Mỹ họp thượng đỉnh với khối Baltic giữa lúc căng thẳng với Nga
Lãnh đạo các quốc gia Baltic sẽ đề nghị sĩ Mỹ cử thêm binh sĩ và thúc đẩy phòng thủ ở phía đông NATO nhằm đề phòng Nga, khi họ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày , 4/4.
Các binh sĩ Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trong cuộc tập trận tại Ba Lan (Ảnh: AFP)
Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite, Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid và Tổng thống Latvia Raimonds Vejonis sẽ làm khách của Nhà Trắng trong tuần này, trong bối cảnh Washington dường như đang có lập trường cứng rắn hơn với Moscow.
Giọng điệu cứng rắn hơn của Tổng thống Trump đã làm giảm bớt các lo ngại phần nào trong khu vực Baltic về lập trường dường như hòa giải hơn đối với Kremlin khi ông Trump mới lên nắm quyền.
Một quan chức Lithuania giấu tên cho biết ba nhà lãnh đạo Baltic sẽ đề nghị Mỹ điều các tên lửa phòng không tầm xa Patriot thường xuyên hơn cho các cuộc tập trận. Họ cũng muốn các quốc gia Baltic trở thành một phần trong lá chắn tên lửa châu Âu của NATO.
“Tôi hi vọng Mỹ và các đồng minh hiểu rằng không phận của các quốc gia Baltic phải được bảo vệ và phòng thủ tốt hơn”, Tổng thống Grybauskaite của Lithuania cho biết trước chuyến đi.
Video đang HOT
“Việc các binh sĩ Mỹ hiện diện trên cơ sở luân phiên lâu dài tại tất cả các quốc gia Baltic là rất quan trọng”, bà Grybauskaite nói thêm.
Năm ngoái, NATO đã triển khai 4 đơn vị đa quốc gia tới Ba Lan và các quốc gia Baltic nhằm đề phòng sự gây hấn tiềm tàng từ phía Nga, trong khi quân đội Mỹ điều một tổ hợp tên lửa Patriot tới Lithuania để tập trận.
Hồi tháng 7, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã nêu ra khả năng triển khai các hệ thống Patriot tại Estonia.
Các quốc gia Baltic ban đầu rất lo ngại về tích cách không đáng tin cậy của ông Trump, và các động thái của ông trong cuộc tranh cử tổng thống, như nghi ngờ khối NATO hay tránh chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhưng quan điểm của công chúng đã phần nào thay đổi sau khi ông Trump cung cấp các tên lửa chống tăng cho Ukraine và gia tăng ngân sách cho các lực lượng Mỹ tại châu Âu.
Về phần mình, ông Trump dự kiến sẽ khen ngợi bộ 3 quốc gia Baltic vì đã đáp ứng các quy định của NATO về việc chi 2% GDP cho quốc phòng.
“Tổng thống muốn chứng tỏ rằng các quốc gia này đang đặt ra những tiêu chuẩn mà chúng tôi muốn các đồng minh làm theo, xét về mặt quốc phòng”, Đại sứ Mỹ tại Lithuania Anne Hall nói.
Thượng đỉnh Mỹ-Baltic cũng bao gồm một diễn đàn doanh nghiệp, nơi Lithuania dự kiến ký kết các thỏa thuận nhằm gia tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Lithuania, Estonia và Latvia đều đã tách ra khỏi Liên Xô cũ vào năm 1991 và gia nhập cả NATO và Liên minh châu Âu và năm 2004.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ lo tên lửa siêu thanh Nga, Trung Quốc
Nga và Trung Quốc đang qua mặt Mỹ trong việc phát triển công nghệ tên lửa siêu thanh. Đó là cảnh báo vừa được giới chức Lầu Năm Góc và các nghị sĩ Mỹ chủ chốt đưa ra.
Trong thông điệp liên bang đầu tháng 3 này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo một loạt vũ khí mới, trong đó có tên lửa siêu thanh mà ông khẳng định là "bất bại" trước các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Khoảng 1 tuần sau đó, Nga tuyên bố thử nghiệm thành công 1tên lửa siêu thanh. Trước đó, hồi tháng 11-2017, Trung Quốc đã thực hiện 2 thử nghiệm tên lửa siêu thanh mà theo đánh giá của Mỹ là có thể bắt đầu đi vào hoạt động năm 2020. Trong giai đoạn 2014-2016, nước này thực hiện ít nhất 7 vụ thử nghiệm liên quan đến công nghệ này.
Vào thời điểm nhà lãnh đạo Nga khoe vũ khí hiện đại, theo trang The Hill, Lầu Năm Góc quả quyết "không hề ngạc nhiên" và trấn an công chúng rằng quân đội Mỹ đã sẵn sàng ứng phó.
Tuy nhiên, tại buổi điều trần quốc hội vào tuần rồi, tướng John Hyten, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, cảnh báo Nga và Trung Quốc đang phát triển vũ khí siêu thanh mà các thế hệ vệ tinh, radar của Mỹ hiện không thể phát hiện được. Vì thế, theo đài CNN, tướng Hyten và các quan chức quốc phòng khác của Mỹ thúc giục phải khẩn cấp thay đổi hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tên lửa siêu thanh Kinzhal trang bị trên chiến đấu cơ MIG-31 Ảnh: RAF
"Lúc này đây, chúng ta bất lực" - thượng nghị sĩ Cộng hòa James Inhofe, thành viên Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, thừa nhận khi lên tiếng ủng hộ đầu tư nhiều hơn vào vũ khí siêu thanh và nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến.
Ông Thomas Karako, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), cũng cho rằng Washington thực sựtụt hậu so với Moscow và Bắc Kinh về vũ khí siêu thanh. Một phần nguyên nhân là Mỹ không đầu tư đủ mạnh để phát triển năng lực tên lửa siêu thanh và những hệ thống cần thiết để bắn hạ chúng.
Đáp lại những chỉ trích trên, giới chức Lầu Năm Góc cho biết đề xuất ngân sách sắp tới sẽ dành nhiều tiền hơn để thu hẹp khoảng cách với Nga và Trung Quốc. Chẳng hạn, ngân sách của tài khóa 2019 có khoản tiền 256,7 triệu USD dùng để phát triển tên lửa siêu thanh.
Theo Lục San
Người lao động
Nga củng cố thực lực khi Mỹ giăng "thiên la địa võng" sát sườn Hải quân Mỹ có 5 tàu tuần dương và 30 tàu khu trục gần biên giới Nga, bổ sung cho các hệ thống phòng thủ tên lửa đặt tại các quốc gia láng giềng của Nga, Tổng thống Vladimir Putin tiết lộ. Hải quân Mỹ có 5 tàu tuần dương và 30 tàu khu trục gần biên giới Nga. Ảnh: AFP. Tổng thống...