Mỹ hối thúc Trung Quốc về các tranh chấp Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua đã thuyết phục Trung Quốc đồng ý về một bộ quy tắc ứng xử để tránh các vụ va chạm ở Biển Đông sau khi Philippines cáo buộc Bắc Kinh tăng cường ồ ạt các hoạt động quân sự.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.
Ông Kerry đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 (AMM-46) diễn ra tại Brunei.
Một năm sau khi một nỗ lực được Mỹ ủng hộ về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông đổ vỡ ở Campuchia, chủ nhà Brunei năm nay đã tìm kiếm giọng điệu mềm dẻo hơn, với việc Trung Quốc hôm 30/6 nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán về việc thiết lập một bộ quy tắc như vậy.
“Chúng tôi rất hi vọng nhìn thấy tiến triển về một bộ quy tắc ứng xử nhằm giúp đảm bảo sự ổn định tại khu vực quan trọng này”, ông Kerry nói trong một cuộc gặp với các ngoại trưởng ASEAN.
Các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông có nguy cơ bùng nổ, khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, vấp phải những chỉ trích từ các quốc gia cùng có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này rằng Bắc Kinh đang tìm cách nắm quyền kiểm soát các đảo tranh chấp.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Kerry cho hay Mỹ nhìn thấy “lợi ích quốc gia” trong việc đảm bảo tự do hàng hải trong vùng biển vốn có vai trò sống còn đối với thương mại thế giới.
Ông Kerry đã tái khẳng định sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rằng Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp riêng rẽ nhưng có “lợi ích mạnh mẽ” trong sự an toàn ở Biển Đông.
Hôm 30/6, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã nói với những người đồng cấp ASEAN rằng Trung Quốc bắt đầu tăng cường quân sự lớn ở Biển Đông và hành động của nước này “gây ra các thách thức nghiêm trọng cho khu vực”.
Trung Quốc lâu nay không muốn đi tới một bộ quy tắc ứng xử với khối ASEAN và luôn khăng khăng rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán riêng lẻ với từng quốc gia.
Năm ngoái, Hội nghị AMM 45 tại Campuchia đã lần đầu tiên kết thúc mà không đưa ra được tuyên bố chung do bất đồng liên quan đến vấn đề tranh chấp biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có mặt Brunei để tham dự hội nghị AMM 46 và đây là lần đầu tiên ông tới thăm Đông Nam Á kể từ khi nhậm chức hồi tháng 2.
Theo Dantri
Ấn Độ nhập thêm vũ khí từ Mỹ
Chuyến thăm ba ngày từ 23 tới 25/6 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hứa hẹn sẽ mang đến một loạt các hợp đồng buôn bán vũ khí trị giá tới hàng tỷ USD giữa nước này và Ấn Độ
Máy bay vận tải quân sự C-17 do Mỹ chế tạo. Ảnh: Wikipedia
Ấn Độ hiện là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, và đang chuẩn bị một khoản ngân sách mới để hiện đại hóa quốc phòng, trong giai đoạn từ nay tới năm 2022. Trong chuyến đi lần này, Mỹ dự kiến sẽ cùng New Delhi ký được các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD để mua máy bay trực thăng, súng cối, hệ thống vũ khí và bệ phóng tên lửa.
Ngoài việc thúc đẩy các bản hợp đồng về quốc phòng, chuyến thăm của ông Kerry còn nhằm kết thúc hợp đồng về hạt nhân giữa hai nước.
Theo chuyên gia về chính sách đối ngoại và chiến lược Matthew Hoey, người đang làm việc tại Boston, thì: "Mỹ hoàn toàn có thể trở thành nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu cho Ân Độ, nếu những hạn chế cuối cùng trong khâu xuất khẩu vũ khí giữa hai nước được dỡ bỏ".
"Mong muốn tăng cường sức mạnh quân sự của Ấn Độ được hoàn thiện phần nào thông qua hợp đồng mua thêm 6 chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, với trị giá gần 1 tỷ USD", Hoey nói thêm.
Một nguồn tin thân cận cũng cho hay: "Hai nước đang tiến hành một số phiên thảo luận liên quan tới việc Ấn Độ muốn mua thêm 6 máy bay lên thẳng C-130J của hãng Lockheed Martin. Các đơn đặt hàng cho ba chiếc đã được chuyển đi. Không quân Ấn Độ cũng dự kiến sẽ nhận thêm 10 chiếc máy bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III, trị giá 5 tỷ USD. Việc chuyển giao chiếc máy bay này dự kiến sẽ thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2015. Cũng giống như trường hợp của máy bay C-130J, IAF cũng có kế hoạch nâng phi đội C-17 lên thêm 10 chiếc nữa".
Chỉ trong 5 năm qua, nước Mỹ đã nhận được không ít những hợp đồng mua bán vũ khí béo bở từ Ấn Độ, bao gồm phi vụ bán 8 chiếc máy bay tuần tra biển P-81 một máy bay chống tầu ngầm của hãng Boeing trị giá 2,1 tỷ USD. Chỉ trong năm 2011, Mỹ đã kiếm được 4,5 tỷ USD từ các thương vụ mua sắm vũ khí với New Delhi, trong khi tổng số tiền Ấn Độ bỏ ra mua vũ khí của Mỹ trong 10 năm gần đây từ số 0 đã lên đến 10 tỷ USD.
Ngay trước chuyến thăm của ông Kerry, Andrew Shapiro, trợ lý bộ trường ngoại giao phụ trách những vấn đề chính trị và quốc phòng của Mỹ đã phát biểu rằng, ngoài việc chuẩn bị các hợp đồng bán vũ khí với Ấn Độ, "chúng tôi nghĩ rằng sẽ còn có thêm hàng tỷ USD nữa được ký kết trong vài năm tới".
Cũng trong bài phát biểu của mình, Shapiro đã nhắc lại lời Ashton Carter, người khởi xướng sáng kiến bán vũ khí cho Ấn Độ, rằng: "chúng tôi nghĩ rằng đang đạt được một số tiến triển tốt và hy vọng sẽ hướng tới một nhịp độ thậm chí còn lớn hơn trong thương vụ bán vũ khí cho Ấn Độ".
Ông Kerry cũng sẽ thúc đẩy hiệp định hạt nhân giữa hai nước. Mỹ muốn sớm kết thúc bản hiệp định làm việc về các lò phản ứng hạt nhân và dàn xếp xong vấn đề về trách nhiệm dân sự, nhằm tạo điều kiện để bắt đầu các thương vụ về thương mại hạt nhân.
Kim ngạch buôn bán hai chiều Mỹ - Ấn hiện ở mức 60 tỷ USD, và một khi hợp đồng hạt nhân được thực hiện, nó sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới với Ấn Độ Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tối qua tới thủ đô New Dehli, bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ đầu tiên kể từ khi nhậm chức nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cử chỉ rất ngoại giao sau khi kết thúc bài phát biểu về quan hệ đối tác chiến lược...