Mỹ hối thúc Nga nhanh chóng thực thi thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine
Ngày 22/7, Mỹ đã kêu gọi Nga nhanh chóng dỡ bỏ việc phong tỏa các cảng của Ukraine để nước này có thể tiến hành xuất khẩu ngũ cốc theo thỏa thuận hai bên vừa ký
Tàu container neo tại cảng Berdyansk, miền Đông Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby nói rõ: “Chúng tôi thực sự mong đợi thỏa thuận sẽ được triển khai nhanh chóng để giúp những người dễ bị tổn thương nhất không rơi vào tình trạng mất an ninh (lương thực – PV) và suy dinh dưỡng nặng hơn”. Ông Kirby cũng bày tỏ hy vọng thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian này có điều khoản đủ tốt để có thể giám sát sự tuân thủ của các bên.
Trước đó cùng ngày, dưới sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ, Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine ra các thị trường thế giới nhằm giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Theo đó, các tàu chở ngũ cốc của Ukraine sẽ được ra vào 3 cảng ở thành phố Odessa trên Biển Đen. LHQ hy vọng thỏa thuận sẽ được thực thi đầy đủ trong vài tuần tới để có thể khôi phục lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine về mức trước khi xảy ra cuộc xung đột là 5 triệu tấn/tháng.
LHQ, Liên minh châu Âu (EU) và lãnh đạo nhiều nước đã hoan nghênh thỏa thuận này, đồng thời bày tỏ hy vọng việc thực thi thỏa thuận không chỉ giúp bình ổn thị trường lương thực thế giới mà còn giúp mở ra triển vọng hòa bình cho cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay.
Tàu hàng chở 7.000 tấn ngũ cốc rời cảng Ukraine
Hãng thông tấn AFP ngày 30/6 đưa tin một tàu buôn chở 7.000 tấn ngũ cốc vừa khởi hành từ Berdyansk (Ukraine), cảng hiện do các lực lượng Nga kiểm soát.
Ông Evgeny Balitski, người đứng đầu chính quyền thành phố Đông Nam Berdyansk, thông báo trên kênh Telegram: "Sau nhiều tháng trì hoãn, tàu buôn đầu tiên đã rời khỏi cảng thương mại Berdyansk, chở theo 7.000 tấn ngũ cốc hướng đến các quốc gia thân thiện".
Ukraine là nhà sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu chính trên thế giới, song xuất khẩu của nước này đã giảm mạnh kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine. Kiev đang nỗ lực xuất khẩu qua đường bộ, đường sông và đường sắt.
Việc giảm sản lượng và xuất khẩu ngũ cốc đã làm dấy lên quan ngại về nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, trong khi các lệnh trừng phạt phương Tây nhằm vào Nga cũng góp phần đẩy giá lương thực, dầu ăn, phân bón và năng lượng tăng cao.
Theo người phát ngôn Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) Thomson Peary, tình hình ở Ukraine có thể dẫn đến nạn đói toàn cầu. Ông Peary cho biết Ukraine và Nga chiếm 30% lượng lúa mì xuất khẩu trên thế giới, 20% lượng ngô xuất khẩu và 76% nguồn cung hạt hướng dương, vì vậy, mọi sự gián đoạn trong sản xuất hoặc nguồn cung đều có nguy cơ dẫn đến tình trạng giá cả lương thực tăng vọt.
LHQ đã kêu gọi cả Ukraine và Nga cũng như nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ tham gia thảo luận về việc thiết lập một hành lang trên biển giúp nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc an toàn.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã tổ chức các cuộc thảo luận trực tiếp với Nga và LHQ về việc thiết lập một hành lang an toàn trên biển, tuy nhiên cho biết để tiến tới thỏa thuận, các bên còn nhiều việc cần phải làm.
Để ký kết thỏa thuận, Moskva yêu cầu các nước phương Tây phải dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón trong khi Kiev muốn có đảm bảo an ninh tại các cảng. Ankara cho rằng các yêu cầu trên là chấp nhận được.
Ukraine có thể 'xả kho' ngũ cốc qua 4 ngả đường này Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc đang tích cực thảo luận để giải quyết số ngũ cốc bị ùn ứ ở Ukraine. Để đạt được mục tiêu đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng lập một trung tâm ngũ cốc ở Istanbul. Máy gặt liên hợp làm việc trên cánh đồng lúa mì ở Ukraine. Ảnh: Getty Images/TTXVN Hãng thông...