Mỹ hối thúc ông Tập Cận Bình ngừng quân sự hóa Biển Đông
Mỹ ngày 26/2 hối thúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuân thủ cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa nhằm phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Theo Reuters, Cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Dan Kritenbrink đã đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Trung Quốc và Mỹ “lời qua tiếng lại” về việc Trung Quốc điều tên lửa, máy bay chiến đấu và radar lên các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Hình ảnh đảo Phú Lâmthuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dưng các công trình quân sự trên đó. Ảnh Reuters
Trước đó, hồi tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ không quân sự hóa khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, sau cam kết này, Trung Quốc vẫn không dừng các hoạt động xây dựng các công trình quân sự phi pháp của mình, trong đó bao gồm các đường băng và các trạm radar.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc càng gia tăng sau khi Trung Quốc điều hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 đến đảo Phú Lâm [thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng phi pháp- ND].
Ông Dan Kritenbrink tuyên bố: “Chúng tôi cho rằng sẽ tốt nếu như cam kết không quân sự hóa của ông Tập Cận Bình được thực thi trên toàn Biển Đông. Chúng tôi sẽ hối thúc Trung Quốc và các nước khác trong khu vực kiềm chế và không thực hiện những hành động làm leo thang căng thẳng”.
Trước đó, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cáo buộc Trung Quốc “đang làm thay đổi hiện trạng” ở Biển Đông và khẳng định Mỹ sẽ tăng cường các cuộc tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.
Đáp lại, Trung Quốc ngang nhiên cho rằng, những căn cứ quân sự mà mình xây dựng trên Biển Đông là “hoàn toàn hợp pháp”. Thậm chí Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn tuyên bố, Bắc Kinh hy vọng sẽ không phải chứng kiến việc Mỹ điều các máy bay ném bom hay tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đến tuần tra trong khu vực.
Cũng trong tuyên bố của mình, ông Kritenbrink cũng nhắc lại quan điểm rằng, Trung Quốc cần tuân thủ phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế dự kiến đưa ra vào giữa năm 2016, liên quan đến vụ Philippines kiện nước này ở Biển Đông.
Video đang HOT
Dù là nước phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển được áp dụng trong vụ kiện này, Trung Quốc vẫn lên tiếng phủ nhận tính pháp lý của Tòa Trọng tài Quốc tế và từ chối tham gia tranh tụng.
Ông Kritenbrink nhấn mạnh: “Khi phán quyết được đưa ra, nó sẽ có hiệu lực với cả 2 bên tham gia vụ kiện. Đó sẽ là thời điểm quan trọng mà tất cả các nước trong khu vực cần phải dõi theo”./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Chuyên gia Mỹ đề xuất đưa thêm vũ khí đến Biển Đông
Các chuyên gia quân sự kiến nghị Lầu Năm Góc có thể triển khai thêm các vũ khí như pháo tự hành đến gần khu vực Biển Đông để đối phó với quá trình quân sự hóa của Trung Quốc.
Lựu pháo tự hành M109 Paladin khai hỏa trong một cuộc tập trận. Ảnh: Military
Business Insider dẫn lời quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc cho biết, những động thái gần đây của Trung Quốc buộc Mỹ phải xem xét lại kế hoạch triển khai lực lượng gần khu vực Biển Đông. Tuy chưa có quyết định cụ thể, nhưng Lầu Năm Góc được cho là đang cân nhắc việc triển khai pháo tự hành đến gần khu vực để hoạt động như một vũ khí phòng thủ.
"Chúng ta có thể sử dụng pháo mặt đất để loại bỏ các mối đe dọa đến từ trên không khi đối phương cố gắng tấn công chúng ta bằng tên lửa tầm xa", vị quan chức nói. Tuy nhiên, việc triển khai vũ khí này cần có sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Washington đã cam kết đảm bảo tự do hàng hải nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Do đó, Mỹ hoàn toàn có thể tìm cách triển khai thêm vũ khí để tăng cường vị thế trong khu vực.
Trung tá Bill Urban, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết: "Chúng tôi đang hợp tác với các đối tác và đồng minh trong khu vực để tăng cường khả năng an ninh hàng hải của họ". Tuy nhiên, ông không đề cập đến khả năng triển khai thêm vũ khí ở Biển Đông.
Dùng pháo hạng nặng để phòng không
Kris Osborn, chuyên gia về các vấn đề quân sự, đồng thời là bình luận viên cho CNN Headline News nói với Scout Warrior - trang mạng về các vấn đề quân sự có trụ sở tại New York, rằng Lầu Năm Góc có thể triển khai pháo tự hành M109 Paladin hay pháo kéo xe M777 đến gần Biển Đông.
Lựu pháo tự hành Paladin với ưu điểm khả năng cơ động cao có thể di chuyển liên tục để tấn công và tránh đối phương phản pháo. Trong khi đó, M777 tuy là pháo kéo xe nhưng cũng dễ dàng triển khai hay thu hồi ở nhiều vị trí khác nhau.
Binh sĩ Mỹ bắn pháo kéo xe M777 tại một vị trí đóng quân ở Afghanistan. Ảnh:Flickr/ Jonathan Mallard
Ông Osborn cho rằng, Mỹ có thể sử dụng pháo binh chuyên tấn công mặt đất để hoạt động như một vũ khí phòng thủ trên không. Pháo tự hành M109 hay M777 có thể bắn đạn pháo dẫn hướng bằng GPS Excalibur cho phép tiêu diệt các mục tiêu trên không như máy bay chiến đấu, do thám, đạn pháo, tên lửa của đối phương.
Đạn pháo Excalibur có thể tấn công mục tiêu ở cự ly 40 km với sai số chỉ khoảng 4 m. Osborn nhận định, việc chuyển đổi công nghệ điều khiển hỏa lực để tấn công trên không hoàn toàn có thể thực hiện được.
Việc chuyển đổi mục đích tấn công mặt đất sang phòng không cho phép tăng số lượng vũ khí phòng thủ bên cạnh các hệ thống phòng không như Patriot hay THAAD. Mặt khác, sử dụng pháo binh làm nhiệm vụ phòng không giúp giảm chi phí so với dùng các tên lửa đánh chặn trị giá hàng triệu USD để tiêu diệt các mục tiêu rẻ tiền.
Giải pháp này cho phép Mỹ đối phó hiệu quả với sự trỗi dậy và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc trong bối cảnh ngân sách quốc phòng ngày một thu hẹp.
Hỗ trợ tái cân bằng châu Á
Việc sử dụng tiềm năng vũ khí truyền thống theo cách thức mới là một phần trong học thuyết "Strategic Capabilities Office" (SCO) do Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đề xuất. Mục tiêu của chương trình là tái trang bị các phương tiện chiến đấu cũ với vũ khí công nghệ cao thế hệ mới.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ. Ảnh: USAF
Trong học thuyết SCO, các vũ khí cũ sẽ hoạt động cùng với các phương tiện chiến đấu tiên tiến. Ví dụ, máy bay chiến đấu thế hệ năm như F-22 hay F-35 sẽ đóng vai trò trinh sát và chỉ thị mục tiêu phía trước cho máy bay ném bom chiến lược B-52.
Chương trình SCO cho phép Mỹ nhanh chóng tăng cường sức mạnh để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc mà không tốn nhiều thời gian để phát triển các vũ khí mới.
Các quan chức Lầu Năm Góc từng nhấn mạnh rằng, SCO là bộ khung quan trọng để triển khai vũ khí tại nhiều địa điểm khác ở châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược "tái cân bằng".
Kế hoạch triển khai pháo tự hành Paladin hay pháo kéo xe M777 ở gần Biển Đông nếu có sẽ là một ví dụ điển hình về việc làm thế nào để thực hiện khung chiến lược đó.
Trước đó, Mỹ đã triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo THAAD đến đảo Guam và đang xem xét đưa hệ thống này đến Hàn Quốc.
Ngoài ra, một số quan chức quân đội từng đề cập đến khả năng đưa hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS đến châu Á-Thái Bình Dương. ATACMS có thể đánh trúng mục tiêu ở cự ly 300 km.
Quốc Việt
Theo Zing News
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm 3 nước Trung Đông Hôm nay (19/1), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức 3 nước Trung Đông gồm Saudi Arabia, Ai Cập và Iran. Đây là lần đầu tiên trong vòng 14 năm nguyên thủ Trung Quốc đến thăm Iran và là lần đầu tiên trong vòng 12 năm đến thăm Ai Cập. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, mục...