Mỹ huy động 18 máy bay thương mại để sơ tán dân từ Afghanistan
Chính quyền Tổng thống Joe Biden huy động 18 máy bay thương mại để vận chuyển người dân đã được sơ tán khỏi Afghanistan.
Binh sĩ Mỹ đến sân bay Kabul để đảm bảo an ninh cho việc sơ tán, ngày 20-8 – Ảnh: REUTERS
Người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết 18 máy bay từ các hãng hàng không bao gồm United Airlines, American Airlines và Delta sẽ tham gia vào cuộc sơ tán.
Video đang HOT
Tuy nhiên, máy bay không bay vào thủ đô Kabul của Afghanistan mà chỉ vận chuyển người từ các căn cứ của Mỹ ở Qatar, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đến các nước châu Âu và Mỹ.
Theo Hãng tin Reuters, để làm được điều này, Mỹ đã kích hoạt một chương trình đặc biệt. Đây là lần thứ ba trong lịch sử Mỹ kích hoạt chương trình này, lần đầu tiên là trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 và sau đó là cuộc chiến ở Iraq vào năm 2002.
Mỹ và các nước khác bao gồm Anh đã điều động vài ngàn quân để lo việc sơ tán công dân và người Afghanistan lo sợ Taliban trả thù.
Các quan chức Mỹ nói với Hãng tin Reuters rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã cân nhắc ảnh hưởng của động thái này đến hoạt động thương mại của các hãng hàng không.
Số lượng máy bay hạn chế là một trong những vấn đề mà cuộc di tản phải đối mặt. Các quan chức Mỹ đang bày tỏ sự thất vọng với phản ứng chậm chạp của Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao.
Với khoảng 5.800 binh sĩ đang bảo đảm an ninh cho sân bay Kabul, Washington ấn định thời hạn hoàn thành cuộc di tản lớn nhất mà Lầu Năm Góc từng thực hiện là vào ngày 31-8.
Theo Tổng thống Joe Biden, có tới 15.000 người Mỹ cần rời khỏi Afghanistan.
Phát hiện thêm về vấn đề trong hệ thống điện của máy bay Boeing 737 MAX
Theo một báo cáo công bố ngày 16/4, vấn đề tiềm ẩn liên quan đến hệ thống điện vốn đã khiến các hãng hàng không tạm dừng khai thác dòng máy báy Boeing 737 MAX trong tuần qua, tiếp tục được phát hiện ở những bộ phận khác của máy bay.
Máy bay Boeing 737 MAX thực hiện chuyến bay kiểm tra tại nhà máy của Boeing ở Seattle, Washington, Mỹ, ngày 30/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Boeing đã khuyến cáo các khách hàng kiểm tra và xác nhận "có dây tiếp đất đầy đủ cho một thiết bị trong hệ thống điện của máy bay". Nhưng tờ The Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ Boeing cho biết vấn đề trên còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của buồng điều khiển trên máy bay. Tuy nhiên, Boeing hiện chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này, nhưng trước đó đã cho biết hãng này có kế hoạch hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và sẽ hướng dẫn các khách hàng cách khắc phục vấn đề trên.
Tuần trước, các hãng hàng không Southwest Airlines, United Airlines và American Airlines cho biết đã đình chỉ hoạt động của máy bay Boeing 737 MAX sau thông báo của Boeing. Trong khi đó, Boeing cho biết đã gửi thông báo đến 16 hãng hàng không khai thác dòng máy báy 737 MAX. Cổ phiếu của Boeing ngay lập tức giảm 1,2%, xuống 248,18 USD sau các báo cáo về sự cố.
Vấn đề liên quan đến hệ thống điện nói trên là sự cố mới nhất đối với dòng máy bay từng bán chạy nhất của hãng Boeing. Máy bay 737 MAX đã bị cấm bay sau hai vụ tai nạn thảm khốc khiến 346 người thiệt mạng. Trong năm ngoái, việc dòng máy bay bán chạy bị cấm bay và nhu cầu đi lại toàn cầu suy giảm do dịch COVID-19 đã khiến "gã khổng lồ" Boeing phải đối mặt với 655 đơn hàng bị hủy hoặc bị chuyển đổi.
Đầu năm nay, FAA đã bãi bỏ lệnh cấm bay đối với dòng máy bay Boeing 737 MAX. Sau đó, hơn 160 trong số 195 cơ quan hữu quan trên khắp thế giới đã có động thái tương tự. Ngày 26/2 vừa qua, Australia tuyên bố sẽ dỡ bỏ lệnh cấm Boeing 737 MAX sau gần hai năm, trở thành nước đầu tiên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đưa ra quyết định này.
Đức, Mỹ khuyến cáo công dân tránh tới sân bay Kabul vì sơ tán hỗn loạn Cộng đồng quốc tế tiếp tục đau đầu vì tình hình tại Afghanistan. Trong khi Mỹ và Đức kêu gọi công dân tại Afghanistan tránh tới sân bay Kabul, Anh đã kêu gọi hợp tác cùng Nga và Trung Quốc để giải quyết cuộc khủng hoảng. Người sơ tán từ Afghanistan có mặt tại căn cứ không quân Torrejon, Madrid, Tây Ban Nha,...