Mỹ-Israel rạn nứt vì Iran?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua (17/11) đã lên tiếng phải đối biện pháp giải quyết cục bộ đối với chương trình hạt nhân của Iran với một số cường quốc.
Sự phản đối của ông được đưa ra chỉ vài ngày trước khi các cường quốc nối lại đàm phán với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
“Tôi nghĩ vấn đề nằm ở chỗ các bạn cắt giảm lệnh trừng phạt (đối với Iran), ông Netanyahu phát biểu trong một cuộc phỏng vấn truyền hình với CNN, phát sóng hôm qua (17/11).
“Trong trường hợp các bạn cắt giảm lệnh trừng phạt, giảm sức ép thì trên thực tế Iran sẽ chẳng từ bỏ bất cứ cái gì”, Thủ tướng Israel nói.
Tuyên bố của ông Netanyahu được cho là một phản ứng đối với quan điểm trước đó được Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.
Hôm 14/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các nghị sỹ liên bang không nên áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Iran trong bối cảnh sắp diễn ra vòng đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran.
“Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc theo đuổi biện pháp ngoại giao, thì chúng ta không cần phải đưa thêm lệnh trừng phạt mới khi mà lệnh trừng phạt cũ vẫn đang hiệu quả”, Tổng thống Obama phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng.
Các đại biểu của Quốc hội Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc áp đặt thêm lệnh trừng phạt lên Iran sau khi vòng đàm phán tại Geneva giữa Iran và 6 cường quốc P5 1 thất bại.
Trước đó, hôm 13/11, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cũng cho rằng, nếu không theo đuổi một giải pháp ngoại giao thì nước Mỹ và đồng minh không có lựa chọn nào để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông Carney giải thích thêm: Công chúng Mỹ không thích chiến tranh, họ thích một giải pháp hòa bình hơn.
Video đang HOT
Mỹ và các cường quốc phương Tây từ lâu đã nghi ngờ Iran đang ngầm sản xuất vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc của chương trình hạt nhân dân sự và ra sức gây sức ép buộc nước này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Tuy nhiên, Iran một mực bác bỏ cáo buộc trên, khẳng định nước Cộng hòa Hồi giáo chỉ cần công nghệ nguyên tử để sản xuất điện năng và phục vụ cho ngành y học.
Hiện Iran đang phải hứng chịu 4 gói trừng phạt kinh tế theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc cũng như một loạt lệnh trừng phạt đơn phương khác của các quốc gia phương Tây.
Đan Khanh – (theo Xinhua)
Theo_VnMedia
Các cường quốc "đầu hàng" trước Iran?
Các cường quốc lớn của thế giới và Iran đang ngày một tiến gần hơn tới một thỏa thuận ban đầu nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước Cộng hòa Hồi giáo, một quan chức cấp cao của Mỹ hôm qua (15/11) tuyên bố. Tuy nhiên, thỏa thuận này đang khiến các đồng minh thân thiết nhất của Mỹ "sôi sùng sục" vì cho rằng, phương Tây đã phải "đầu hàng" trước sự cứng rắn của Tehran.
Tín hiệu vui đang lóe lên trong các cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Theo lời vị quan chức giấu tên của Mỹ, "rất có thể" một thỏa thuận sẽ được ký kết khi các nhà đàm phán hạt nhân của 6 cường quốc và Iran có cuộc gặp từ ngày 20-22/11 ở Geneva.
"Đây là lần đầu tiên trong gần một thập kỷ chúng tôi đang tiến gần hơn đến một bước đầu tiên trong tiến trình ngăn chặn chương trình hạt nhân Iran tiến xa hơn nữa và đẩy lùi chương trình này ở một số lĩnh vực then chốt", quan chức Mỹ cho phóng viên biết.
Ông này còn nói thêm rằng: "Tôi không biết liệu chúng tôi có thể đạt được một thỏa thuận hay không nhưng tôi nghĩ là hoàn toàn có thể. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn mà chúng tôi phải bàn bạc, giải quyết".
Theo kế hoạch dự kiến, người đứng đầu về chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) - bà Catherine Ashton sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng Iran Javad Zarif vào ngày 20/11 tới ở Geneva. Sau đó, cuộc họp này sẽ được mở rộng với sự tham gia của nhóm P5 1 gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nga và Đức. Các cuộc đàm phán P5 1 sẽ kéo dài cho đến ngày 22/11.
Vòng đàm phán sắp tới sẽ tập trung vào việc hoàn thiện một thỏa thuận tạm thời nhằm tạo thêm thời gian để các bên bàn thảo về một thỏa thuận lâu dài, toàn diện hơn với phía Iran . Mục tiêu mà các cường quốc hướng tới là chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân đầy bế tắc kéo dài đã 10 năm đồng thời bảo đảm rằng chương trình hạt nhân của Iran sẽ không được dùng để chế tạo bom nguyên tử.
Iran từ lâu luôn bác bỏ việc nước này đang theo đuổi năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh tham vọng hạt nhân của họ chỉ giới hạn ở việc sản xuất điện năng và phục vụ các mục tiêu dân sự khác.
Tuần trước, các cuộc đàm phán giữa phương Tây và Iran ở Geneva đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận gì mặc dù cả hai bên dường như đều đã sẵn sàng tiến tới một thỏa thuận nhằm làm dịu căng thẳng trong vấn đề hạt nhân.
Trong một động thái thể hiện bước ngoặt thay đổi của Mỹ trong chính sách với Tehran, Tổng thống Obama mới đây đã kêu gọi các nghị sĩ nước này không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới với Iran trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra. Ông chủ Nhà Trắng cũng kêu gọi tạm ngừng các biện pháp trừng phạt để xem biện pháp ngoại giao có phát huy tác dụng với Iran hay không.
Mỹ chìa tay với Iran
Ngoài vận động sự ủng hộ của giới nghị sĩ, Nhà Trắng tuần này còn tìm đến các nhóm cấp tiến ủng hộ biện pháp ngoại giao với Iran để đảm bảo rằng những nhóm này tiếp tục song hành với chính sách tiếp cận của chính quyền trong vấn đề Iran, một nguồn tin nắm rõ nội tình cho biết.
Giới chức cấp cao của chính quyền Mỹ đã nói với những người ủng hộ rằng, họ đang lạc quan một cách thận trọng trước khả năng đạt được một thỏa thuận lâm thời với Iran ở Geneva và rằng nhóm P5 1, trong đó có Pháp, sẵn sàng thể hiện một lập trường thống nhất tại cuộc đàm phán sắp tới. Trước đó, chính Pháp là nước đã cản trở việc Iran và các cường quốc ký kết được một thỏa thuận mà các nước chờ đợi từ lâu trong cuộc họp ở Geneva mới đây nhất.
Vị quan chức cấp cao Mỹ gặp gỡ giới phóng viên ngày hôm qua khẳng định, con số ước tính từ 15 đến 50 tỉ USD mà Iran có thể có được từ việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt trong thỏa thuận sơ bộ ban đầu thực sự là "sự thổi phồng một cách rồ dại".
Quan chức Mỹ cũng nhấn mạnh, việc áp dụng thêm biện pháp trừng phạt Iran vào thời điểm này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các cuộc đối thoại với Iran mà còn giữa 6 cường quốc với nhau.
"P5 1 tin rằng, đó là những cuộc đàm phán nghiêm túc. Các cuộc đàm phán này có cơ hội thành công. Đối với chúng tôi, việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt giữa thời điểm này sẽ thể hiện sự thiếu thiện chí", vị quan chức giấu tên của Mỹ nhấn mạnh.
Một quan chức cấp cao khác của chính quyền Mỹ ước tính, Iran đang có khoảng 100 tỉ USD tiền dự trữ và phần lớn số này đang được cất giữ tại các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài mà Tehran không thể tiếp cận hoặc bị hạn chế tiếp cận.
Những biện pháp trừng phạt của Mỹ đang tác động rất mạnh đến nền kinh tế Iran . Giới chức Mỹ ước tính, nền kinh tế của nước Cộng hòa Hồi giáo đã bị thu hẹp hơn 5% hồi năm ngoái và đồng tiền Iran đã mất giá 60% trước đồng USD kể từ năm 2011.
Giá dầu toàn cầu đã giảm trong ngày hôm qua sau khi có tin các cường quốc phương Tây sắp đạt được một thỏa thuận với Iran nhưng lại nhích nhẹ lên khi thị trường đối mặt với tình trạng cắt giảm nguồn cung cấp từ Libya.
Bình luận về báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố hôm 14/11 về việc Iran đã dừng làm giàu uranium, vị quan chức Mỹ cho rằng, đó là một diễn biến "tốt" nhưng chưa giải quyết được những câu hỏi và hoài nghi căn bản về tham vọng hạt nhân của Tehran.
"Chúng tôi đánh giá cao bước đi của Iran nhưng lý do khiến chúng ta ngồi vào bàn đàm phán là nhằm bảo đảm chắc chắn rằng Iran không thể có vũ khí hạt nhân và chúng ta còn một con đường dài phía trước để đạt được mục tiêu đó", vị quan chức Mỹ nói thêm.
Dù thế nào đi nữa, Mỹ, phương Tây và bản thân Iran được cho là đều đang có những bước đi thể hiện mong muốn tháo gỡ cuộc khủng hoảng kéo dài bao nhiêu năm qua giữa họ. Tuy vậy, việc Mỹ chìa tay ra với Iran đã khiến nhiều đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt là Israel , lo lắng và tức giận. Israel trước đó từng chỉ trích, Mỹ và phương Tây đang đem đến một "thỏa thuận thế kỷ" cho Iran bởi nước này chẳng phải mất gì mà vẫn được tháo bớt gánh nặng trừng phạt.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Việt Nam - Nga ra tuyên bố chung quan trọng Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Nga V. V. Pu-tin đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam ngày 12/11/2013. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống LB Nga V. V. Putin duyệt đội quân danh dự. Ảnh VGP/Nhật Bắc Tổng thống Liên bang Nga V. V. Pu-tin đã gặp hẹp và hội đàm với...