Mỹ, Israel bất đồng về cách giải quyết vấn đề hạt nhân Iran
Ngày 23/10, các quan chức Mỹ và Israel đã thể hiện sự bất đồng về chương trình hạt nhân của Iran khi Israel kêu gọi dỡ bỏ có hiệu quả chương trình này, còn Mỹ cho rằng các tiêu chuẩn an toàn có thể chứng minh chương trình của Tehran có mục đích hòa bình chứ không phải quân sự
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc gặp hôm 23/10. Ảnh: Reuters.
Trả lời báo giới trước cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Rome (Italy), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết: “Iran không được sở hữu khả năng vũ khí hạt nhân, có nghĩa là họ không cần những máy ly tâm để làm giàu, không cần các nhà máy nước nặng sử dụng plutoni, vốn chỉ được dùng cho vũ khí hạt nhân. Họ cần loại bỏ các nhiên liệu có thể chia tách được (mà họ đang tích lũy), đồng thời không được có các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất – vốn chỉ phục vụ cho mục đích quân sự”.
Trong khi đó, ông Kerry lại chọn hướng đi khác khi cho rằng Iran có thể chứng minh chương trình hạt nhân của mình mang tính chất hòa bình bằng việc tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế mà các nước khác đã thực hiện, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ theo đuổi sáng kiến ngoại giao một cách thận trọng.
Theo Báo Tin tức
Video đang HOT
Không có đột phá về vấn đề Biển Đông ở Brunei
Không có đột phá về vấn đề Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Brunei, khi Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề đơn phương với từng nước một.
Ảnh minh họa.
Trung Quốc vẫn muốn đàm phán đơn phương
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 10/10, qui tụ lãnh đạo của 18 nước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng các cuộc thảo luận nên tập trung vào những lĩnh vực hợp tác như phát triển kinh tế và cải thiện mức sống của người dân. Ông Lý cũng nói rằng khu vực Đông Á đã có được những tiến bộ to lớn trong những năm qua vì không có những vụ xung đột quân sự và nhờ đó mà các nước trong vùng có thể tập trung nỗ lực vào mục tiêu phát triển.
Ông Lý Khắc Cường cũng tuyên bố rằng "tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) chưa bao giờ là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề." Ông cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục ra sức đạt được tiến bộ trong các cuộc tham vấn với các thành viên ASEAN về một bộ qui tắc hành xử trong vùng biển có tranh chấp, "dựa trên cơ sở của việc hình thành nhận thức chung."
Nói một cách khác, Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề một cách riêng rẽ với từng nước một, chứ không phải giải quyết chung như mong muốn của Washington, Tokyo và một số nước hội viên ASEAN.
Một thông cáo chung ASEAN-Trung Quốc công bố ngày 10/10 không cho thấy có sự đột phá nào mà chỉ có cam kết hai bên "làm việc để hướng tới... một B ộ Qui tắc ứng xử Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận".
Tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị, Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei cho biết trong thời gian gần đây đã "những diễn tiến tích cực" hướng tới một bộ qui tắc hành xử.
Phản ứng của các nước
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Ngoại trưởng Kerry nói rằng "một Bộ Qui tắc ứng xử là cần thiết cho dài hạn, nhưng các nước cũng có thể thực hiện những bước đi ngay từ ngày hôm nay để giảm thiểu mối rủi ro ngộ nhận và tính toán sai lầm". Ông nói thêm rằng "quyền của mọi nước, bất kể lớn nhỏ, đều phải được tôn trọng".
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố rằng những căng thẳng vì vấn đề Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình và ổn định của toàn khu vực.
Ông Abe muốn thấy một Bộ qui tắc ứng xử Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN được thực thi càng sớm càng tốt.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 10/10, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hoan nghênh cam kết của các nước hữu quan trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Thủ tướng Singh một lần nữa kêu gọi các bên theo đuổi một giải pháp ôn hòa dựa trên luật lệ để bảo vệ an ninh hàng hải ở Biển Đông.
Nhà lãnh đạo Ấn ộ cũng công bố ý định của New Dehli tham gia vào an ninh ASEAN, một nỗ lực trong chính sách hướng về phương Đông của Ấn trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Lên tiếng trong phiên họp kết thúc thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần thứ 11 ở Brunei, Thủ tướng Singh nhấn mạnh Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của ASEAN để phát triển các khía cạnh an ninh trong "Chính sách Hướng Đông" của Ấn Độ, nhằm tăng cường Kế hoạch Cộng đồng An ninh Chính trị ASEAN 2015.
Ngày 10/10, New Dehli loan báo sắp thành lập một phái bộ ngoại giao riêng tại ASEAN để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa với các nước Đông Nam Á về kinh tế và an ninh.
Về phần mình, Thủ tướng Australia Tony Abbott cảnh báo nguy cơ xung đột tiềm ẩn giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 10/10, ông Abbott nhấn mạnh ổn định chiến lược ở Biển Đông là hết sức quan trọng vì đây là đường hàng hải huyết mạch của thương mại quốc tế. Thủ tướng Abbott cảnh báo nguy cơ xung đột vẫn còn đó và kêu gọi nhanh chóng đạt được Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) để tránh bùng nổ xung đột tại vùng biển vô cùng quan trọng này.
Theo Kiến thức
Mỹ: Iran cần hành động cụ thể trong vấn đề hạt nhân Ngày 24/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng kêu gọi Iran có những hành động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân gây căng thẳng giữa hai nước trong nhiều năm qua. Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại ĐHĐ LHQ ngày 24/9. Ảnh: REUTERS Phát biểu trong phiên thảo luận toàn thể của Đại hội đồng Liên...