Mỹ-Iran trên bờ vực chiến tranh: Trump nên lo lắng về quân đội Iran?
Giết chết Tướng Soleimani đẩy Mỹ đến bờ vực xung đột lớn với Iran. Nhưng khi leo thang tiến tới chiến tranh, và trong bất kỳ cuộc chiến nào, chính Teheran có thể chiếm thế thượng phong, tạp chí Mỹ National Interest bình luận.
Mỹ đã đặt quân đội ở Trung Đông vào tình trạng báo động.
Tổng thống Trump nên lo lắng về quân đội Iran?
Căn cứ vào đâu để nói rằng, Iran có thể chiếm thế thượng phong trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Mỹ? Theo NI, hãy nhìn vào sự khiêu khích lớn cuối cùng ở Trung Đông: Cuộc tấn công bất ngờ vào tháng 9 của Iran nhằm vào cơ sở dầu mỏ của Saudi tại Abqaiq. Iran đã đủ khả năng để thực hiện việc vô hiệu hóa các mục tiêu của đối phương và có khả năng gây thảm họa, tấn công vào các mục tiêu chiến lược quan trọng của đối thủ của họ trong khu vực.
Chưa tính đến hạt nhân, Iran đã sở hữu một lực lượng quân sự quy ước rất mạnh. Nếu nổ ra chiến tranh, họ đủ sức gây thiệt hại nặng cho đối phương.
Thật đáng ngạc nhiên, Iran đã tích lũy đòn bẩy này bất chấp lệnh trừng phạt. Iran đang tạo ra lợi thế tấn công rõ ràng bằng cách cải thiện độ chính xác và tầm bắn của tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái.
Mặc dù chúng nhận được ít sự chú ý hơn các phương tiện vận chuyển hạt nhân, nhưng những tiến bộ trong phạm vi, tính sát thương và độ chính xác của tên lửa đạn đạo tầm ngắn thông thường (SRBM) của Iran là đáng lo ngại. Iran cũng đang sản xuất tên lửa đạn đạo chống hạm với khả năng dẫn đường và khả năng cơ động cao.Tên lửa hành trình cũng bị bỏ qua, nhưng có thể còn quan trọng hơn. Iran có các phiên bản tấn công mặt đất ngày càng chính xác như những chiếc được sử dụng chống lại Abqaiq, và một số có thể bao quát toàn bộ Trung Đông. Iran tạo ra tên lửa hành trình chống hạm tầm xa (ASCM).
Hiện nay Hải quân Iran đã không còn sử dụng tên lửa Harpoon nữa mà đặt niềm tin vào tên lửa Trung Quốc, Tehran đã nhập khẩu rất nhiều tên lửa C-802 và chế tạo cả bản nội địa có tên gọi Noor là vũ khí chống hạm chủ lực của mình.
Tên lửa Noor có tầm bắn 170 km, vận tốc cận âm và mang theo đầu đạn nặng 165 kg. Cần lưu ý rằng loại tên lửa này được Iran viện trợ nhiều cho đồng minh Houthi, từng bắn bị thương chiến hạm INS Hanit của Hải quân Israel cũng như gây thiệt hại cho các tàu vận tải của liên quân do Saudi Arabia đứng đầu.
Máy bay không người lái
Video đang HOT
Máy bay không người lái và tên lửa của Iran đã trở thành vũ khí có hiệu quả hàng loạt được sử dụng để áp đảo các hàng phòng thủ tinh vi.
Tên lửa và máy bay không người lái là những sát thủ kinh hoàng của Iran mà Mỹ phải dè chừng.
Tehran cũng xuất khẩu các vũ khí này trên toàn khu vực. Hezbollah ở Lebanon và Houthis ở Yemen có kho vũ khí đáng tin cậy của các SRBM, ASCM và máy bay không người lái do Iran cung cấp, và Iran đang cố gắng cung cấp các bộ dụng cụ cỡ lớn cho Hezbollah. Iran cũng đang cung cấp SRBM và máy bay không người lái cho các lực lượng của Syria và Iraq.
Thật vậy, việc Iran theo đuổi tên lửa và máy bay không người lái chính xác, có nghĩa là giờ đây họ có thể đe dọa không chỉ các mục tiêu khu vực như thành phố hay căn cứ, mà quan trọng hơn là nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng như quân sự trung tâm chỉ huy, nhà chứa máy bay, bến cảng, nút giao đường cao tốc, tháp giải nhiệt, cung điện và đại sứ quán. Trong bối cảnh lớn hơn này, chỉ trong vòng 17 phút, 18 bay không người lái và bảy tên lửa hành trình đã đi 400 dặm từ phía đông bắc gây ra thiệt hại đáng kể cho nhiều tòa nhà, các cơ sở chế biến dầu lớn nhất thế giới.
Nói một cách chính xác, Riyadh đã không đáp trả trong khi Washington ban hành nhiều lệnh trừng phạt. Điều này nhấn mạnh cách phát triển và phổ biến các loại đạn chính xác tầm xa của Iran mang lại lợi thế chiến lược thực sự.
Ngoài ra, theo Global Firepower, tổng dân số của Iran là hơn 83 triệu người, trong đó số người đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hàng năm là hơn 1,3 triệu người. Quân đội thường trực của họ có 523.000 quân nhân và lực lượng dự bị ít hơn một chút, ở mức 350.000 người.
Số liệu của Global Firepower về lực lượng máy bay quân sự Iran như sau: Tổng cộng không quân Iran có 509 phi cơ (xếp thứ 24 trên tổng số 137 nước và vùng lãnh thổ được xếp hạng). Trong số này có 142 máy bay tiêm kích (đứng hàng 17), và 165 máy bay cường kích (hạng 18). Số trực thăng của Iran cũng khá nhiều, với 126 chiếc (xếp thứ 34).
Về mặt xe tăng chiến đấu, lục quân Iran sở hữu 1,634 chiếc (xếp hạng 18 trên 137). Lượng xe chiến đấu thiết giáp của Iran cũng khủng, với 2.345 chiếc. Pháo binh Iran cũng rất “dữ dội” khi có tới 570 khẩu pháo tự hành và 2.128 pháo kéo (pháo kéo của Iran xếp hàng thứ 8 về số lượng). Riêng pháo phản lực của Iran đứng tận vị trí thứ 4, với 1.900 dàn phóng.
Theo danviet.vn
Khả năng tác chiến bất đối xứng của Nga khiến Mỹ quan ngại ra sao?
Năng lực tác chiến trong bối cảnh chiến tranh bất đối xứng của Nga đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, và tạo ra sự răn đe ngày càng lớn đối với Mỹ, nhất là tại chiến trường Syria.
Theo thông tin của tạp chí National Interest mới đây, Tổ nghiên cứu tác chiến bất đối xứng Lục quân Mỹ đã đưa ra báo cáo về hoạt động tác chiến của Nga tại Ukraine và Syria, qua đó tổng kết lại những đặc điểm và biểu hiện của Quân đội Nga trong chiến tranh bất đối xứng những năm gần đây. Từ đó, đưa ra phương hướng chỉ đạo trong huấn luyện và chiến thuật cho Quân đội Mỹ, để nâng cao khả năng đối phó "chiến tranh hỗn hợp" của Quân đội Nga.
Năng lực tác chiến bất đối xứng của Nga đã được khẳng định ở chiến trường Ukraine và Syria. Nguồn: Xinhua
Lực lượng chiến đấu dã chiến phối hợp hành động với lực lượng vũ trang khu vực
Theo báo cáo, trong cuộc xung đột Nga-Gruzia năm 2008, mặc dù Quân đội Nga đã đánh bại Quân đội Gruzia, nhưng Nga đã bộc lộ những hạn chế như khả năng thông tin thấp, binh sĩ có năng lực kém trong việc thích ứng với chiến trường. Để khắc phục những hạn chế này, Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc cải cách quy mô lớn để xây dựng lực lượng chiến đấu linh hoạt và hiệu quả hơn. Tổ nghiên cứu chiến tranh bất đối xứng của Mỹ chỉ ra rằng, nhóm chiến đấu dã chiến (BTG) hiệu quả cao, đa năng và linh hoạt đã trở thành các đơn vị chiến đấu cơ bản của Quân đội Nga, lực lượng này khi tham chiến tại các cuộc xung đột cấp khu vực đã thể hiện khả năng tác chiến mạnh mẽ.
Các BTG của Quân đội Nga về cơ bản bao gồm các sỹ quan chuyên nghiệp, căn cứ theo nhiệm vụ để tiến hành biên chế thêm các lực lượng như phòng không, pháo binh và tác chiến điện tử. Từ chiến trường Syria có thể thấy, các BTG của Nga thường chỉ sử dụng một nhóm tác chiến đa năng để chiến đấu với đối phương, lực lượng chủ lực có nhiệm vụ chi viện hỏa lực một cách chính xác.
Nga đã xây dựng lực lượng BTG hiệu quả trong môi trường chiến tranh bất đối xứng cấp khu vực. Nguồn: Xinhua
Do quy mô của BTG chỉ tương đương với một tiểu đoàn tăng cường, nên Quân đội Nga thường phối hợp với lực lượng vũ trang bản địa để triển khai hành động. Vị trí triển khai lực lượng vũ trang địa phương thường là tiền phương hoặc bên sườn của BTG, và nhiệm vụ của lực lượng này là chiếm lĩnh các cứ điểm quan trọng hoặc ổn định kết quả chiến đấu. Điều này sẽ không chỉ tăng cường sức mạnh của BTG, mà còn giảm thiểu tác động chính trị tiêu cực của các hoạt động xuyên biên giới của Nga.
"Hệ thống vũ khí ngăn chặn tiếp cận" hình thành sự răn đe
Báo cáo nhấn mạnh, việc phổ cập vũ khí hiện đại hóa của Quân đội Nga khác với Quân đội Mỹ, mang tính rõ ràng và thực tế hơn, do vậy, trong quá trình chiến đấu các vũ khí của Nga bố trí tại chiến trường đều có mục tiêu rõ ràng. Thông thường, Quân đội Nga sẽ triển khai một "hệ thống vũ khí ngăn chặn tiếp cận" ở khu vực cách xa chiến trường, dựa trên vũ khí phòng không tối tân và tên lửa đạn đạo chiến thuật, những loại vũ khí này sẽ ngăn chặn sự chi viện hỏa lực và hỗ trợ hậu cần của đối phương.
Tổ hợp S-400 Nga triển khai tại Syria đã phối hợp cùng nhiều vũ khí khác tạo nên "hệ thống ngăn chặn tiếp cận" hiệu quả. Nguồn: Xinhua
Tại Syria, Nga đã triển khai một số lượng lớn hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc S-400. Tại Ukraine, các lực lượng vũ trang địa phương cũng được Quân đội Nga hỗ trợ nhiều loại vũ khí phòng không. Điều khiến đối phương lo ngại là các tên lửa đạn đạo chiến thuật của Nga, như tên lửa Iskander. Những tên lửa này có khả năng tấn công và sức công phá mạnh mẽ, các hệ thống hỗ trợ hậu cần và trung tâm chỉ huy hậu phương của đối phương đều nằm trong phạm vi tấn công của chúng.
Trong tác chiến thực tế, Nga lấy năng lực tấn công tầm xa và phòng không làm hậu thuẫn, sử dụng lực lượng pháo binh thông thường làm lực lượng chiến đấu chủ lực. Để đảm bảo tính linh hoạt của các hành động, Pháo binh Nga được trang bị một số lượng lớn pháo tự hành và được triển khai càng xa càng tốt, lực lượng này sẽ phối hợp hành động chặt chẽ với các đơn vị bộ binh.
Để nâng cao hiệu quả tác chiến, các đơn vị Pháo binh Nga còn được trang bị máy bay không người lái để thực hiện các nhiệm vụ như trinh sát mục tiêu, hướng dẫn chỉ huy và đánh giá thiệt hại. Trên chiến trường ở Ukraine và Syria, các máy bay không người lái trinh sát tiên tiến đã trở thành nhân tố chính trong việc nâng cao sức mạnh của các đơn vị Pháo binh Nga.
Lực lượng pháo binh thông thường của Nga là lực lượng chiến đấu chủ lực trong chiến tranh bất đối xứng. Nguồn: Xinhua
Lấy tác chiến mạng và tác chiến thông tin làm phương tiện chính
Trong những năm gần đây, Nga ngày càng coi trọng tác chiến mạng và tác chiến thông tin, khả năng tác chiến mạng và tác chiến thông tin của Nga hiện nay có thể được coi là số một thế giới. Quân đội Nga hiện nay đã tuyển dụng hàng trăm tin tặc chuyên nghiệp và có khả năng tiến hành các cuộc tấn công mạng bất cứ lúc nào.
Cùng với đó, trong cấp chiến thuật, chiến dịch, Quân đội Nga cũng nhấn mạnh đến việc chế áp và phá hủy đường truyền thông tin của đối phương. Báo cáo cho rằng, Quân đội các nước phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống truyền tải thông tin thời gian thực và các hệ thống khống chế chỉ huy, kiểm soát thông tin phức tạp khác, Quân đội Nga đã nhận định chính xác điểm yếu này đồng thời không ngừng nâng cao khả năng tác chiến điện tử của mình để khai thác điểm yếu trên.
Hiện, lực lượng bộ đội tác chiến điện tử của Nga được trang bị số lượng lớn vũ khí điện từ, các loại vũ khí này được trang bị các phương thức chế áp và nghe lén hiệu quả, có thể tạo ra sự răn đe đối với hệ thống chỉ huy điện tử của các nước phương Tây.
Tác chiến điện tử của Nga hiện nay có thể được coi là số một thế giới. Nguồn: Xinhua
Đặc biệt, Quân đội Nga thậm chí còn có khả năng sử dụng hệ thống chỉ huy của đối phương đẻ đưa ra các thông tin giả, làm cho lực lượng tiếp nhận thông tin rơi vào "bẫy" và bị tiêu diệt. Mới đây nhất, tại chiến trương Syria, Nga đã triển khai hệ thống tác chiến điện tử mới nhất RB-341V Leer-3, trong đó, sử dụng UAV Orlan-10 để thu thập thông tin chiến trường, định vị vị trí mục tiêu và truyền hình ảnh, dữ liệu về trung tâm kiểm soát. Hệ thống này có thể đồng thời khống chế, giám sát hơn 30 mục tiêu. Mục tiêu của hệ thống là chế áp các trạm thông tin di động, máy phát tín hiệu vô tuyến điện của đối phương, trong đó có thể gửi thông tin giả cho đối phương.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Tiết lộ kho tên lửa đạn đạo đáng gờm của Iran Iran có lực lượng Không quân được xem là đáng gờm nhất khu vực, khiến cho Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia ở Trung Đông phải dè chừng. Ngăn chặn mối đe dọa từ các đối thủ trong khu vực là lý do chính để Tehran đầu tư mạnh mẽ, phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo lớn nhất ở Trung...