Mỹ kéo Myanmar khỏi ‘vòng tay’ Trung Quốc?
50 năm sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles, nay Myanmar mới lại được đón thêm một Ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary Clinton.
Hiện giới phân tích vẫn đặt câu hỏi tại sao Ngoại trưởng Mỹ cất công đến Myanmar trong thời điểm này? Và câu trả lời ngắn gọn là bà Hilary được phái đi để xem xét tiến trình cải tổ chính trị của chính quyền quân sự nước này. Đồng thời, trên cơ sở đó, định hình lại quan hệ song phương với Myanmar.
50 năm sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles, nay Myanmar mới được đón thêm một Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh minh họa: news24online.
Về phía Myanmar, chính quyền quân sự của Tổng thống Thein Sein không giấu kỳ vọng thông qua chuyến thăm này, lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt cho họ từ những năm 1990 sẽ được bãi bỏ.
Tổng thống của Myanmar Thein Sein thời gian gần đây đã đưa ra các tín hiệu để bắt đầu tiến trình cải cách chính trị và hứa sẽ kiên quyết theo đuổi mục tiêu đến cùng. Bắt được những tín hiệu này, một chuyến thăm cấp Ngoại trưởng chính là hành động thiết thực nhất để Chính quyền Obama khuyến khích quốc gia Đông Nam Á.
Không riêng gì Myanmar, quyết định cải tổ của chính quyền Tổng thống Thein Sein có nhiều ý nghĩa và mang lại nhiều cơ hội cho Mỹ. Có nhiều nguyên cơ cho nhận định này và để khám phá chúng trước tiên cần khám phá lý do tại sao Myanmar lại muốn cải tổ nền chính trị được duy trì trong suốt 5 thập kỷ qua bởi các luật lệ quân sự cứng rắn, hà khắc vào thời điểm này.
Đầu tiên là sự nổi lên của Chủ nghĩa dân tộc và ý thức sinh tồn giúp chính quyền quân sự lựa chọn cải tổ nhằm dần thoát khỏi sự thống trị, chi phối và áp đặt về cơ sở hạ tầng, quân sự cũng như kinh tế từ phía Trung Quốc.
Thời gian gần đây, giới lãnh đạo Myanmar bắt đầu nhận thấy sự kiểm soát về mặt kinh tế của Trung Quốc đang đe dọa xâm hại chủ quyền và bóp nghẹt nền kinh tế của họ.
Trong khi đó, giới doanh nhân trong nước cũng không ngớt kêu ca rằng họ không thể nào cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường Myanmar.
Video đang HOT
Do đó, còn lựa chọn nào hơn là cải cách chính trị để giúp chính quyền quân sự Myanmar tồn tại độc lập hơn với con rồng châu Á.
Thứ 2 là Tổng thống Thein Sein nhận được nhiều cảnh báo rằng chính sách “bàn tay sắt” mà chính quyền quân sự sử dụng để điều hành đất nước trong suốt 5 thập kỷ qua đang bắt đầu làm nảy sinh nhiều nguy cơ đe dọa đến chính quyền.
Do đó, Tổng thống Thein Sein tự nhận ra rằng không có lựa chọn nào tốt hơn cho ông ngoài cải tổ nền chính trị để đẩy lùi các nguy cơ trên và bảo vệ Chính phủ.
Cuối cùng, việc cải tổ của Myanmar xuất phát từ xu hướng cải cách đang diễn ra âm thầm song không phải không thể nhận thấy ở Đông Nam Á khi chính quyền các nước trong khu vực này đang bắt đầu trao cho người dân nhiều quyền lực hơn.
Tổng thống Myanmar Thein Sein kiên quyết cải tổ. Ảnh minh họa: belfasttelegraph.
So với những chuyển biến chính trị ở Trung Đông bởi Cách mạng mùa xuân Arab, nhiều nhà phân tích ví von rằng xu hướng cải tổ của các quốc gia Đông Nam Á hay “mùa xuân của ASEAN” thực sự bình yên hơn, âm thầm hơn nhiều.
Biểu hiện của xu hướng cải cách trong khu vực có thể nhận thấy từ nỗ lực cải cách của Thủ tướng Malaysia Najib Razak nhằm “cứu” liên minh cầm quyền của ông; từ Philipnes với thắng lợi giòn giã của Ứng cử viên Benigno Aquino, người nhiệt tình theo đuổi chính sách cải cách trong cuộc chạy đua chiếc ghế Tổng thống nước này hồi tháng 6.
Ngoài ra, không thể không kể đến những cam kết cải cách của chính phủ Indonesia và Thái Lan để phổ biến rộng rãi hơn nữa các giá trị dân chủ. Rõ ràng, xu hướng cải cách đang diễn ra trong lòng các quốc gia Đông Nam Á.
Do đó, chuyên gia phân tích Ernest Bower, cố vấn cấp cao và giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế có trụ sở ở Washington nhận định có thể trong 10 năm tới, cải tổ chính trị trong khu vực Đông Nam Á sẽ tác động lên Trung Quốc chứ không phải là kiểm soát, thống trị về mặt kinh tế của Bắc Kinh sẽ biến đổi ASEAN như nhiều người quan ngại.
Trong khi đó, đối với Mỹ, việc cử Ngoại trưởng Clinton đến Myanmar để khuyến khích tiến trình cải cách của chính phủ quân sự nước này nằm trong kế hoạch chuyển đổi chiến lược đối ngoại nói chung cũng như chiến lược đối ngoại đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng của Washington.
Với chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương”, Chính quyền Obama đang nhắm đến ASEAN như là nền tảng giúp giữ ổn định an ninh khu vực và định hình cấu trúc thương mại mới cho Mỹ.
Ngoài ra, chuyến đi của bà Clinton tới Myanmar, quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, đối thủ số 1 của Mỹ trong khu vực, Tổng thống Obama dường như muốn gửi đến Bắc Kinh thông điệp rằng Washington đang đi những bước đi đầu tiên trong nỗ lực kìm chế và làm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Á – Thái Bình Dương.
Hành trang mà bà Hilary mang đến Myanmar là chính sách mới của Mỹ đối với Myanmar, theo đó ủng hộ mạnh mẽ bà Aung San Suu Kyi, hiện thân cho các cuộc đấu tranh kêu gọi Chính phủ Tổng thống Thein Sein cải cách chính trị.
Về phía Suu Kyi, bà tuyên bố sẽ chạy đua vào Quốc hội trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới của Myanmar (theo dự kiến diễn ra vào tháng 12). Đồng thời, bà cũng bày tỏ niềm tin vào các cam kết cải cách của Tổng thống Thein Sein.
Trong đó, những tín hiệu cải cách đầu tiên của Tổng thống là việc thông thoáng hơn với truyền thông, thay đổi luật bầu cử cho phép bà Suu Kyi và đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà tham gia bầu cử, thông qua đạo luật lao động mới và phóng thích nhiều tù nhân chính trị…
Những nỗ lực này từ phía chính quyền Tổng thống Thein Sein khiến Washinton khá hài lòng với nhận xét tích cực từ Tổng thống Obama rằng “những tiến bộ đã manh nha”.
Tuy nhiên, việc bãi bỏ cấm vận mà Mỹ áp đặt đối với Myanmar sẽ không phải là việc có thể giải quyết một sớm một chiều chỉ dựa trên những động thái trên.
Chính quyền Obama hiện vẫn trong quá trình xem xét, xác minh và kiểm tra các cam kết cải cách của Myanmar và dự kiến tiến trình bình thường hóa quan hệ với chính quyền quân sự nước này sẽ phải mất vài năm nữa khi niềm tin được xây dựng vững chắc giữa hai bên.
Tuy nhiên, nhiều người kỳ vọng rằng thông qua chuyến thăm của bà Hilary, một cơ quan đại diện ngoại giao như Đại sứ quán Mỹ sẽ được thiết lập tại Myanmar; Mỹ sẽ công nhận “Myanmar” là tên gọi chính thức của nước này chứ không phải là “Burma” như hiện nay.
Nhiều hơn nữa, chính quyền Myanmar còn kỳ vọng Washington sẽ không ngăn cản các chuyến thăm đến Myanmar của các tổ chức phát triển đa phương như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển châu Á để giúp nền kinh tế Myanmar phát triển.
Theo Báo Đất Việt
Bà Hillary sẽ đánh bại ứng cử viên đảng Cộng hòa nếu tranh cử
Mặc dù liên tục có tỷ lệ ủng hộ cao trong thời gian gần đây, tuy nhiên bà Hillary nói rằng bà sẽ không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới.
Kết quả của một cuộc thăm dò dư luận mới đây tại Mỹ cho thấy nếu ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đại diện cho ứng cử viên đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống năm 2012 thì bà Hilary sẽ có nhiều khả năng đánh bại ứng cử viên đảng Cộng hòa hơn cả đương kim Tổng thống Barack Obama.
Cuộc thăm dò do tạp chí Time thực hiện trong 1 tháng qua cho thấy Ngoại trưởng Mỹ được đánh giá vượt xa các đối thủ đảng Cộng hòa như ông Mitt Romney với tỷ lệ 55% và 38%; ông Rick Perry với tỷ lệ 58% và 32%, và ông Herman Cain với tỷ lệ 56% và 34%.
Trong khi đó, tỷ lệ dẫn điểm của đương kim Tổng thống Obama với các ứng cử viên này không cách xa chỉ dẫn có 3% đối với ông Romney; 12% đối với ông Perry và ông Cain.
Ngoại trưởng Hilary là thượng nghị sỹ của New York và là cựu đệ nhất phu nhân, đã không đắc cử trong cuộc tranh cử Tổng thổng năm 2008. Mặc dù liên tục có tỷ lệ ủng hộ cao trong thời gian gần đây, tuy nhiên bà Hillary nói rằng bà sẽ không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới./.
Theo VOVnew
Mỹ Linh: Sống không để hối tiếc Chị là người muốn sống chậm rãi từng giờ từng phút trong cuộc đời để không bao giờ phải hối tiếc. Ăn gì, xem gì, nghe gì, chơi với ai, sống thế nào... là những câu hỏi mà ca sỹ Mỹ Linh đặt ra từng ngày trước khi làm một điều gì đó. Mỹ Linh trân trọng từng phút của cuộc sống để...