Mỹ, Israel bí mật đến Ukraina học cách tiêu diệt S-300 của Nga
Israel và Mỹ cử phái đoàn quân sự bí mật đến Ukraina để học cách đối phó hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Nga vừa cung cấp cho Syria.
S-300 của Nga. Ảnh: Sputnik
Bản tin của kênh truyền hình Hadashot dẫn các nguồn tin báo chí Nga và Syria cho biết thông tin trên hôm 15.10. Hiện chưa có bình luận nào từ Israel hay Mỹ.
Theo Hadashot, quân đội Ukraina đã hướng dẫn các đối tác Mỹ và Israel về khả năng của S-300, trong đó có sự tham gia của phi công Israel. Hiện chưa rõ phi công Israel có bay hay chỉ quan sát từ mặt đất.
Từ lâu đã có thông tin rằng không quân Israel được đào tạo chống lại S-300 trong các bài diễn tập ở Hy Lạp, có thể từ năm 2007. Cả Israel và Mỹ đều sử dụng máy bay tàng hình trong các hoạt động ở Syria.
Không quân Israel hôm 14.10 đã cho phi đội tiêm kích tàng hình F-35 trở lại hoạt động đầy đủ sau khi “đắp chiếu” tuần trước vì vụ rơi F-35 của Mỹ.
Máy bay chiến đấu Israel đã thực hiện hàng trăm vụ không kích ở Syria nhằm vào những mục tiêu mà họ nói là của Iran và Hezbollah, nhưng chưa có báo cáo về vụ không kích nào kể từ khi máy bay Nga Il-20 vô tình bị phòng không Syria bắn hạ khi đang đáp trả cuộc tấn công của Israel.
Sau sự cố khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng này, Nga quyết định bàn giao ngay lập tức S-300 cho Syria để bảo đảm an toàn cho các lực lượng Nga hoạt động ở đây.
Video đang HOT
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuần trước nói với Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov rằng, Israel phải tiếp tục tấn công những mục tiêu thù địch ở Syria, bất chấp việc Nga trang bị S-300 cho Syria.
Theo Khánh Minh
Lao Động
Syria-Israel bất ngờ bắt tay sau căng thẳng S-300/Il-20
Trong bối cảnh quan hệ đang căng thẳng, sau khi Nga cung cấp S-300 cho Syria sau vụ Il-20, Israel-Syria bất ngờ mở lại cửa khẩu biển giới Quneitra.
Syria-Israel mở lại cửa khẩu Quneitra
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley ngày 13/10 cho biết, Syria và Israel đã đồng ý mở lại cửa khẩu biên giới chính tại Cao nguyên Golan (Golan Heights) "bị tranh chấp", thuộc tỉnh Quneitra.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói rằng, Israel và Syria đã đồng ý mở trạm kiểm soát Quneitra ở Cao nguyên Golan hôm 15/10 để giúp các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc "ngăn chặn các hành động thù địch" trong khu vực.
"Chúng tôi tìm đến cả Israel và Syria để cung cấp cho các Lực lượng Giám sát không can thiệp của Liên Hiệp Quốc [UNDOF] quyền truy cập mà họ cần, cũng như đảm bảo sự an toàn của họ. Chúng tôi cũng kêu gọi Syria thực hiện các bước cần thiết để UNDOF có thể triển khai một cách an toàn và hiệu quả công tác tuần tra" - Haley nói.
Tuyên bố của bà đã đến một vài tuần sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman nói rằng, nhà nước Do thái sẵn sàng mở lại trạm kiểm soát Quneitra, điểm thông quan chính thức duy nhất với Syria ở khu vực phía Tây Nam đất nước.
Vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman đã báo hiệu sự sẵn sàng của Israel để tiếp tục các hoạt động bình thường tại khu vực cao nguyên Golan. Vào thời điểm đó, ông Avigdor Lieberman nhấn mạnh rằng: "Bây giờ quả bóng đang ở trong chân người Syria".
"Chúng tôi thấy cảnh sát Syria và nhân viên hải quan ở phía đối diện của biên giới, công việc bình thường đang được tiến hành; đồng thời, sự tuần tra của cảnh sát quân sự Nga cũng dang diễn ra. Chúng tôi sẵn sàng mang cuộc sống trở lại bình thường", Lieberman nói.
Trung tướng Sergei Kuralenko, phó chỉ huy lực lượng Nga tại Syria cũng nói rằng, việc mở lại trạm kiểm soát Quneitra sắp tới là ưu tiên số một trong kế hoạch của các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Ả Rập Syria, với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trụ Nga.
Công việc tại trạm kiểm soát đã được các lực lượng quân sự Nga sắp xếp. Trước hết, lực lượng quân cảnh Nga đã đến kiểm tra địa điểm này và sau đó tiến hành công việc quy mô lớn để thăm dò kỹ lưỡng các khu vực. Ở giai đoạn cuối cùng, việc dò gỡ mìn trong khu vực sẽ được kiểm tra bởi các chuyên gia phá hủy bom mìn của sứ mệnh Liên Hiệp Quốc - ông Kuralenko nói.
Quan hệ Nga-Syria với Israel có dấu hiệu hạ nhiệt sau vụ Il-20/S-300
Dấu hiệu hạ nhiệt sau căng thẳng S-300?
Năm 1967, Israel nắm quyền kiểm soát Cao nguyên Golan sau Chiến tranh Sáu ngày. Vào tháng 5/1974, Israel và Syria đã ký một thỏa thuận rút quân sau khi một cuộc xung đột quân sự chủ yếu diễn ra ở bán đảo Sinai của Ai Cập và Cao nguyên Golan của Syria.
Mặc dù Israel không bao giờ được công nhận chủ quyền đối với cao nguyên này, Liên Hiệp Quốc đã quyết định một cuộc đình chiến giữa hai nước vào năm 1974, buộc Israel ra khỏi các vùng của Cao nguyên Golan và thủ phủ cũ của tỉnh Quneitra.
Theo thỏa thuận năm 1974, một phần của tỉnh Quneitra đã được trả lại quyền kiểm soát của chính phủ Syria, nhưng Tel Avip vẫn không trao trả lại cao nguyên Golan cho Damascus.
Vào năm 1981, nhà nước Do Thái đã thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền của mình đối với cao nguyên Golan, nhưng nó chưa bao giờ được công nhận trên phạm vi quốc tế.
Sự kiểm soát của chính quyền Damascus đối với tỉnh Quneitra và phần lớn các tỉnh phía Nam đã bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh nổ ra ở Syria vào năm 2011, các lực lượng đối lập vũ trang và khủng bố IS, al-Qaeda đã chiếm giữ phần lớn khu vực tây nam Syria.
Damascus đã cáo buộc Tel Avip chống lưng cho các nhóm khủng bố, đối lập Syria chiếm giữ lãnh thổ của đất nước để làm vùng đệm cho Israel, ngược lại, Israel dù phủ nhận điều này nhưng thường xuyên tiến hành các vụ tấn công vào các lực lượng Syria trong khi họ đang tiến hành các chiến dịch tấn công khủng bố, giải phóng đất nước.
Các điều kiện cho việc nối lại công việc của trạm kiểm soát được tạo ra sau khi các lực lượng chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát các khu vực phía nam của Syria vài tháng trước và lực lượng giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc quay trở lại vùng đệm trên giới tuyến với Israel.
Sau khi Syria giải phóng miền Nam, quan hệ giữa Damascus với Tel Avip lại tiếp tục căng thẳng sau các vụ việc Il-20 và S-300.
Nga cáo buộc tiêm kích F-16 Israel đã "lừa" Syria bắn rơi máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga hôm 17/9, rồi sau đó Moscow bất ngờ nối lại hợp đồng cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Damascus, khiến tình hình Syria căng thẳng đến tột độ.
Do dó, giới quan sát hy vọng rằng, sự hợp tác mới nhất này sẽ là dấu hiệt tốt đẹp để các bên hạ nhiệt căng thẳng, tìm ra giải pháp chấm dứt "cuộc khủng hoảng S-300" trong ba tuần qua.
Huy Bình
Theo baodatviet
Thực hư Syria không đủ năng lực, phải nhờ Iran điều khiển S-300 của Nga Quân đội Syria có đủ kỹ năng để kiểm soát hệ thống phòng không S-300 mà không cần tới sự giúp đỡ từ bên ngoài, Tướng Ismail Kausari của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi Giáo Iran (IRGC) khẳng định. Tuyên bố của ông Kausari là lời phản bác đanh thép trước thông tin mà tờ DEBKA của Israel đăng tải cuối...