Mỹ họp báo về lịch trình của ông Obama tại Việt Nam
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama không chỉ mở ra một chương mới trong quan hệ song phương, mà còn đánh dấu sự kiện bước ngoặt trong việc duy trì ổn định khu vực.
Trực thăng Marine One được lắp đặt hoàn chỉnh tại sân bay Nội Bài.T.H.B
Trong cuộc họp báo tại Trung tâm báo chí nước ngoài tại Washington D.C ngày 18.5 (giờ Mỹ), Giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh quốc gia về sự vụ châu Á Daniel Kritenbrink đã cung cấp khái quát lịch trình của Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới.
Theo đó, Không lực Một sẽ chở phái đoàn do ông Obama dẫn đầu rời thủ đô Washington vào ngày 21.5 (giờ địa phương) và đến thẳng Hà Nội. Tại đây, ngoài một loạt các cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo Việt Nam, ông Obama dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng về quan hệ Việt Nam – Mỹ. Trong chặng dừng tại TP.HCM, chủ nhân Nhà Trắng sẽ gặp gỡ các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á, giới doanh nhân và cộng đồng thương mại.
Rường cột trong chính sách châu Á
Theo nhận định của ông Kritenbrink, chuyến thăm Việt Nam và Nhật Bản đã được lên kế hoạch phù hợp với cam kết tổng thể của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Chúng tôi cho rằng chuyến thăm này biểu thị hai yếu tố chính của chính sách tái cân bằng. Đầu tiên, xây dựng những quan hệ đối tác mới với các thế lực mới nổi trong khu vực như Việt Nam; và thứ hai là tăng cường vị thế của quan hệ đồng minh, tất nhiên bao gồm Nhật Bản, là trung tâm của chiến lược đang theo đuổi tại châu Á”, ông Kritenbrink nói.
Ông cho biết tổng thống sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về những cách thức khai thác mối quan hệ toàn diện song phương để tiến tới hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, quan hệ nhân dân hai nước, an ninh… và các vấn đề toàn cầu lẫn khu vực.
Về vấn đề hợp tác an ninh, ông Kritenbrink nói rõ rằng một trong những đặc điểm giúp định hình quan hệ đối tác trong thế kỷ 21 với Việt Nam chính là việc hai nước đều chia sẻ cam kết cùng ủng hộ cho một trật tự dựa trên luật lệ tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi các nước có thể theo đuổi mục tiêu một cách hòa bình và phù hợp với luật quốc tế.
“Quan hệ quân sự của chúng tôi bao trùm nhiều lĩnh vực, từ hỗ trợ nhân đạo, hợp tác cứu trợ thiên tai đến gìn giữ hòa bình. Chúng tôi đang mong đợi sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại với những nhà lãnh đạo Việt Nam về cách thức Mỹ có thể hợp tác với phía Việt Nam để củng cố năng lực an ninh biển của nước này”, ông Kritenbrink phát biểu.
Video đang HOT
Không lực Một sẽ chở phái đoàn do ông Obama dẫn đầu rời thủ đô Washington vào ngày 21.5 (giờ địa phương) và đến thẳng Hà Nội. REUTERS
Lợi ích đôi bên
Về phần mình, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel cũng nhấn mạnh vị thế của Việt Nam trong chuyến thăm lịch sử, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực ủng hộ và cổ vũ cho sự phát triển và đoàn kết của ASEAN.
“Việt Nam hiển nhiên là đối tác trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam là đối tác tán thành luật Biển và thượng tôn pháp luật trên biển theo hướng giải quyết hòa bình các căng thẳng và xung đột tại Biển Đông. Việt Nam là đối tác trong việc duy trì con sông Mê Kông quan trọng như là một nguồn sinh kế cho hàng triệu người và các quốc gia nằm dọc theo bờ con sông này”, ông Russel phát biểu.
“Rõ ràng là quan hệ song phương mạnh mẽ hơn với quốc gia năng động có dân số khoảng 90 triệu người, vốn là đối tác ngày càng quan trọng trong tất cả các vấn đề, mang lại lợi ích cho cả hai nước”, theo nhà ngoại giao.
Ông Russel cũng nhấn mạnh rằng thậm chí trong mùa bầu cử hiện tại, lưỡng đảng tại quốc hội vẫn đạt đồng thuận về tầm quan trọng của việc đối diện quá khứ, tiến đến tương lai, và củng cố quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định rằng chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ đánh dấu một bước phát triển tích cực nữa trong quan hệ song phương.
“Hiện Việt Nam là một đối tác khu vực với tầm quan trọng ngày càng được nâng cao, đồng thời tán thành những trật tự dựa trên luật lệ tại châu Á – Thái Bình Dương: tự do đi lại trên biển, hoạt động thương mại mở và giải quyết hòa bình cho các tranh chấp quốc tế”, ông nói.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Tổng thống Obama thăm Việt Nam từ 22.5
Tối 10.5, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức ra thông cáo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 - 25.5.2016.
Ông Daniel Russel tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 10.5 tại Hà Nội T.Sơn
Theo tin từ Nhà Trắng cùng ngày, Tổng thống Obama dự kiến hội đàm với các lãnh đạo Việt Nam về tăng cường quan hệ đối tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, nhân quyền, những vấn đề khu vực và quốc tế...
Tại Hà Nội và TP.HCM, ông Obama sẽ có bài phát biểu về quan hệ song phương, thảo luận về tầm quan trọng của việc thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay, gặp gỡ thành viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), các hội nhóm và cộng đồng doanh nghiệp.
Sau Việt Nam, ông Obama sẽ đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Nhà Trắng khẳng định chuyến công du lần này làm nổi bật thêm chính sách tái cân bằng sang châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ giữa Mỹ với khu vực về ngoại giao, kinh tế và an ninh.
Sau Việt Nam, ông Obama sẽ đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7 Reuters
Không thay đổi dù ai là Tổng thống
Cũng trong ngày 10.5, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã gặp gỡ báo chí tại Hà Nội về chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Trả lời câu hỏi về việc ông Obama sắp mãn nhiệm và chính sách đối với Việt Nam của chính quyền mới, ông Russel khẳng định: "Chính sách của Mỹ là ủng hộ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam" và "dù là tổng thống nào thì chính sách đối ngoại của Mỹ cũng luôn ủng hộ thúc đẩy các lợi ích đảm bảo nguyên tắc của Mỹ. Các lợi ích và nguyên tắc của Mỹ thì luôn nhất quán vì vậy các bạn có thể mong đợi rằng các chính sách của chính phủ mới cũng sẽ nhất quán như vậy".
Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết chuyến thăm của Tổng thống Obama được tổ chức theo nguyên tắc "quá khứ, hiện tại và tương lai". Cụ thể, ông Obama sẽ thảo luận về giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại như hợp tác rà phá bom mìn, tìm kiếm hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ, xử lý các khu vực nhiễm dioxin... Hai bên cũng sẽ trao đổi về việc tăng cường các chương trình, hoạt động nhằm giải quyết các thách thức ngày càng gia tăng trong phạm vi khu vực và toàn cầu.
"Tăng cường quan hệ đối tác Việt - Mỹ là một thành tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ", ông Russel nói đồng thời nhấn mạnh thông điệp của chuyến thăm là một nước Việt Nam vững mạnh, an toàn, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng nhân quyền phổ quát và pháp quyền sẽ không chỉ phục vụ lợi ích của người dân Việt Nam mà còn đáp ứng lợi ích của Mỹ.
Tăng cường hợp tác an ninh biển
Liên quan đến hợp tác kinh tế song phương, ông Russel nhấn mạnh Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện TPP, hiệp định có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực và thế giới mà Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập. Hai bên cũng sẽ trao đổi về việc hợp tác ứng phó một loạt thách thức khu vực và toàn cầu như biến đổi khí hậu, chống bệnh dịch truyền nhiễm, thách thức của khủng bố quốc tế...
Đặc biệt, an ninh biển cũng sẽ là một nội dung quan trọng trong chuyến thăm và "sẽ được thảo luận kỹ". Theo ông Russel, Việt Nam và Mỹ hợp tác để "thúc đẩy trật tự dựa trên nguyên tắc và giải quyết căng thẳng nghiêm trọng ở Biển Đông, nhằm bảo đảm quyền của tất cả các bên và luật pháp quốc tế được tôn trọng, bảo đảm mỗi nước liên quan đến tranh chấp cần xuống thang, giảm căng thẳng".
Ông Russel khẳng định Biển Đông là mối quan tâm lớn của nhiều nước chứ không chỉ của các nước tuyên bố chủ quyền và đã có nhiều nước bày tỏ quan tâm sâu sắc về các hành động của Trung Quốc trong việc cải tạo các thực thể, quân sự hóa trên Biển Đông. Theo ông, Mỹ không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền nhưng đứng về phía luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật Biển quốc tế.
Trả lời câu hỏi về các chuyến hải hành của tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc xây đắp phi pháp trên Biển Đông, trợ lý Ngoại trưởng Russel nói quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế là dành cho tất cả các nước. "Nếu một tàu hải quân không thực hiện được quyền chính đáng của mình theo luật pháp quốc tế thì sao các tàu cá, tàu hàng có thể thực hiện quyền đó mà không bị các nước lớn khác ngăn cản?", ông đặt vấn đề.
Về thông tin Mỹ sắp tới có thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, ông Russel cho biết Mỹ chưa có quyết định nào nhưng đây là vấn đề được xem xét định kỳ thường xuyên.
Ông Russel cũng hé lộ hai bên sẽ thảo luận về mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền và cải cách pháp luật, vốn đã được liên tục trao đổi thông qua nhiều hình thức như các vòng đối thoại hay các cuộc gặp của quan chức cấp cao.
Trung Sơn
Theo Thanhnien
Quan chức Mỹ tiết lộ lịch trình của Tổng thống Obama tại Việt Nam Hai quan chức cấp cao Mỹ hôm qua tổ chức họp báo, công bố các nội dung đàm phán trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters. Giám đốc Cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia về Các vấn đề châu Á Daniel Kritenbrink và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Các...