tàu sân bay cho Ấn Độ. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall, nhân vật phụ trách công tác giao thương quốc phòng Mỹ – Ấn, tuyên bố: “Ấn Độ cần quyết định những loại công nghệ mà họ muốn. Về phía Mỹ, chúng tôi nhận thấy không có trở ngại cơ bản nào ngăn cản Ấn Độ có được một số công nghệ tàu sân bay của chúng tôi”.
LỤC SAN
Theo_Người lao động
Hàn Quốc: Triều Tiên chưa thể thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 26/2 cho biết Triều Tiên dường như chưa có khả năng thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân phù hợp với các tên lửa đạn đạo của họ cho dù đã có tiến bộ "đáng kể" về công nghệ.
Cuộc bắn thử một "loại tên lửa chống hạm mới phát triển" của Triều Tiên (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu trong cuộc họp báo cùng ngày, phát ngôn viên bộ trên Kim Min-seok nói: "Bất chấp trình độ công nghệ đáng kể của Triều Tiên, chúng tôi không nghĩ rằng miền Bắc có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân như vậy."
Trước đó, các quan chức cùng giới chuyên gia Hàn Quốc và Mỹ nói rằng quốc gia Đông Bắc Á này được cho là đang sở hữu công nghệ chế tạo tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù Bình Nhưỡng vẫn chưa thể hiện khả năng thu nhỏ kích thước đầu đạn.
Đề cập đến phân tích của chuyên gia Mỹ Joel Wit rằng Bình Nhưỡng được cho là có từ 10-16 vũ khí hạt nhân, trong đó 6-8 dựa trên plutoni và 4-8 dựa trên urani, ông Kim nhấn mạnh đó "chỉ đơn giản là một giả định mà không có bất kỳ bằng chứng nào."
Cùng ngày, nhật báo Segye Times của Hàn Quốc dẫn các nguồn tin chính phủ khẳng định Triều Tiên đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 4 vào tháng Năm tới.
Được hỏi về dự kiến thời gian diễn ra vụ thử hạt nhân tiếp theo của Triều Tiên, ông Kim nói: "Không phát hiện thấy những dấu hiệu như vậy"./.
Theo (Vietnam )
"Tổng thống Putin và ông Kim Jong-un thường xuyên liên lạc" Đại sứ Nga tại Triều Tiên tiết lộ Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thường xuyên trao đổi thư từ, bất chấp việc Bình Nhưỡng hiện đang chịu cấm vận từ cộng đồng quốc tế. Tổng thống Nga Putin và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: AP) "Hiện Bình Nhưỡng và Mátxcơva đang duy trì đối...