Mỹ – Israel tập trận lớn chưa từng có
Quân đội Mỹ và Israel bắt đầu cuộc tập trận tên lửa phòng không lớn chưa từng có mang tên “Thử thách khắc khổ” 12 (Austere Challange 12) từ ngày 21.10.
Tên lửa được phóng đi từ hệ thống phòng thủ Vòm sắt của Israel.
Cuộc diễn tập kéo dài 3 tuần có sự tham gia của 3.500 binh sĩ Mỹ thuộc Bộ Chỉ huy Châu Âu cùng 1.000 binh sĩ Israel nhằm nhấn mạnh mối quan hệ quân sự thân thiết giữa hai đồng minh, bất chấp nhiều tháng sóng gió giữa Chính phủ Mỹ và Thủ tướng Benjamin Netanyahu về việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran. Tập trận diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng Israel tấn công các cơ sở hạt nhân Iran. Tuy nhiên, giới chức hai nước khẳng định “Thử thách khắc khổ” không liên quan đến những căng thẳng gần đây trong khu vực.
“Thử thách khắc khổ” đã được lập kế hoạch từ 2 năm về trước và không phải là lời đáp trả cho bất kỳ sự kiện cụ thể nào trong khu vực” – tuyên bố của quân đội Israel cho hay. Cuộc tập trận ban đầu được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 4, song bị hoãn lại theo đề nghị của Israel. Không có lý do nào được đưa ra, song bối cảnh ngầm hiểu là quá trình gia tăng thảo luận về việc Israel chuẩn bị tấn công Iran nếu Iran không ngừng chương trình làm giàu uranium của mình.
Video đang HOT
Trong số 3.500 binh sĩ Mỹ tham gia tập trận, khoảng 1.000 quân sẽ đồn trú tại Israel, trong khi số còn lại ở Châu Âu và Địa Trung Hải. Binh sĩ hai bên sẽ cùng nhau vận hành hệ thống tên lửa phòng thủ Vòm sắt của Israel, phiên bản mới nhất của tên lửa Patriot Mỹ và hệ thống tên lửa đánh chặn Arrow do hai nước cùng hợp tác phát triển. Một tàu chiến của hải quân Mỹ được trang bị hệ thống chống tên lửa đạn đạo tối tân Aegis sẽ đóng vai trò chỉ huy và kiểm soát cuộc tập trận.
Phần lớn cuộc tập trận sẽ là những tình huống giả định thông qua những hoạt động diễn tập, chỉ huy, kiểm soát với kịch bản Israel bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm xa hay súng cối. Theo các chuyên gia, cuộc diễn tập là tín hiệu gửi đến Iran rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào Israel cũng lôi kéo Mỹ vào cuộc – một khả năng khiến giới lãnh đạo Iran buộc phải suy nghĩ thận trọng.
Theo laodong
Mỹ đang thắt chặt vòng vây xung quanh Iran
Lầu Năm Góc đang nhanh chóng thắt chặt vòng vây xung quanh Iran bằng cách triển khai vành đai radar và tiến hành cuộc tập trận hải quân quy mô lớn chưa từng có với sự tham gia của 20 quốc gia tại vùng Vịnh.
Hệ thống radar của Mỹ được triển khai tại sa mạc Negev của Israel.
Tờ nhật báo phố Wall dẫn nguồn tin từ giới chức Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã đề nghị Quốc hội cung cấp 12,2 triệu USD để xây dựng trạm radar AN/TPY-2 tại Qatar. Công trình trên dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối tháng này.Các hệ thống radar tương tự, được biết đến là X-band, cũng đã được triển khai tại sa mạc Negev của Israel và tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, việc lắp đặt xong hệ thống radar tại Qatar được đánh giá là sẽ giúp quân đội Mỹ hoàn thành bộ xương sống của một hệ thống được thiết kế để bảo vệ Israel và châu Âu khỏi các mối đe dọa từ các tên lửa đạn đạo của Iran - nguồn tin trên cho biết. Các lá chắn này có thể đánh bại tên lửa được bắn ra từ phía bắc, phía tây hay phía nam của Iran.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn có tham vọng triển khai một hệ thống phòng không tầm cao THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) trong khu vực này trong những tháng tới. Các nguồn tin cho biết, nó có thể được triển khai tại UAE. Cùng với X-band, nó sẽ cung cấp thêm một lớp phòng thủ nữa cho khu vực cần được bảo vệ.
Tàu USS John C. Stennis đang trên đường tới căn cứ của Hạm đội 5 tại vùng Vịnh.
Vẫn chưa hài lòng với vòng tròn hệ thống phòng thủ tên lửa gần như hoàn toàn vây trọn lấy Iran, ngày 17/7, Mỹ tuyên bố ý định tổ chức một cuộc tập trận Hải quân quy mô lớn chưa từng có trên vùng Vịnh với sự tham gia của 20 quốc gia đồng minh.Cuộc tập trận dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16-27 tháng 9 năm nay - các phương tiện truyền thông Mỹ cho biết.
Mục tiêu của hoạt động diễn tập quân sự chung quy mô này nhằm rèn luyện khả năng phát hiện và phá hủy các tàu, trực thăng và máy bay không người lái của kẻ địch giả định trong vùng Vịnh và các địa điểm khác trong khu vực.
Cuộc tập trận cũng được tổ chức với mục đích kiểm tra khả năng chống lại các mối đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz của Tehran.
Ngoài ra, trong nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa khả năng phòng thủ của mình tại vùng Vịnh, Mỹ cũng đã gửi chiếc tàu sân bay thứ 4 tới Hạm đội 5 làm nhiệm vụ trong 4 tháng. Tàu USS John Stennis dự kiến sẽ tới căn cứ tại Bahrain 4 tuần tới.
Mặc dù Lầu Năm Góc khẳng định các bước hành động trên hoàn toàn chỉ mang tính chất phòng thủ, đáp lại Tehran cho biết, quân đội nước này sẽ theo dõi chặt chẽ từng cử động của Hải quân Mỹ trong vùng Vịnh và đã sẵn sàng đối phó với bất kỳ một cuộc xung đột nào.
Theo GDVN
Thủ tướng Anh trấn an tinh thần các binh sỹ ở Afghanistan Dự kiến, Anh sẽ rút 500 trong tổng số 9.500 binh sỹ nước này đang tham chiến ở Afghanistan về nước vào cuối năm nay. "Vào cuối năm nay, Chính phủ Anh sẽ quyết định sẽ rút bao nhiêu binh sỹ nước này khỏi chiến trường Afghanistan trong năm 2013" - Thủ tướng Anh David Cameron đã thông báo như vậy ngay sau...